A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lí. Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
- Phát biểu được thế nào là sai số trong các phép đo vật lí.
- Phân biệt được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.
2. Kỹ năng:
- Xác định sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.
- Tính sai số của phép đo trực tiếp.
- Tính sai số của phép đo gián tiếp.
- Viết đúng kết quả phép đo với các chữ số có nghĩa cần thiết.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số dụng cụ đo như thước, nhiệt kế.
- Biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm.
- Nội dung ghi bảng
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Học kì I - Tiết 12: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5.9.2010
Phần1:CƠ HỌC.
Chương 1:ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM.
Tiết 12 SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lí. Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp..
- Phát biểu được thế nào là sai số trong các phép đo vật lí..
- Phân biệt được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.
2. Kỹ năng:
- Xác định sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.
- Tính sai số của phép đo trực tiếp.
- Tính sai số của phép đo gián tiếp.
- Viết đúng kết quả phép đo với các chữ số có nghĩa cần thiết.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số dụng cụ đo như thước, nhiệt kế.
- Biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm.
- Nội dung ghi bảng
I. Phép đo các đại lượng vật lí – Hệ đơn vị SI.
1. Phép đo các đại lượng vật lí.
Phép đo một đại lượng vật lí là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được qui ước làm đơn vị.
+ Công cụ để so sánh gọi là dụng cụ đo.
+ Đo trực tiếp : So sánh trực tiếp qua dụng cụ.
+ Đo gián tiếp : Đo một số đại lượng trực tiếp rồi suy ra đại lượng cần đo thông qua công thức.
2. Đơn vị đo.
Hệ đơn vị đo thông dụng hiện nay là hệ SI.
Hệ SI qui định 7 đơn vị cơ bản : Độ dài : mét (m) ; thời gian : giây (s) ; khối lượng : kilôgam (kg) ; nhiệt độ : kenvin (K) ; cưòng độ dòng điện : ampe (A) ; cường độ sáng : canđêla (Cd) ; lượng chất : mol (mol).
II. Sai số của phép đo.
1. Sai số hệ thống.
Là sự sai lệch do phần lẻ không đọc được chính xác trên dụng cụ (gọi là sai số dụng cụ DA’) hoặc điểm 0 ban đầu bị lệch.
Sai số dụng cụ DA’ thường lấy bằng nữa hoặc một độ chia trên dụng cụ.
2. Sai số ngẫu nhiên.
Là sự sai lệch do hạn chế về khả năng giác quan của con người do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
3. Giá trị trung bình.
4. Cách xác định sai số của phép đo.
Sai số tuyệt đối của mỗi lần đo :
DA1 = ; DA1 = ; .
Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo :
Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số tuyệt đối trung bình và sai số dụng cụ :
5. Cách viết kết quả đo.
A =
6. Sai số tỉ đối.
7. Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp.
Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.
Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
Nếu trong công thức vật lí xác định các đại lượng đo gián tiếp có chứa các hằng số thì hằng số phải lấy đến phần thập phân lẻ nhỏ hơn ttổng các sai số có mặt trong cùng công thức tính.
Nếu công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp và các dụng cụ đo trực tiếp có độ chính xác tương đối cao thì có thể bỏ qua sai số dụng cụ.
2. Học sinh:
- Ôn tập về chuyển động cơ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1 (...phút): Tìm hiểu các khái niệm về phép đo.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu hs đọc sgk, trình bày các khái niệm
sai số, các loại sai số và cách hạn chế sai số.
- Nêu câu hỏi về sai số...
- Nhận xét câu trả lời.
- Nhắc lại các đơn vị cơ bản.
- Hướng dẫn phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp sai.
-Đọc sgk, tìm hiểu về sai số, các loại sai số, nguyên nhân và cách hạn chế sai số
-Trả lời câu hỏi về sai số...
-Trình bày cách đo và tính sai số.
- Cho ví dụ về phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
Hoạt động 2 (...phút): Tìm hiểu về sai số của phép đo.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Yêu cầu hs xem sgk.
- Giới thiệu về sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.
- Giới thiệu sai số dụng cụ.
- Phân biệt sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên
-Trả lời câu hỏi và ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 3 (...phút): Xác định sai số của phép đo.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giới thiệu hs một số dụng cụ đo.
- Giới thiệu về sai số ngẫu nhiên và sai số tuyệt đối.
- Giới thiệu cách tính gần đúng nhất với giá trị thực của phép đo một đại lượng.
- Giới thiệu cách tính sai số tuyệt đối và cách viết kết quả đo.
- Giới thiệu sai số tỉ đối.
Xác định giá trị trung bình của đại lượng A trong n lần đo.
Tính sai số tuyệt đối mỗi lần đo và sai số ngẫu nhiên.
Tính sai số tuyệt đối của phép đo và viết kết quả đo của địa lượng A.
Tính sai số tỉ đối của phép đo.
Hoạt động 4 (...phút): Tìm hiểu về sai số của phép đo gián tiếp.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giới thiệu qui tắc tính sai số của tổng và tích.
- Đưa ra bài toán áp dụng
- Xác định sai số của phép đo gián tiếp
Hoạt động 4 (...phút): Vận dụng, củng cố.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Yêu cầu: hs kể tên một số dụng đo trong thực tế.
-Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Nêu câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài.
-Yêu cầu hs ghi tóm tắt các kiến thứ trọng tâm của bài.
-Kể tên một số dụng đo trong đời sống thực tế.
-Trình bày câu trả lời.
-Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản: sai số, các loại sai số.
Hoạt động 5 (...phút): Hướng dẫn về nhà.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: hs chuẩn bị bài sau.
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những sự chuẩn bị cho bài sau.
D. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- T12.doc