Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Học kì I - Nguyễn Hoàng Hoanh - Tuần 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

- Biết được dạng đồ thị của sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

2. Kĩ năng:

- Vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

- Nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: - Vôn kế, ampe kế, dây dẫn, nguồn điện, công tắc

2. HS: SGK, Mỗi nhóm : 1 dây điện trở, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc, 1 nguồn điện, các đoạn dây nối.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra: ( không kiểm tra).

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Học kì I - Nguyễn Hoàng Hoanh - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : ĐIỆN HỌC Ngày soạn: 17-8-2013 Tuần 1 - Tiết 1 SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. - Biết được dạng đồ thị của sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. 2. Kĩ năng: - Vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Vôn kế, ampe kế, dây dẫn, nguồn điện, công tắc 2. HS: SGK, Mỗi nhóm : 1 dây điện trở, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc, 1 nguồn điện, các đoạn dây nối. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra: ( không kiểm tra). 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hđ1: Tiến hành thí nghiệm. GV: cho HS quan sát sơ đồ và giải thích HS: 4 nhóm quan sát sau đó lắp ráp thí nghiệm theo sơ đồ và tiến hành đo. GV: quan sát giúp đỡ HS HS: tổng hợp kết quả vào bảng 1 GV: giải thích sự khác nhau giữa kết quả của các nhóm HS: dựa vào kết quả TN để nhận xét mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế I. Thí nghiệm. 1. Sơ đồ mạch điện: SGK 2. Tiến hành thí nghiệm: C1: Kết quả đo Lần đo Hiệu điện thế (V) Cường độ dòng điện (A) 1 0 0 2 1.5 0.3 3 3 0.6 4 4.5 0.9 5 6 1.2 => khi tăng (giảm) hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện cũng tăng (giảm) Hđ 2: Nghiên cứu đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U. GV: đưa ra dạng đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế HS: nắm bắt thông tin và vẽ đồ thị theo kết quả của nhóm mình GV: nhận xét đồ thị của HS HS: đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này. II. Đồ thì biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. 1. Dạng đồ thị: Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tạo độ O C2: 2. Kết luận: SGK_tr 5 Hđ 3: Vận dụng. HS: suy nghĩ và trả lời C3 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3 HS: chia làm 4 nhóm để thảo luận với câu C4 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C4 HS: suy nghĩ và trả lời C5 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C5 III. Vận dụng. C3: - điểm 1: 2,5V - 0,5A - điểm 2: 3,5V - 0,7A - điểm M: V - A C4: Kết quả đo Lần đo Hiệu điện thế (V) Cường độ dòng điện (A) 1 2.0 0.1 2 2.5 0.125 3 4.0 0.2 4 5.0 0.25 5 6.0 0.3 C5: cường độ dòng điện tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn 4. Củng cố: GV hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm: + Nêu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn? + Nêu dạng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn? - Gọi 1 vài HS đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong SBT. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài và làm các bài tập 1.1 đến 1.4 (Tr4_SBT). - Chuẩn bị cho giờ sau: Các loại dây điện trở, bảng tính theo kết quả của bảng 1 và bảng 2. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 17-8-2013 Tiết 2 ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được định nghĩa điện trở và định luật Ôm. 2. Kĩ năng: - Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Ôm. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. - Nghiêm túc trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Sgk, bài soạn; Các loại điện trở 2. HS: Sgk, soạn bài. Máy tính bỏ túi, các loại dây điện trở, bảng tính theo kết quả của bảng 1 và bảng 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra: (4’) Câu hỏi: nêu mối quan hệ giữa cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn? Đáp án: khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hđ 1: Điện trở dây dẫn. HS: thảo luận với câu C1 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1 HS: suy nghĩ và trả lời C2 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C2 GV: cho HS quan sát các điện trở thực tế và giải thích định nghĩa về điện trở HS: nghe và nắm bắt thông tin sau đó nêu ý nghĩa của điện trở GV: tổng hợp ý kiến sau đó đưa ra kết luận chung cho phần này I. Điện trở của dây dẫn. 1. Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn: C1: - bảng 1: - bảng 2: C2: - đối với mỗi dây dẫn thì U/I không thay đổi - đối với hai dây dẫn khác nhau thì U/I là khác nhau 2. Điện trở: gọi là điện trở của dây dẫn - Đơn vị của điện trở là Ôm, kí hiệu là Ômega () với Hđ 2: Định luật Ôm. GV: nêu thông tin về hệ thức của đinh luật Ôm và giải thích HS: nắm bắt thông tin và thử phát biểu định luật GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này II. Định luật Ôm Hệ thức của định luật: hiệu điện thế cường độ dòng điện điện trở của dây dẫn 2. Phát biểu định luật: (SGK) Hđ 3: Vận dụng. HS: suy nghĩ và trả lời C3 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3 HS: thảo luận với câu C4 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C4 III. Vận dụng. C3: từ thay số: C4: ta có nên (lần) vậy dòng điện chạy qua bóng đèn thứ 1 lớn hơn qua bóng đèn 2 4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong SBT. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài và làm các bài tập 2.1 đến 2.4 (Tr5,6_SBT). - Chuẩn bị cho giờ sau. - Mỗi nhóm : Các dây điện trở, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc, 1 nguồn điện, các đoạn dây nối. - Báo cáo thực hành IV. Rút kinh nghiệm : KÍ DUYỆT TUẦN 01

File đính kèm:

  • docTUẦN 1.doc