- Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.
- Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
+ Hăng hái xây dựng bài.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh và mô hình con mắt.
- Hs : Đọc bài trước ơ nhà
IIi.Tiến trình:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra – Đặt vấn đề
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Bài 48: Mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/03/2013
Ngày giảng : /3/2013
Tiết 58: Bài 48. MAÉT
I. Môc tiªu:
1. KiÕn thøc:
- Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.
- Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
2. Kü n¨ng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh vật lí.
3. Th¸i ®é:
+ Hăng hái xây dựng bài.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh và mô hình con mắt.
- Hs : Đọc bài trước ơ nhà
IIi.Tiến trình:
Ổn định:
Kiểm tra – Đặt vấn đề
GV: Tên hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là gì ? Tác dụng của các bộ phận đó ?
HS: Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là vật kính và buồng tối. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
GV: Đặt vấn đề như SGK.
Bài mới:
Ho¹t ®éng 1: Tìm hiểu cấu tạo của mắt.
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Néi dung
+ HS đọc tài liệu , trả lời câu hỏi :
H: Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì ?
( HS TL: . . . .thể thủy tinh và màng lưới .)
H: Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như thấu kính hội tụ ?
Tiêu cự của nó có thể thay đổi như thế nào ? ( HSTL: Thể thủy
tinh là một TKHT , nó phồng lên, dẹt xuống để thay đổi tiêu cự..)
H: Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện lên ở đâu?
( HSTL: Ảnh của vật mà mắt ta nhìn thấy được sẽ hiện lên ở màng lưới )
I. Cấu tạo của mắt.
1/ Cấu tạo.
Mắt gồm hai bộ phận quan trọng nhất là:
+ Thể thủy tinh: Là một thấu kính hội tụ
có thể thay đổi tiêu cự.
+ Màng lưới ( hay võng mạc ): Ở đáy mắt, tại
đó ảnh hiện lên rõ nét.
2/ So sánh mắt và máy ảnh.
• Giống nhau:
- Thể thủy tinh và vật kính dều là thấu kính hội tụ.
- Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh.
• Khác nhau:
- Thể thủy tinh có tiêu cự thay đổi.
- Vật kính có tiêu cự thay đổi.
* Tích hợp GDBVMT:
- Thủy tinh thể của mắt làm bằng chất có chiết suất 1,34 (xấp xỉ chiết suất của nước) lên khi lặn xuống nước mà không đeo kính, mắt người không thể nhìn thấy mọi vật.
Ho¹t ®éng 2: Tìm hiểu sự điều tiết.
+ HS tìm hiểu thông tin từ SGK ® trả lời câu hỏi SGK.
H: Để nhìn rõ một vật thì mắt phải thực hiện quá trình gì? Sự điều tiết của mắt là gì?
+ 2 HS lên bảng vẽ ảnh của cùng một vật lên màng lưới khi vật đó ở xa và gần mắt => tiêu cự của thể thủy tinh thay đổi như thế nào ?
A1’B1’O đông dạng với ABO(g.g)
Vì AB và OA1’ không đổi nên nếu OA lớn thì ảnh A’1B’1 nhỏ và ngược lại.
A1’B1’F1 đông dạng với OIF1(g.g)
Vì OA1’ và AB không đổi, nên nếu A’1B’1 nhỏ thì OF1 lớn và ngược lại. Nghĩa là khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự của mắt càng lớn, khi nhìn các vật càng gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ.
II/ Sự điều tiết.
Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.
* Tích hợp GDBVMT:
- Không khí bị ô nhiễm, làm việc tại nơi thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá mức, làm việc trong tình trạng kém tập trung (do ô nhiễm tiếng ồn), làm việc gần nguồn sóng điện từ mạnh là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực và các bệnh về mắt.
- Các biện pháp bảo vệ mắt:
+ Luyện tập để có thói quen làm việc khoa học, tránh những tác hại cho mắt.
+ Làm việc tại nơi đủ ánh sáng, không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng quá mạnh.
+ Giữ gìn môi trường trong lành để bảo vệ mắt.
+ Kết hợp giữa hoạt động học tập và lao động nghỉ ngơi, vui chơi để bảo vệ mắt.
Ho¹t ®éng 3: Tìm hiểu điểm cực cận và điểm cực viễn:
+ HS tự đoc thông tin ở SGK ® trả lời câu hỏi:
H: Điểm cực viễn là gì?
H: Khoảng cực viễn là gì?
H: Điểm cực cận là gì?
H: Khoảng cực cận là gì?
+ GV thông báo : Tại điểm cực cận mắt phải điều tiết nên mỏi nắt .
+ GV yêu cầu HS xác định điểm cực cận và khoảng cực cận của mình.( Thực hiện câu / tr.130 – SGK)
III/.Điểm cực cận và điểm cực viễn.
1/Điềm cực viễn: Là điểm xa mắt nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết.. Ký hiệu : Cv
* Khoảng cực viễn: Là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt.
2/Điểm cực cận: Là diểm gần mắt nhất mà mắt có thể nhìn rõ được.
Ký hiệu : Cc
* Khoảng cực cận: Là khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt.
Vận dụng-Củng cố:
. 1 HS lên bảng trình bày ® HS khác làm vào vở.
+ 5 phút sau, GV kiểm tra vở của 3 HS ® sửa bài trên bảng .
TT
d = 20m = 2000cm
h = 8m = 800cm
d’ = 2cm
Tính h’= ?
. + HS dựa vào câu để trả lời :
- Cực viễn thì f dài nhất.
- Cực cận thì f ngắn nhất .
+ HS đọc mục “ Có thể em chưa biết “
Dặn dò:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm BTVN : Bài 48 ( Sách bài tập )
Tiết sau : “ Bài 49. Mắt cận và mắt lão “.
File đính kèm:
- T58.doc