Dạy học theo phương pháp so sánh

 Khái niệm so sánh

Định nghĩa DH “kiểu Mĩ” ( EO dẫn): So sánh là quá trình nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa hai hoặc nhiều sự vật và hiện tượng.

 Từ điển Tiếng Việt (Như Ý.1996): tt. Xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau , khác nhau, hoặc sự hơn kém nhau.

 Lô gíc học(Nguyễn Văn Trấn.1993): So sánh là phương pháp lô gíc, vận dụng trong đầu óc, để phân biệt những cái khác nhau giữa những vật thể hiện tượng và cũng để thấy ra những cái chung, giống nhau giữa những vật thể và hiện tượng tương tự.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo phương pháp so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DH THEO PP SO SÁNH             Arixtôt: “ Trong triết học nghiên cứu những sự giống nhau là rất đúng, ngay cả trong những sự việc rất khác nhau”.   Sôpenhôơ: “Sự so sánh có một ý nghĩa lớn lao, vì nó quy những mối quan hệ chưa biết về những quan hệ đã biết. Nhận thức đúng đắn, rốt cuộc là nắm được những mối quan hệ. Nhưng chúng ta sẽ hiểu những mối quan hệ chính xác hơn, khi giữa những trường hợp rất khác nhau , và những đối tượng hoàn toàn khác loại, chúng ta nhận thức được những mối quan hệ chung.” Khái niệm so sánh   Định nghĩa DH “kiểu Mĩ” ( EO dẫn): So sánh là quá trình nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa hai hoặc nhiều sự vật và hiện tượng.   Từ điển Tiếng Việt (Như Ý.1996): tt. Xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau , khác nhau, hoặc sự hơn kém nhau.   Lô gíc học(Nguyễn Văn Trấn.1993): So sánh là phương pháp lô gíc, vận dụng trong đầu óc, để phân biệt những cái khác nhau giữa những vật thể hiện tượng và cũng để thấy ra những cái chung, giống nhau giữa những vật thể và hiện tượng tương tự.   Các hình thức trực quan biểu thị phép so sánh   1. Lập bảng (ma trận) so sánh: Ví dụ tiêu biểu : Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleep . 2. Biểu đồ Venn ( Venn John (1984-1923) Nhà lôgíc người Anh): Biểu đồ Venn có nhiều ứng dụng trong việc so sánh quan hệ giữa các khái niệm .   * * * Sự chuyển hóa từ PP so sánh trong khoa học thành PP dạy học so sánh.   Có thể nói phương pháp so sánh có nguồn gốc từ cổ xưa và là phương pháp đầu tiên của con người. Chuyện cổ kể , nhân dịp tết về vua Hùng vương XVIII tổ chức thi nấu ăn, vua chỉ cần dùng khứu giác và vị giác so sánh mà chấm được món bánh chưng, bánh tày của Lang Liêu đoạt giải vô địch. Các nhà khoa học cho rằng so sánh là một PP chủ đạo trong nghiên cứu khoa học thực nghiệm. Ví dụ : Nhà KH chọn một nhóm động vật nào đó và cho chúng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố nhất định, nhóm khác làm đối chứng, sau đó so sánh kết quả, kết quả ấy với một mức độ gần đúng nào đấy có thể coi như là khách quan…   Cho nên em rất tâm đắc lời nhận xét của GS. Nguyễn Ngọc Quang.1989 :   “ …trong mhững thập kỷ gần đây các nhà LLDH trên thế giới đã đề xuất một loạt những hướng đi cơ bản về mặt PP như DH nêu vấn đề, DH algorit hóa, DH chương trình hóa, DH bằng máy tính điện tử, …   Mỗi xu hướng trên cũng như mỗi PPDH mới đều có những mặt tích cực , và góp phần không nhỏ vào việc cải tiến chất lượng DH. Chúng đã làm giàu thêm kho tàng về PP của LLDH. Khi xem xét kỹ lịch sử phát sinh và phát triển những PP DH cổ truyền cũng như hiện đại, chúng tôi phát hiện ra một quy luật phổ biến của các xu hướngnói trên: Các PPDH đó ( dù cổ truyền hay hiện đại) đều có nguồn gốc là những PP khoa học tương ứng”.   Như vậy, Ở đây, Chen, 1996; Flick, 1992; Ross, 1987, Solomon, 1995 đã nghiên cứu sự chuyển hóa từ PP so sánh trong thực tiễn & khoa học thành PP dạy học so sánh.   Đến đây em nhớ lại vấn đề của bác Hưng nêu ra ( do bác co’nhieucon dẫn): “Nếu đã có sẵn những PPDH mới để lựa chọn, thì GV không cần phải đổi mới, mà chỉ việc áp dụng mẫu có sẵn mà mình thích hoặc thấy phù hợp, còn đổi mới là việc của ai đó. Mặt khác, những PPDH mới này tự dưng ở đâu mà ra, nếu không phải do chính GV tạo ra?”   Thì phải chăng cái gọi là “thiết kế PPDH”, chính là cách làm của Chen, Flick, Ross, Solomon… Hegel đã nói , phương pháp là “ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung”. Từ đó suy ra trong quá trình DH, người GV có thể từ PP khoa học của nội dung học tập “thiết kế” PP dạy – học ?   Những quy tắc thông thường của so sánh:   1. So sánh có mục đích xác định: Trả lời câu hỏi so sánh để làm gì ? Cho nên các bác chẳng lạ gì các ông xã hay “ suy lý” khi thấy bà xã của mình so sánh ông ta với “ông láng giềng”. Ổng sẽ cho sự so sánh đó có mục đích “chỉ trích hơn là một lời khuyến khích, một sự thiếu tôn trọng hoặc chê bai nhục mạ”.   2. So sánh với thuộc tính, điều kiện và quan hệ giống nhau. Trả lời câu hỏi : so sánh những cái gì ? Chứ đừng So sánh kiểu... Úc Có rất nhiều nhà báo bày tỏ quan điểm một cách khá buồn cười, nhất là những vị nào vừa đi công du một chuyến ở nước ngoài về. Nhìn thấy những thành tựu kinh tế của nước bạn liền viết bài khen ngợi hết lời, bốc thơm lên mây xanh. Cái đó cũng chẳng sao, có điều thường sau khi khen thì các nhà báo hay so sánh với trong nước với hàm ý chê bai So sánh thế nào, chứ so sánh kiểu dưới đây thì thật là hài hước Chuyện ghi chép từ Thượng Hải (kỳ 1) ........... Bước ra khỏi cửa tàu SMT, tôi cảm thấy bần thần khi nhớ lại cả VN mới chỉ có 2.600km đường sắt, chỉ bằng 1/30 Trung Quốc, và tốc độ chạy tàu nhanh nhất của tuyến Hà Nội - TP.HCM còn chưa được 60 km/h... Nguồn: Chắc nhà báo này hoang tưởng rằng diện tích Việt Nam và Trung Quốc bằng nhau, thế mà Việt Nam chỉ có 2.600km, còn Trung Quốc có nhiều gấp 30 lần. so sánh kiểu gì mà kỳ cục vậy./.   3. So sánh căn cứ vào thuộc tính bản chất.   Trả lời câu hỏi: so sánh như thế nào ? Montesqieu kể : “ Có hai loại hiện tượng hư hỏng: một là nhân dân hoàn toàn không chấp nhận luật pháp , hai là bản thân luật pháp làm hư hỏng nhân dân; tệ xấu nói sau không có cách gì chữa được vì nó nằm ngay trong thuốc”.   4.So sánh những vật cùng yếu tố:   Có người hỏi ca sĩ Hồng Nhung: -          Chị thấy ca sĩ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn như thế nào? Nếu đem so sánh chị với Khánh Ly thì hai người hát Nhạc Trịnh khác nhau ở chỗ nào? -          Chị Khánh Ly đã hát nhạc Trịnh Công Sơn thật tuyệt vời, thật liêu trai. Mình cũng là một người hâm mộ giọng hát của chị. Mình chỉ là một ca sĩ đàn em và không thể so sánh với chị được. Có điều khác là mình hát nhạc Trịnh với hơi thở và cách nghĩ, cách cảm nhận âm nhạc Trịnh của thế hệ hôm nay. Mình nghĩ, mỗi chúng ta đều có quyền tự hào vì âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị tồn tại, sống cùng thời gian, và không chỉ ca sĩ mà tất cả mọi người đều có thể hát hay được những ca khúc Trịnh Công Sơn theo cách riêng của mình   So sánh kiểu M. Gorki: “ Ông bạn ạ, bây giờ thì như thế này: tôi làm cho anh, anh làm cho tôi, công việc của chúng ta là công việc chung, công việc của tôi gắn liền với công việc của anh, công việc của anh gắn liền với công việc của tôi. Tôi và anh như hai ống quần.” Nguyên lý so sánh Ngoài nghĩ tìm sự giống và khác nhau, so sánh còn có nghĩa là, tìm sự hơn kém nhau. So sánh hơn kém nhau về số lượng đã đẻ ra một ngành toán học khá đẹp và lý thú , đó là: Lý thuyết bất đẳng thức. Xem xét sự hơn kém nhau giữa các sự vật hiện tượng người ta đề xướng ra -Nguyên lý so sánh. Theo nguyên lý này, khi so sánh giữa các sự vật, hiện tượng, người ta có thể đánh giá khác biệt nhau theo những cách nhìn khác nhau,thời gian khác nhau. Ví dụ 1: Ngày tết nếu các bác ăn kẹo ngọt sau đó các bác dùng nước cam, bác có cảm giác nước cam nhạt thếch. Còn nếu uống nước cam trước khi ăn kẹo thì bác vẫn thấy nước cam ngọt ngào. Ví dụ 2: đầu tiên ta nhấc một chiếc va-li nhẹ, sau đó nhấc một chiếc nặng hơn. Trong trường hợp này ta có cảm giác chiếc thứ hai nặng hơn nhiều, so với trường hợp ta hoàn toàn không nhấc chiếc va-li thứ nhất. Ví dụ 3: ta nhúng hai bàn tay vào hai chậu nước, tay phải vào chậu đựng nước nóng (60oC) và tay trái vào chậu kia đựng nước lạnh (15oC). Liền sau đó ta nhúng cả hai tay vào một chậu nước thứ ba có nhiệt độ trung bình (30oC). Ở tay trái, ta có cảm giác chậu nước này nóng hơn. Nguyên lý so sánh được ứng dụng trong nghệ thuật bán hàng, những người bán hàng sành sõi có thể bán hàng cho khách vừa lòng, Chẳng hạn: Bác bước vào cửa hàng với ý định mua một bộ vét và một chiếc áo len. Trước tiên bác sẽ được giới thiệu về bộ vét. Sau đó mới là chiếc áo len, giá tuy có hơi mắc một chút nhưng nào có ăn thua gì so với bộ vét kia. Các nhà môi giới bất động sản cũng thường áp dụng chiêu này. Người môi giới đã biết nhu cầu và khả năng của bác. Đầu tiên anh ta sẽ cho cho bác một ngôi nhà ’’vừa xấu lại vừa đắt’’. Chắc chắn bác không hài lòng với nó. Nhưng sau đó anh ta lại giới thiệu kiểu thứ 2, thứ 3 và cuối cùng mới là căn nhà mà anh ta thực sự muốn bán cho bác. Những kiểu đầu được đưa ra thực chất nhằm để bác so sánh và thấy rằng căn nhà sau cùng là hợp lý nhất. Và trong DH ta cũng có thể vận dụng “nguyên lý so sánh” lắm chứ, Bà Madeline Hunter chả đã từng ví “thầy giáo như người bán hàng” đó thôi ! PHÉP SO SÁNH TƯƠNG TỰ   Tương tự hay Tương đồng: là quan hệ giữa những sự vật , hiện tượng , quan hệ có thuộc tính giống nhau về một số điểm nhất định . Đối với quá trình dạy học, những sự tương tự rất quan trọng , qua đó học sinh có thể phán đoán được tính chất, cách giải quyết một tình huống có vấn đề,.. Trong logic hoc, tương tự là một hình thức của suy diễn: sự giống nhau giữa những đặc điểm của hai sự vật cho phép kết luận những đặc điểm khác cũng giống nhau. Nhưng khi sử dụng tính tương tự, trong suy luận ( nhất là trong khoa học xã hội) nếu không cẩn thận , mới chỉ để ý đến những điểm giống nhau bên ngoài mà không nhận thức sự khác nhau về bản chất sẽ rút ra những kết luận giả dối dẫn đến hành động sai lầm.   Nói cho cùng trong việc làm văn, làm toán, làm bài tập, giải quyết một tình huống .. ở trong nhà trường phổ thông ; người học thường đi tìm những mẫu tương tự từ thầy, từ sách báo, …rồi so sánh, đối chiếu để vận dụng. Đó là việc làm không thể tránh khỏi. Tuy nhiên , nếu chỉ dừng lại ở mức đó thì người học mới ở mức độ “rập khuôn, máy móc”, thậm chí tệ hơn là “hàm hồ” mà chưa vươn tới mức độ sáng tạo. Hãy cảnh tỉnh họ điều đó !   Định dạng tam giác:   Dạy định lý hàm số cô sin, nếu ta chỉ cho HS định dạng các tam giác có góc tù hay cả ba góc đều nhọn thì quá bình thường. Hãy cho họ định dạng các tam giác có các cạnh: a) 1/3 ; 1/4 ; 5/12 b) 1 ; 3 ; 2   Khi biết ra , học trò sẽ bảo thầy “gài bẫy” họ. (các bạn có thể đọc thêm :

File đính kèm:

  • docDH THEO PP SO S￁NH.doc