I MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu động năng là một dạng năng lượng cơ học mà mọi vật có được khi chuyển động.
- Nắm vững hai yếu tố đặc trưng của động năng, động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
- Hiểu mối quan hệ giữa công và năng lượng thể hiện cụ thể qua nội dung của định lí động năng.
2. Kỹ năng
- Vận dụng thn thạo biểu thức tính công trong định lí động năng để giải một số bài toán liên quan.
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên
.- Biên sọan các câu hỏi 1-4 SGK thành các câu trắc nghiệm.
- Dụng cụ thí nghiệm động năng của các vật phụ thuộc vào hai yếu tố m và v.
- Bảng một số giá trị động năng của các vật.
2 Học sinh
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (nâng cao) - TrườngTHPT Hoà Vang - Tiết 49: Động năng và định lý động năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TrườngTHPT Hoà Vang
GV: Lê Tài Trí Ngày soạn:.
Tiết 49. ĐỘNG NĂNG VÀ ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG
I MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu động năng là một dạng năng lượng cơ học mà mọi vật có được khi chuyển động.
Nắm vững hai yếu tố đặc trưng của động năng, động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Hiểu mối quan hệ giữa công và năng lượng thể hiện cụ thể qua nội dung của định lí động năng.
Kỹ năng
Vận dụng thn thạo biểu thức tính công trong định lí động năng để giải một số bài toán liên quan.
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên
.- Biên sọan các câu hỏi 1-4 SGK thành các câu trắc nghiệm.
- Dụng cụ thí nghiệm động năng của các vật phụ thuộc vào hai yếu tố m và v.
- Bảng một số giá trị động năng của các vật.
2 Học sinh
- Khái niệm động năng và công đã học cấp phổ thông cơ sở.
- Đọc trước bài này.
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Động năng
a. Định nghĩa
Động năng của một vật là năng lượng làm vật có được do chuyển động. Động năng có giá trị bằng một nửa tích khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
* Chú y:
- Động năng của một vật là đại lượng vô hướng và luôn luôn dương.
- vận tốc có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu, nên động năng củng có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
- Công thức trên cũng đúng cho vật chuyển động tịnh tiến.
b.Ví dụ: (sgk)
2. Định lí động năng
Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng vào vật.
Nếu công của ngoại lực là dương (công phát động), động năng tăng; nếu công này âm (công cản), động năng giảm.
3. Bài tập vận dụng. (sgk)
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin.
- Giáo viên có thể sọan các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng.
- Chuẩn bị hình ảnh mô tả động năng phụ thuộc vàao m và v.
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm động năng
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
- Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm động năng.
- Nếu câu hỏi C1, C2, nhận xét các câu trả lời.
Cho HS đọc ví dụ, rút ra nhận xét.
- TÌm hểiu định nghĩa, công thức, những nhận xét về động năng.
- Trả lời câu C1, C2.
- Đọc ví dụ SGK, rút ra nghĩa của động năng.
Hoạt động 2: tìm hểiu định lí động năng
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
- hướng dẫn Hs rút ra công thức (34.3).
- Nêu câu hỏi C3, hướng dẫn trả lời.
- Tìm ra được công thức độ biến thiên động năng (34.3). Phát biểu định lí.
- Trả lời câu C3.
Hoạt động 3: vận dụng, củng cố
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
- Hướng dẫn HS đọc và làm bài tập vận dụng.
- Nhận xét kết quả giải.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
- Đọc và làm bài tập vận dụng phần 3 SGK.
- Trình bày lời giải và nhận xét.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung 1 – 4 SGK.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
D. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tiet 49.dong nang.dinh li dong nang.doc