I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dực trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.
- Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dực trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.
- Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dực trên cấy trúc tinh thể, kích thước tinyhh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể.
- Nêu được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng: So sánh chất rắn, chất lỏng và chất khí
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên :
- Tranh ảnh hoặc mô hình tinh thể muối ăn, kim cương, than chì
- Nội dung ghi bảng
22 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Học kì II - Chương VII: Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Ngày soạn: 15.2.2011
Tiết 58 : CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dực trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.
- Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dực trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.
- Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dực trên cấy trúc tinh thể, kích thước tinyhh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể.
- Nêu được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng: So sánh chất rắn, chất lỏng và chất khí
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên :
- Tranh ảnh hoặc mô hình tinh thể muối ăn, kim cương, than chì
- Nội dung ghi bảng
I. Chất rắn kết tinh.
1. Cấu trúc tinh thể.
Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẻ với nhau bằng những lực tương tác và và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh.
Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm : Tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn.
2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh.
+ Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.
+ Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không dổi ở mỗi áp suất cho trước.
+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất đa tinh thể có tính đẵng hướng.
3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh.
Các đơn tinh thể silic và giemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn. Kim cương được dùng làm mũi khoan, dao cát kính.
Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau.
II. Chất rắn vô định hình.
Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định.
Các chất rắn vô định hình có tính đẵng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.
Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình.
Các chất vô định hình như thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau.
- Bảng phân lọai các chất rắn và so sánh những đặc điểm của chúng.
Học sinh : Ôn lại những kiến thức về cấu tạo chất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (25 phút) : Tìm hiểu về chất rắn kết tinh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu về cấu trúc tinh thể của một số loại chất rắn.
Nêu và phân tích khái niệm cấu trúc tinh thể và quá trình hình thành tinh thể.
Giới thiệu kích thước tinh thể.
Yêu cầu học sinh đọc sgk để rút ra các đặc tính cơ bản của chất rắn kết tinh.
Yêu cầu học sinh tìm ví dụ minh hoạ cho mỗi đặc tính.
Yêu cầu học sinh trả lời C2.
Giới thiệu các ứng dụng của chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể.
Yêu cầu học sinh tìm ví dụ minh hoạ.
Quan sát và nhận xét về cấu trúc của các vật rắn.
Ghi nhận khái niệm.
Trả lời C1.
Ghi nhận sự phụ thuộc của kích thước tinh thể của một chất vào tốc độ kết tinh.
Nêu các đặc tính của chất rắn kết tinh.
Tìm ví dụ minh hoạ cho từng đặc tính.
Trả lời C2.
Ghi nhận các ứng dụng.
Tìm các ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu chất rắn vô định hình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu một số chất rắn vô định hình.
Yêu cầu học sinh trả lời C3.
Yêu cầu học sinh nêu các đặc tính của chất rắn vô định hình.
Giới thiệu các ứng dụng của chất rắn vô định hình.
Yêu cầu học sinh tìm ví dụ minh hoạ.
Nêu khái niệm chất rắn vô định hình.
Trả lời C3.
Nêu các đặc tính của chất rắn vô định hình.
Ghi nhận các ứng dụng.
Tìm các ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 3 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh tóm những kiến thức trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và bài tập trang 186, 187.
Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn : 16.2.2011
Tiết 59 : BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được nguyên nhân gây biến dạng cơ của chất rắn. Phân biệt được hai lọai biến dạng: biến dạng đàn hồi và biến dạng không đàn hồi (hay biến dạng dạng dẻo) của các vật rắn dựa trên tính chất bảo toàn ( giữ nguyên) hình dạng và kích thước của chúng.
- Phân biệt được các kiểu biến dạng kéo và nén của vật rắn dựa trên đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều) tác dụng của ngọai lực gây nên biến dạng.
- Phát biểu được định luật Húc.
- Định nghĩa được giới hạn bền và hệ số an tòan của vật rắn.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được đinh luật húc để giải các bài tập đã cho trong bài.
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của các đại lượng: giới hạn bền và hệ số an tòan của vật rắn.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Hình ảnh các kiểu biến dạng kéo, nén, cắt , xoắn và uốn của vật rắn.
Nội dung ghi bảng
I. Biến dạng đàn hồi.
1. Thí nghiệm.
Kéo thật mạnh một thanh thép ta thấy thanh thép bị dãn ra, đồng thời tiết diện ở phần giữa thanh thép hơi bị co nhỏ lại.
Độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn :
e = =
Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ. Nếu vật rắn lấy lại được kích thước và hình dạng ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng, thì biến dạng của vật rắn là biến dạng đàn hồi và vật rắn có tính đàn hồi.
2. Giới hạn đàn hồi.
Khi vật rắn chịu tác dụng của lực quá lớn thì nó bị biến dạng mạnh, không thể lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu. Trường hợp này vật rắn bị mất tính đàn hồi và biến dạng đó là biến dạng dẻo
Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới hạn đàn hồi.
II. Định luật Húc.
1. Ứng suất.
Thương số : s (Pa) = gọi là ứng suất lực tác dụng vào thanh rắn.
2. Định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn.
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.
e = = a.s
Với a là hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu của vật rắn.
3. Lực đàn hồi.
Độ lớn của lực đàn hồi trong vật rắn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật rắn.
Fđh = k.|Dl| = E. |Dl|
Trong đó E = gọi là suất đàn hồi hay suất Young đặc trưng cho tính đàn hồi của vật rắn, k là độ cứng phụ thuộc vào và kích thước của vật đó.
Đơn vị đo của E là Pa, của k là N/m.
Học sinh : - Một lá thép mỏng, một thanh tre hoặc thanh nứa, một dây cao su, một sợi dây chì
- Một ống kim lọai ( nhôm, sắt, đồng) một ống tre, ống sậy hoặc ống nứa, một ống nhựa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu sự khác nhau của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Hoạt động 2 ( phút) : Tìm hiểu biến dạng đàn hồi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiến hành mô phỏng thí nghiệm hình 35.1.
Yêu cầu học sinh trả lời C1.
Nêu và phân tích độ biến dạng tỉ đối.
Nêu và phân tích khái niệm biến dạng cơ của vật rắn.
Cho học sinh làm thí nghiệm với lò xo và trả lời C2.
Nêu và phân tích một số kiểu biến dạng cơ của vật rắn.
Nêu khái niệm biến dạng dẻo và giới hạn đàn hồi.
Yêu cầu học sinh nêu một vài ví dụ về biến dạng dẻo.
Nhận xét về sự thay đổi kích thước của vật rắn trong thí nghiệm.
Trả lời C1.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận khái niệm.
Làm thí nghiệm với lò xo và trả lời C2.
Ghi nhận các kiểu biến dạng.
Ghi nhận các khái niệm.
Nêu ví dụ về biến dạng dẻo.
Hoạt động 3 ( phút) : Tìm hiểu định luật Húc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh đọc sgk và trả lời C3.
Yêu cầu học sinh viết biểu thức 35.2 và xác định đơn vị của ứng suất lực.
Nêu và phhân tích định luật Húc cho biến dạng đàn hồi của thanh rắn bị kéo hay nén.
Giới thiệu độ lớn của lực đàn hồi.
Yêu cầu học sinh trả lời C4.
Giới thiệu các khái niệm suất đàn hồi và độ cứng của vật đàn hồi.
Yêu cầu học sinh xác định đơn vị của từng đại lượng.
Trả lời C3.
Viết biểu thức ứng suất lực và xác định đơn vị của các đại lượng.
Ghi nhận định luật.
Ghi nhận khái niệm.
Trả lời C4.
Ghi nhận các khái niệm.
Xác định đơn vị của các đại lượng.
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức trong bài.
Cho học sinh đọc tại lớp phần : Em có biết ?
Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trang 191, 192.
Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Đọc để biết được các kiểu biến dạng của vật rắn.
Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn; 17.1.2011
Tiết 60 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Mô tả được các dụng cụ và phương pháp tiến hành thí nghiệm để xã định độ nở dài của vật rắn.
- Dựa vào Bảng 36.1 ghi kết quả đo độ dãn dài của thanh rắn thay đổi theo nhiệt độ t, tính được giá trị trung bình của hệ số nén dài a. Từ đó suy ra công thức nở dài.
- Phát biểu được quy luật về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. Đồng thời nêu được ý nghĩa vật lý và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối.
2. Kỹ năng : Vận dụng thực tiễn của việc tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời sống và kỹ thuật..
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Bộ dụng cụ thí nghiệm dùng đo độ nở dài của vật rắn.
Nôi dung ghi bảng
I. Sự nở dài.
1. Thí nghiệm.
Thay đổi nhiệt độ trong bình. Đo Dl = l – lo và Dt = t – to ta được bảng kết quả :
Nhiệt độ ban đầu : to = 30oC
Độ dài ban đầu : lo = 500mm
Dt (oC)
Dl (mm)
a =
30
0,25
16,7.10-6
40
0,33
16,5.10-6
50
0,41
16,4.10-6
60
0,49
16,3.10-6
70
0,58
16,8.10-6
Với sai số 5% ta thấy a có giá trị không đổi. Như vậy ta có thể viết : Dl = alo(t – to) hoặc = aDt.
Làm thí nghiệm với các vật rắn có độ dài và chất liệu khác nhau ta cũng thu được kết quả tương tự nhưng a có giá trị thay đổi phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.
2. Kết luận.
Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt.
Độ nở dài Dl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Dt và độ dài ban đầu lo của vật đó.
Dl = l – lo = aloDt
Với a là hệ số nở dài của vật rắn, có đơn vị là K-1.
Giá trị của a phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.
II. Sự nở khối.
Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
Độ nở khối của vật rắn đồng chất đẵng hướng được xác định theo công thức :
DV = V – Vo = bloDt
Với b là hệ số nở khối, b » 3a và cũng có đơn vị là K-1.
III. Ứng dụng.
Phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt.
Lợi dụng sự nở vì nhiệt để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo các băng kép dùng làm rơle đóng ngắt điện tự động,
Học sinh : Ghi sẵn ra giấy các số liệu trong Bảng 36.1. Máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Phát biểu và viết biểu thức định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn. Viết biểu thức tính độ lớn của lực đàn hồi, giải tích và nêu đơn vị của các đại lượng trong đó.
Hoạt động 2 (25 phút) : Tìm hiểu sự nở dài của vật rắn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu thí nghiệm hình 36.2.
Yêu cầu học sinh tính giá trị của a trong bảng 36.1.
Yêu cầu học sinh nhận xét về các giá trị của a tìm được nếu lấy sai số 5%.
Nêu quá trình làm thí nghiệm với các thanh có chiều dài ban đầu khác nhau và chất liệu khác nhau.
Yêu cầu học sinh nêu khái niệm sự nở dài vì nhiệt.
Giới thiệu độ nở dài của các vật rắn hình trụ đồng chất.
Yêu cầu học sinh suy ra biểu thức tính a và trả lời C2.
Cho học sinh đọc bảng hệ số nở dài của một số chất.
Cho học sinh giải bài tập ví dụ sgk.
Nêu phương án thí nghiệm.
Xữ lí số liệu trong bảng 36.1.
Nhận xét về a qua nhiều lần làm thí nghiệm.
Ghi nhận các kết quả thí nghiệm.
Nêu khái niệm.
Ghi nhận độ nở dài và hệ số nở dài.
Suy ra biểu thức tính a và trả lời C2.
Đọc bảng hệ số nở dài của một số chất.
Giải bài tập ví dụ sgk.
Hoạt động 3 (5 phút) : Tìm hiểu sự nở khối.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu sự nở khối.
Cho học sinh nêu khái niệm sự nở khối.
Giới thiệu công thức xác định độ nở khối và hệ số nở khối.
Nêu khái niệm sự nở khối.
Ghi nhận công thức xác định độ nở khối và hệ số nở khối.
Hoạt động 5 (5 phút) : Tìm hiểu ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tìm các ví dụ ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Giới thiệu các ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Tìm các ví dụ trong thực tế về sự ứng dụng sự nở vì nhiệt.
Ghi nhận các ứng dụng.
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức trong bài.
Y/c hs về nhà trả lời các câu hỏi và các bt trang 197.
Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn; 18.2.2011
Tiết 61: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt; Nói rõ được phương, chiều và độ lớn của lực căng bề mặt. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt; mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính ướt và không dính ướt.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.
2. Kỹ năng : - Vận dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập.
- Vận dụng được công thức tính độ chênh của mức chất lỏng bên trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống để giải các bài tập đã cho trong bài.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Bộ dụng cụ thi nghiệm chứng minh các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, hiện tượng căng bề mặt, hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt, hiện tượng mao dẫn.
Nội dung ghi bảng
I. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
1. Thí nghiệm.
Chọc thủng màng xà phòng bên trong vòng dây chỉ ta thấy vòng dây chỉ được căng tròn.
Hiện tượng cho thấy trên bề mặt màng xà phòng đã có các lực nằm tiếp tuyến với bề mặt màng và kéo nó căng đều theo mọi phương vuông góc với vòng dây chỉ.
Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng bề mặt chất lỏng.
2. Lực căng bề mặt.
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó : f = sl.
Với s là hệ số căng mặt ngoài, có đơn vị là N/m.
Hệ số s phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng : s giảm khi nhiệt độ tăng.
3. Ứng dụng.
Nhờ có lực căng mặt ngoài nên nước mưa không thể lọt qua các lổ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù hoặc trên các mui bạt ôtô.
Hoà tan xà phòng vào nước sẽ làm giảm đáng kể lực căng mặt ngoài của nước, nên nước xà phòng dễ thấm vào các sợi vải khi giặt để làm sạch các sợi vải,
Lực căng mặt ngoài tác dụng lên vòng chỉ trong thí nghiệm 37.2 : Fc = s.2pd
Với d là đường kính của vòng dây, pd là chu vi của vòng dây. Vì màng xà phòng có hai mặt trên và dưới phải nhân đôi.
Xác định hệ số căng mặt ngoài bằng thí nghiệm :
Số chỉ của lực kế khi bắt đầu nâng được vòng nhôm lên : F = Fc + P => Fc = F – P.
Mà Fc = sp(D + d) => s =
Học sinh : - Ôn lại nội dung về lực tương tác phân tử và các trạng thái cấu tạo chất.
- Máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút) : Kiểm tra bài cũ : Cho hai học sinh lên bảng giải hai bài tập 7 và 8 trang 197.
Hoạt động 2 (25 phút) : Tìm hiểu hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiến hành thí nghiệm hình 37.2.
Cho học sinh thảo luận.
Yêu cầu học sinh trả lời C1.
Nêu và phân tích về lực căng mặt ngoài chất lỏng : Phương, chiều và công thức tính độ lớn.
Giới thiệu về hệ số căng mặt ngoài.
Yêu cầu học sinh tìm một số ví dụ có ứng dụng lực căng mặt ngoài.
Nhận xét và nêu thêm các ứng dụng mà học sinh chưa tìm được.
Quan sát thí nghiệm.
Thảo luận để giải thích hiện tượng.
Trả lời C1.
Ghi nhận về lực căng mặt ngoài
Ghi nhận hệ số căng mặt ngoài.
Tìm các ví dụ ứng dụng lực căng mặt ngài trong thực tế.
Ghi nhận các ứng dụng của lực căng mặt ngoài.
Hoạt động 3 (10 phút) : Vận dụng để xác định lực căng mặt ngoài và hệ số căng mặt ngoài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tìm lực căng mặt ngoài tác dụng lên vòng dây.
Giải thích lí do phải nhân đôi lực căng.
Hướng dẫn học sinh xác định các lực tác dụng lên vòng nhôm khi bắt đầu nâng được vòng nhôm lên.
Yêu cầu học sinh trả lời C2.
Xác định lực căng tác dụng lên vòng dây.
Ghi nhận lực căng tác dụng lên vòng dây.
Xác định các lực tác dụng lên vòng nhôm.
Suy ra lực căng mặt ngoài.
Trả lời C2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 19.2.2011
Tiết 62 : CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt; Nói rõ được phương, chiều và độ lớn của lực căng bề mặt. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt; mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính ướt và không dính ướt.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.
2. Kỹ năng : - Vận dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập.
- Vận dụng được công thức tính độ chênh của mức chất lỏng bên trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống để giải các bài tập đã cho trong bài.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Bộ dụng cụ thi nghiệm chứng minh các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, hiện tượng căng bề mặt, hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt, hiện tượng mao dẫn.
Nội dung ghi bảng
II. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
1. Thí nghiệm.
Giọt nước nhỏ lên bản thuỷ tinh sẽ bị lan rộng ra thành một hình dạng bất kỳ, vì nước dính ướt thuỷ tinh.
Giọt nước nhỏ lên bản thuỷ tinh phủ một lớp nilon sẽ vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực, vì nước không dính ướt với nilon.
Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt.
2. Ứng dụng.
Hiện tượng mặt vật rắn bị dính ướt chất lỏng được ứng dụng để làm giàu quặng theo phương pháp “tuyển nổi”.
III. Hiện tượng mao dẫn.
1. Thí nghiệm.
Nhúng các ống thuỷ tinh có đường kính trong nhỏ vào trong chất lỏng ta thấy :
+ Nếu thành ống bị dính ướt, mức chất lỏng bên trong ống sẽ dâng cao hơn bề mặt chất lỏng ở ngoài ống và bề mặt chất lỏng trong ống có dạng mặt khum lỏm.
+ Nếu thành ống không bị dính ướt, mức chất lỏng bên trong ống sẽ hạ thấp hơn bề mặt chất lỏng ở ngoài ống và bề mặt chất lỏng trong ống có dạng mặt khum lồi.
+ Nếu có đường kính trong càng nhỏ, thì mức độ dâng cao hoặc hạ thấp của mức chất lỏng bên trong ống so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống càng lớn.
Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.
Các ống trong đó xẩy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.
Hệ số căng mặt ngoài s càng lớn, đường kính trong của ống càng nhỏ mức chênh lệch chất lỏng trong ống và ngoài ống càng lớn.
2. Ứng dụng.
Các ống mao dẫn trong bộ rể và thân cây dẫn nước hoà tan khoáng chất lên nuôi cây.
Dầu hoả có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn đến ngọn bấc để cháy.
Học sinh : - Ôn lại nội dung về lực tương tác phân tử và các trạng thái cấu tạo chất.
- Máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (20 phút) : Tìm hiểu hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiến hành thí nghiệm hình 37.4, yêu cầu học sinh quan sát.
Yêu cầu học sinh trả lời C3.
Cho học sinh quan sát mặt chất lỏng ở gần thành bình.
Yêu cầu học sinh giải thích.
Giới thiệu phương pháp “tuyển nổii”
Nhận xét giọt nước trong các thí nghiệm.
Trả lời C3.
Quan sát và nhận xét.
Giải thích bề mặt của chất lỏng ở sát bình chứa trong từng trường hợp.
Ghi nhận phương pháp làm giàu quặng.
Hoạt động 2 (20 phút) : Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
Yêu cầu học sinh nhận xét các kết quả thí nghiệm.
Nhận xét và tổng hợp các kết quả thí nghiệm.
Kết luận về hiện tượng.
Cho học sinh tìm các ứng dụng.
Nhận xét các câu trả lời của học sinh.
Tiến hành làm thí nghiệm theo từng nhóm.
Nêu các kết quả.
Ghi nhận đầy đủ các kết quả.
Ghi nhận hiện tượng mao dẫn.
Tìm các ứng dụng.
Ghi nhận các ứng dụng.
Hoạt động 3 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức trong bài.
Y/c h/s về nhà trả lời các câu hỏi và các bt trang 202, 203.
Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày soạn: 19.2.2011
Tiết 63: BÀI TẬP
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Ôn lại các kiến thức về sự biến dạng của vật rắn, các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.
Nắm được phương pháp giải các bài tập về biến dạng của vật rắn, các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.
2. Kĩ năng
Giải được các bài tập vận dụng.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên
Một số bài tập vận dụng.
NỘI DUNG GHI BẢNG
BÀI TẬP
Bài 1: Một thanh thép có chiều dài 10 m ở nhiệt độ 20oC.
Tính chiều dài của thanh khi nhiệt độ của thanh là 50oC.
Để thanh không bị nở ra thì người ta phải tác dụng vào thanh một lực có độ lớn bao nhiêu?
Cho biết α = 11,5.10-6 K-1, đường kính thanh d = 10 cm, E = 21.1010 Pa.
Bài 2: Bài tập 11/203 SGK.
Nhắc nhở HS ôn tập các kiến thức trên.
Học sinh
Ôn tập theo yêu cầu của GV.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Ổn định lớp (3)
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Báo cáo tình hình lớp.
Ổn định lớp và kiểm tra sỉ số.
Hoạt động 2: Kết hợp ôn tập và kiểm tra bài cũ (7’)
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nhắc lại các kiến thức mà GV nêu ra.
HS1.
HS2.
HS3.
Các HS nhận xét.
Gọi HS trả lời các kiến thức về sự biến dạng của vật rắn, các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.
Nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 3: Giải bài toán về sự biến dạng của vật rắn (15’)
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
1HS tóm tắt đề.
Thảo luận theo nhóm.
Nhóm 1 trình bày câu a.
Nhóm 2 trình bày câu b.
Các nhóm nhận xét.
Ghi đề bài tập 1 trên bảng.
Phân tích và hướng dẫn.
Nhận xét và chỉnh sửa.
Hoạt động 4: Xác định hệ số căng bề mặt (15’)
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
1HS tóm tắt đề.
Các nhóm thảo luận.
Nhóm 2 trình bày.
Các nhóm nhận xét.
Yêu cầu HS đọc và thảo luận bài tập 11/203 SGK.
Phân tích và hướng dẫn.
Nhận xét và chỉnh sửa.
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò (5’)
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nêu phương pháp chung giải các loại bài tập trên.
Ghi nhiệm vụ về nhà.
Nhận xét và đánh giá chung tiết học.
Yêu cầu HS giải thêm một số bài trong SBT và đọc trước bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM:
---------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 20.2.2011
Tiết 64: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : - Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. Viết được công thức nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã chot rong bài.
- Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Phân biệt được hơi khô và hơi bão hòa.
- Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi.
2. Kỹ năng : - Ap dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài.
- Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hòa dựa trên quá trình cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.
- Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dực trên chuyển động của các phân tử.
- Áp dụng được công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã cho trong bài.
- Nêu được những ứng dụng liên quan đến các qua trình nóng chảy- đông đặc, bay hơi- ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : - Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của thiếc (dùng nhiệt kế cặp nhiệt), hoặc của băng phiến hay của nước đá (dùng nhiệt kế dầu).
- Bộ thí nghiệm chứng minh sự bay hơi và ngưng tụ.
- Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ của hơi nước sôi.
Nội dung ghi bảng
I. Sự nóng chảy.
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
1. Thí nghiệm.
Khảo sát quá trình nóng chảy và đông đặc của các chất rắn ta thấy :
Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.
Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc.
Nhiệt đ
File đính kèm:
- Chương 7.doc