I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức:
-Trả lời được câu hỏi : Thế nào là ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc
-Biết dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc
2/Kĩ năng: Biết tiến hành thí nghiệm để phân biệt ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc
3/Thái độ: Cẩn thận , trung thực .
II.CHUẨN BỊ
*Mỗi nhóm HS :
-1 đèn phát ra ánh sáng trắng
-1 bộ lọc màu
-1 đĩa CD.
-1 đèn laze
-1 biến áp nguồn.
Hộp che tối, bảng báo cáo thực hành
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34
Tiết: 67
THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC
VÀ KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD
I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức:
-Trả lời được câu hỏi : Thế nào là ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc
-Biết dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc
2/Kĩ năng: Biết tiến hành thí nghiệm để phân biệt ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc
3/Thái độ: Cẩn thận , trung thực .
II.CHUẨN BỊ
*Mỗi nhóm HS :
-1 đèn phát ra ánh sáng trắng
-1 bộ lọc màu
-1 đĩa CD.
-1 đèn laze
-1 biến áp nguồn.
Hộp che tối, bảng báo cáo thực hành
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các khái niệm ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc, các dụng cụ TN và cách tiến hành TN (10ph)
Ánh sáng đơn sắc là gì ?
Ánh sáng không đơn sắc là gì ?
-Giới thiệu dụng cụ
-Phát dụng cụ
-Mục đích TN là gì ?
-Cách tiến hành TN ?
-Cá nhân trả lời các câu hỏi .
-Các nhóm nhận dụng cụ .
-Thảo luận nêu mục đích và cách tiến hành TN .
Hoạt động 2 : Tiến hành TN phân tích ánh sáng màu do một số nguồn sáng màu phát ra. (20ph)
-Theo dõi, hướng dẫn
- Hướng dẫn những nhóm yếu.
- Nhắc nhở các nhóm còn sai sót.
-Nhận xét
-Tiến Hành TN
- Các nhóm làm theo hướng dẫn của giáo viên
- chú ý lắng nghe.
Hoạt động 3 :Hoàn thành báo cáo (9ph)
-Yêu cầu HS hoàn thành mẫu báo cáo .
-Thu mẫu báo cáo thực hành .
-Từng cá nhân hoàn thành mẫu báo cáo và nộp lại
-Thu dọn dụng cụ
4 : Củng cố
5: Dặn dò: (5ph)
-Nhận xét tiết thực hành, nhận xét những mặt được và chưa được của các nhóm.
-Chuẩn bị bài “Tổng kết chương quang học”
IV: RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 34
Tiết: 68
TỔNG KẾT CHƯƠNG III: QUANG HỌC
I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức:
-Hệ thống kiến thức đã học
-Vận dụng kiến thức đã học để giải thích và giải các bài tập .
2/Kĩ năng:-Biết vận dụng kiến thức đã học một cách hợp lí
3/Thái độ:-Nghiêm túc .
II.CHUẨN BỊ :
- GV: Bảng phụ, phấn màu, thước các loại.
- HS: Chuẩn bị bài ở nhà
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Trả lời câu hỏi tự kiểm tra (20ph)
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi tự kiểm tra từ 8 – 16
-Khẳng định lại
-Từng cá nhân trả lời
-Nhận xét
I.TỰ KIỂM TRA
8/Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Thể thủy tinh tương tự như vật kính, màng lưới tương tự như phim trong máy ảnh.
9/Điểm cực viễn và điểm cực cận .
10/Mắt cận không nhìn thấy vật ở xa. Khi nhìn vật ở gần thì phải đưa vật lại gần sát mắt.Khắc phục tật cận thị phải nhìn thấy vật ở xa do đó đeo kính phân kì.
11/Kính lúp dùng để quan sát vật nhỏ, là kính hội tụ có tiêu cự không quá 25cm
12/Nguồn phát ra ánh sáng trắng là mặt trời, đèn ống
-Nguồn tạo ánh sáng đỏ là đèn LED đỏ, đèn laze
13/Cho chùm sáng đó chiếu qua lăng kính hoặc đĩa CD
14/Muốn trộn hai ánh sáng màu với nhau, ta cho chùm sáng đó chiếu vào một chỗ trên màn chắn, ta thu được màu khác với hai màu ban đầu.
15/Tương tự câu C5 bài 55
16/Tác dụng nhiệt. Tác dụng này làm nước biển bốc hơi .
Hoạt động 2 : Làm bài tập vận dụng (20ph)
-Làm theo sự chỉ định của GV
-HS khác nhận xét
-Yêu HS làm các bài tập vận dụng
-Chốt lại
II.VẬN DỤNG
17.B ;
18.B;
19.B;
20.D
21.a-4;b-3;c-2;d-1
24.Gọi OA là khoảng cách từ mắt đến cửa; OA’ là khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới; AB là cái cửa; A’B’ là ảnh của cái cửa. Ta có :
25/a)Ánh sáng màu đỏ
b)ánh sáng màu lam
c)Không phải .vì sau sua khi các tấm lọc đã cản lại ánh sáng thì ánh sáng còn lại của chùm sáng trắng mà ta nhìn thấy.
26/Tác dụng sinh học của ánh sáng.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: (4p)
- Về nhà học từ bài “hiện tượng cảm ứng điện từ”
- Xem lại các dạng bài tập đã được học.
- Xem lại phần lí thuyết.
- Chuẩn bị tuần sau thi học kì II.
RÚT KINH NGHIỆM
TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT
HOÀNG VĨNH HOÀN
File đính kèm:
- Tuần 34.doc