Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Tiết 62 đến tiết 67: Ôn tập học kỳ II

I. MỤC TIÊU

- Ôn tập những kiến thức và kĩ năng chủ yếu của học kì II.

- Rèn luyện những kĩ năng chủ yếu để giải bài tập cơ bản trong học kì II.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN CƠ BẢN

- GV: + Chuẩn bị hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức kiểm tra.

 + Chuẩn bị hệ thống bài tập.

- HS: + Ôn lại hệ thống kiến thức học kì II.

 + Làm đề cương ôn tập theo hệ thống câu hỏi GV cho.

III. TIẾN TRÌNH

CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Tiết 62 đến tiết 67: Ôn tập học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62-67 ÔN TẬP HỌC KỲ II Ngày soạn: 12/04/2011 Ngày dạy: I. MỤC TIÊU - Ôn tập những kiến thức và kĩ năng chủ yếu của học kì II. - Rèn luyện những kĩ năng chủ yếu để giải bài tập cơ bản trong học kì II. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN CƠ BẢN - GV: + Chuẩn bị hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức kiểm tra. + Chuẩn bị hệ thống bài tập. - HS: + Ôn lại hệ thống kiến thức học kì II. + Làm đề cương ôn tập theo hệ thống câu hỏi GV cho. III. TIẾN TRÌNH CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng I. Kiến thức cần nhớ - Đn xung lượng của lực: - ĐN động lượng: - Biểu thức khác của Đl II Niu-tơn: - Định luật bảo toàn động lượng: - Bài toán về va chạm mềm và va chạm đàn hồi, chuyển động bằng phản lực II. Đề cương ôn tập 1. Phát biểu định nghĩa động lượng, viết biểu thức, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. 2. Phát biểu cách phát biểu khác của đl II Niutơn, viết biểu thức, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. 3. Hệ kín là gì? 4. Phát biểu định luật bảo toàn động lượng, viết biểu thức của định luật. III. Vận dụng 1. Hệ kín là hệ: Chỉ có lực tác dụng giữa các vật trong hệ, không có các lực tác dụng của các vật ngoài hệ vào vật trong hệ. Có các ngoại lực cân bằng với nhau. Có nội lực rất lớn so với ngoại lực. Cả ba đáp án trên. 2. Đơn vị nào không phải đơn vị của động lượng: kg.m/s. N.s. kg.m2/s J.s/m 3. Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi: A. Ném một cục đất sét vào tường. B. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. D. Bắn một đầu đạn vào một bị cát. 4.Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng : A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc. B. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật . C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ. D. Trong hệ kín,động lượng của hệ được bảo toàn 5. Động lượng của một vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây A. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang. B. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang. C. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang. D. Vật đang chuyển động tròn đều. 6. Một hệ gồm 2 vật có khối lượng lần lược là m1 = 1kg, m2 = 4kg, chuyển động cùng hướng , vận tốc của vật 1 có độ lớn là 1m/s, vận tốc của vật 2 có độ lớn là 3m/s. Tổng động lượng của hệ hai vật là: A. 8 kgm/s. B. 14 kgm/s. C. 13 kgm/s. D. 12 kgm/s. 7. Phát biểu nào sau đây là đúng với định lý biến thiên động lượng A. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó tỷ lệ thuận với xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. B. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn là một hằng số. C. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. D. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn nhỏ hơn xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. 8. Trong các chuyển động sau đậy chuyển động nào dựa trên nguyên tắc của định luật bảo toàn động lượng A. Chuyển động của tên lửa. B. Chiếc xe ô tô đang chuyển động trên đường. C. Chiếc máy bay trực thăng đang bay trên bầu trời. D. Một người đang bơi trong nước. Đáp án: 1. D 2. C 3. C 4. A 5.C 6.C 7.C 8.A Bài 24: Công. Công suất I. Kiến thức cần nhớ - ĐN công trong trường hợp tổng quát: A = Fscos - ĐN công suất: II. Đề cương ôn tập 1. Phát biểu ĐN công trong trường hợp tổng quát, viết biểu thức,cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. Biện luận giá trị của A theo . 2. Phát biểu ĐN công suất, viết biểu thức,cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. III. Vận dụng 1. Ngoài đơn vị Oát ( W ), ở nước Anh còn dùng Mã lực ( HP ) làm đơn vị của công suất. Phép đổi nào sau đây là đúng ? A. 1HP = 674W B. 1HP = 467W C. 1HP = 476W D. 1HP = 746W 2. Chọn câu Sai: Công suất là: A. Đại lượng có giá trị bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. B. Đại lượng có giá trị bằng thương số giữa công A và thời gian t cần thiết để thực hiện công ấy. C. Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của người, máy, công cụ D. Cho biết công thực hiện được nhiều hay ít của người, máy, công cụ 3. Chọn câu Sai: Công thức tính công suất là: A. Công suất P = A/t. B. Công suất P = C. Công suất P = D. Công suất P = F.v. 4. Chọn câu Sai: Đơn vị công suất là: A. kg.m2/s2. B. J/s. C. W. D. kg.m2/s3. 5. Một tàu chạy trên sông theo đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với một lực không đổi F = 5.103N. Lực thực hiện một công A = 15.106J thì xà lan rời chỗ theo phương của lực được quãng đường là: A. 6km. B. 3km. C. 4km. D. 5km. 6. Chọn câu Sai: A. Công của lực cản âm vì 900 < a < 1800. B. Công của lực phát động dương vì 900 > a > 00. C. Vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì công của trọng lực bằng không. D. Vật dịch chuyển trên mặt phẳng nghiêng công của trọng lực cũng bằng không. Đáp án 1.D 2. D 3. C 4.D 5. B 6. C Bài 25: : Động năng I. Kiến thức cần nhớ - ĐN động năng : Wđ = mv2 - Định lí biến thiên động năng: II. Đề cương ôn tập 1. Phát biểu định nghĩa động năng, viết biểu thức,cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. 2. Phát biểu định lí biến thiên động năng, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. III. Vận dụng 1. Điều nào sau đây là chính xác khi nói về định lý động năng? A. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay đổi theo công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. B. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay luôn lớn hơn hoặc bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. C. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. D. Độ biến thiên động năng của một vật tỷ lệ thuận với công thực hiện. 2. Khi nói về động năng của vật, phát biểu nào sau đây là sai? A. Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động tròn đều. B. Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều. C. Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động với gia tốc bằng không. D. Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động với gia tốc không đổi. 3. Chọn câu Sai: A. Công thức tính động năng: B. Đơn vị động năng là: kg.m/s2 C. Đơn vị động năng là đơn vị công. D. Đơn vị động năng là: W.s 4. Chọn câu Đúng. m không đổi, v tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ: A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 3 lần. D. cả 3 đáp án trên đều sai. 5. Chọn câu Đúng. v không đổi, m tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ: A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 3 lần. D. cả 3 đáp án trên đều sai. 6. Chọn câu Đúng. m giảm 1/2, v tăng gấp bốn thì động năng của vật sẽ: A. không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. tăng 8 lần. 7. Hai vật cùng khối lượng, chuyển động cùng vận tốc, nhưng một theo phương nằm ngang và một theo phương thẳng đứng. Hai vật sẽ có: A. Cùng động năng và cùng động lượng. B. Cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau. C. Động năng khác nhau nhưng có động lượng như nhau. D. Cả ba đáp án trên đều sai. 8. Một ôtô tải 5 tấn và một ôtô con 1300kg chuyển động cùng chiều trên đường, cái trước cái sau với cùng vận tốc không đổi 15m/s. Động năng của mỗi xe là: A. 281 250 và 146 250J B. 562 500J và 292 500J C. 562 500J và 146 250J D. 281 250J và 292 500J Đáp án: 1. C 2. D 3.B 4.A 5.B 6.D 7.A 8.C Bài 26: Thế năng I. Kiến thức cần nhớ - ĐN thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi Wt = mgz; Wt = - Định lí biến thiên thế năng AMN = Wt (M) - Wt (N) II. Đề cương ôn tập 1. Phát biểu định nghĩa thế năng trọng trường, viết biểu thức,cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. 2. Phát biểu định nghĩa thế năng đàn hồi, viết biểu thức,cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. 3. Phát biểu định lí biến thiên thế năng, viết biểu thức,cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. III. Vận dụng 1. Chọn câu Đúng: Đặc điểm của thế năng là: A. Phụ thuộc vào vị trí tương đối của vật so với mặt đất. B. Phụ thuộc vào độ biến dạng của vật so với trạng thái chưa biến dạng. C. Cả A và B. D. Phụ thuộc vào lực tương tác giữa vật và Trái Đất hoặc lực tương tác giữa các phần của vật. 2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường? A. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz. B. Thế năng trọng trường có đơn vị N/m2. C. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất. D. Khi tính thế năng trọng trường có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng. 3. Một vật có khối lượng 2kg có thế năng 10J đối với mặt đất . Lấy g = 10m/s2. Khi đó vật ở độ cao bằng bao nhiêu? A. 2m. B. 1m. C. 0,5m. D. 1,5m. 4. Chọn câu Đúng: Thế năng và động năng khác nhau là: A. Cùng là dạng năng lượng của chuyển động. B. Cùng là năng lượng dự trữ của vật. C. Động năng phụ thuộc vào vần tốc của và khối lượng vật còn thế năng phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác là lực thế. D. Cùng đơn vị công là Jun. 5. Chọn câu Sai: A. Wt = mgz. B. Wt = mg(z2 – z1). C. A12 = mg(z1 – z2). D. Wt = mgh. 6. Chọn câu Sai. Hệ thức cho biết: A. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng. B. Công của trọng lực chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và cuối của đường đi. C. Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi. D. Thế năng trong trường trọng lực cho biết công của vật thực hiện. 7. Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N vào lò xo cũng theo phương nằm ngang ta thấy nó dãn được 2cm.Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn được 2cm là: A. Wt = 0,06J. B. Wt = 0,03J. C. Wt = 0,04J. D. Wt = 0,05J. Đáp án: 1. C 2. B 3.C 4.B 5. B 6. D 7. B Bài 27: Cơ năng I. Kiến thức cần nhớ - ĐN cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường và của vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi : W = Wđ + Wt - Định luật bảo toàn cơ năng trong 2 trường hợp. - Hệ quả rút ra từ định luật bảo toàn cơ năng. II. Đề cương ôn tập 1. Phát biểu ĐN cơ năng trong trường hợp vật chuyển động trong trọng trường, viết biểu thức,cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. 2. Phát biểu ĐN cơ năng trong trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực, viết biểu thức,cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. 3. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng trong 2 trường hợp, từ đó suy ra hệ quả của định luật. III. Vận dụng 1. Trong trường hợp nào sau đây cơ năng của vật không thay đổi A. Vật chuyển động trong trọng trường, dưới tác dụng của trọng lực. B. Vật chuyển động dưới tác dụng của ngoại lực C. Vật chuyển động trong trọng trường và có lực ma sát tác dụng D. Vật chuyển động thẳng đều. 2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng đàn hồi của hệ vật và lò xo? A. Cơ năng đàn hồi bằng thế năng đàn hồi của lò xo B. Cơ năng đàn hồi bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo. C. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật và cũng bằng thế năng đàn hồi của lò xo. D. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật 3. Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn? A. Vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng. B. Vật rơi trong không khí. C. Vật chuyển động trong chất lỏng. D. Vật rơi tự do. 4. Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn cơ năng A. Khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. B. Trong một hệ kín thì cơ năng của mỗi vật trong hệ được bảo toàn. C. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn. D. Khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn. 5. Một vật có khối lượng 500g rơi tự do (không vận tốc đầu) từ độ cao h = 150m xuống đất, lấy g=10m/s 2. Động năng của vật tại độ cao 100m là bao nhiêu? A. 500J. B. 400J. C. 1000J. D. 250J. 6. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 9m/s, cho g = 10m/s2 (bỏ qua lực cản của không khí). Độ cao của vật khi thế năng bằng nửa động năng là: A. 1,35m. B. 0,90m. C. 1,25m. D. 1,45m. 7. Chọn câu đúng: Cơ năng là một đại lượng: A. có thể dương, âm, hoặc bằng 0. B. luôn luôn khác không. C. luôn luôn dương. D. luôn luôn dương hoặc bằng 0. 8. Chọn câu Sai. Biểu thức định luật bảo toàn cơ năng là: A. Wt + Wđ = const. B. C. A = W2 – W1 = DW. D. 9. Chọn câu Sai: A. Cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ học của vật tạo ra. B. Cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có thể thực hiện được. C. Cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thế năng của vật. D. Cơ năng của một vật có giá trị bằng công mà vật có thể thực hiện được. Đáp án: 1. A 2. B 3.D 4.A 5. D 6.A 7. A 8.C 9.B

File đính kèm:

  • docgiao an vat li 10.doc