Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Học kì I - Tiết 19: Lực hấp dẫn. định luật vạn vật hấp dẫn

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

 - Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được công thức của lực hấp dẫn.

 - Nêu được định nghĩa trọng tâm của một vật.

2. Kỹ năng :

- Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn.

- Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản như ở trong bài học.

B. CHUẨN BỊ

Giáo viên : Tranh miêu tả chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời và của mặt trời xung quanh trái đất.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Học kì I - Tiết 19: Lực hấp dẫn. định luật vạn vật hấp dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14.9.2010 Phần1:CƠ HỌC. Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 19 : LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được công thức của lực hấp dẫn. - Nêu được định nghĩa trọng tâm của một vật. 2. Kỹ năng : Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn. - Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản như ở trong bài học. B. CHUẨN BỊ Giáo viên : Tranh miêu tả chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời và của mặt trời xung quanh trái đất. Nội dung I. Lực hấp dẫn. Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật. II. Định luật vạn vật hấp dẫn. 1. Định luật : Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 2. Hệ thức : ; G = 6,67Nm/kg2 III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn. Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi là trọng tâm của vật. Độ lớn của trọng lực (trọng lượng) : P = G Gia tốc rơi tự do : g = Nếu ở gần mặt đất (h << R) : P = ; g = Học sinh : Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực. C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (10 phút) : Tìm hiểu lực hấp dẫn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu về lực hấp dẫn. Yêu cầu hs quan sát mô phỏng chuyển động của của TĐ quanh MT và nhận xét về đặc điểm của lực hấp dẫn. Giới thiệu tác dụng của lực hấp dẫn. Ghi nhận lực hấp dẫn. Quan sát mô hình, nhận xét. Nêu tác dụng của lực hấp dẫn. Ghi nhận tác dụng từ xa của lực hấp dẫn. Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu định luật vạn vật hấp dẫn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nêu và phân tích định luật vạn vật hấp dẫn. Mở rộng phạm vi áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn cho các vật khác chất điểm. Yêu cầu hs biểu lực hấp dẫn Ghi nhận định luật. Viết biểu thức định luật. Biểu diễn lực hấp dẫn. Hoạt động 3 (15 phút) : Xét trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu hs nhắc lại trọng lực. Yêu cầu hs viết biểu thức của trọng lực khi nó là lực hấp dẫn và khi nó gây ra gia tốc rơi tự do từ đó rút ra biểu thức tính gia tốc rơi tự do. Yêu cầu hs viết biểu thức của trọng lực trong trường hợp vật ở gần mặt đất : h << R Nhắc lại khái niệm. Viết biểu thức của trọng lực trong các trường hợp. Rút ra biểu thức tính gia tốc rơi tự do. Viết biểu thức của trọng lực và gia tốc rơi tự do khi vật ở gần mặt đất (h << R) Hoạt động 4 (5 phút) : Vận dụng, Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cho hs làm các bài tập 5, 7 trang trang 70 sgk. Ra bài tập về nhà hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Làm các bài tập 5, 7 sgk. Đọc phần “Em có biết”. Ghi câu hỏi, bài tập về nhà và những chuẫn bị cho bài sau. D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT 19.doc