Bài soạn ngữ văn 10 tập 2

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Hiểu được thế nào là trình bày một vấn đề; nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.

- Luyện tập để có khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể, tạo sự thuyết phục với người nghe.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc140 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn ngữ văn 10 tập 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trÞnh thÞ ngäc BÀI SOẠN Ng÷ v¨n 10 TËP 2 THANH HOÁ 2007 TIẾT 55- LÀM VĂN: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Hiểu được thế nào là trình bày một vấn đề; nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. - Luyện tập để có khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể, tạo sự thuyết phục với người nghe. B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. Bài tập: Từ thực tế cuộc sống, anh (chị) hãy cho biết tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. (HS trình bày. GV nhận xét và diễn giảng) Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. Bài tập: - Trình bày một vấn đề là trình bày trước người khác (thường là tập thể) một cách thuyết phục về những nhận thức, suy nghĩ, nguyện vọng,… của mình về một vấn đề nào đó. - Trình bày một vấn đề là việc làm thường xuyên và quan trọng của mỗi người trong cuộc sống cũng như trong công việc. - Muốn trình bày thành công một vấn đề cần rèn luyện một số thao tác cơ bản. Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc chuẩn bị. Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc chuẩn bị. (GV nêu tình huống trong SGK) Bài tập 1: Với tình huống trên, anh (chị) chon vấn đề như thế nào để trình bày? (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) Bài tập 1: Gợi ý: - Đề tài "Thời trang và tuổi trẻ" có thể bao gồm những vấn đề nào? - Bản thân am hiểu và thích vấn đề nào? - Xác định đối tượng nghe để lựa chọn vấn đề thích hợp. Bài tập 2: Với vấn đề đã chọn, anh (chị) hãy chuẩn bị đề cương cho phần trình bày của mình. (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét) Bài tập 2: Đề cương bao gồm những ý gì cà sắp xếp như thế nào cho hợp lí. Ví dụ chọn vấn đề "Thời trang với vẻ đẹp của người phụ nữ" có thể trình bày theo đề cương sau: - Trang phục là người bạn đồng hành với con người đặc biệt là người phụ nữ. - Trang phục giúp người phụ nữ tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại vốn có. - Thời trang chỉ thích hợp với những ai am hiểu và biết cách lựa chọn phù hợp với mình. - Vẻ đẹp bên ngoài không thể thay thế vẻ đẹp tâm hồn nên người phụ nữ cần phải chú ý tới cả hai. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày vấn đề. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày vấn đề. Bài tập: Dựa vào đề cương, anh (chị) hãy trình bày vấn đề trước lớp. (HS làm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét) Bài tập: Trình bày cần tuân thủ theo các bước: 1. Bắt đầu: chào cử tọa và giới thiệu vấn đề. 2. Trình bày nội dung vấn đề. 3. Kết thúc: chốt lại vấn đề; cảm ơn người nghe. Hoạt động 4: Luyện tập Hoạt động 4: Luyện tập Bài tập 1: Từ những câu trích trong các bài trình bày khác nhau (SGK), hãy cho miết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Bài tập 1: Khi trình bày một vấn đề thông thường phải đi qua ba bước: bắt đầu trình bày - trình bày nội dung chính, kết thúc và cảm ơn. Dựa vào cấu trúc này chúng ta có thể sắp xếp lại: 1. Các câu sau tương ứng với phần Bắt đầu trình bày: - Chào các bạn! cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tên tôi là .... ............................................ làm việc ở cơ quan................................................... - Chào các bạn! tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là........................................... - Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở Công ty.......................trong ...........năm........ 2. Câu sau tương ứng với phần Trình bày nội dung chính: - Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chính của đề tài. Thứ nhất... 3. Các câu sau tương ứng với phần Chuyển qua chủ đề khác: - Để xem xét tất cả các phương án có thể, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án. - Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lý phế thải.... 4. Các câu sau tương ứng với phần Kết thúc và cảm ơn: - Tôi muốn kết thúc bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu. - Giờ tôi sắp kết thúc bài nói và đến đây một lần nữa, lướt qua những điều chính đã nêu... Bài tập 2: Từ một số đề tài (SGK), hãy dự kiến các ý cần trình bày cho mỗi đề tài. (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Bài tập 3: Chọn một trong các đề tài để trình bày trước lớp. (GV hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà để trình bày trong giờ luyện tập hoặc ngoại khóa). Dự kiến các nội dung cần trình bày: a) Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày. - Ứng xử hàng ngày trong đời sống cộng đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo nên quan hệ giữa người với người. - Sự ứng xử phải thể hiện được nét thanh lịch. - Thế nào là nét thanh lịch trong ứng xử: + Qua thái độ, nét mặt, cử chỉ. + Qua lời nói, sự chân thành. + Qua sự am hiểu đối tượng... - Làm thế nào để tạo được nét đẹp thanh lịch trong ứng xử. b) Nghệ thuật gây thiện cảm. - Qua cách nói năng, sự giao tiếp. - Qua cử chỉ, hành động. - Qua vốn hiểu biết về đối tượng giao tiếp. - Qua vốn văn hoá.... c) Thần tượng của tuổi học trò. - Thế nào là thần tượng? - Biểu hiện của sự thần tượng ở tuổi học trò. + Sự ngưỡng mộ về một nhân vật nổi tiếng. + Sự bắt chước làm theo thần tượng. d) Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. - Vai ttrò của môi trường đối với cuộc sống của con người. - Các biện pháp giữ gìn môi trường.... e) An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người. - Thực tế về thảm hoạ vi phạm giao thông hiện nay. - Nguyên nhân dẫn đến những thảm hoạ về an toàn giao thông. + Sự coi tường tính mạng và pháp luật. + Ý thức về luật lệ giao thông kém. - Cách khắc phục, giữ an toàn giao thông... Bài tập 3: Gợi ý: Có thể dựa trên các nội dung chính ở các vấn đề đã nêu ở bài tập 2, từ đó chuẩn bị và trình bày trước lớp. Lưu ý chọn lựa cách giới thiệu, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói. Trước khi trình bày cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lý, sở thích của người nghe... TIẾT 56 - LÀM VĂN: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Hiểu được tác dụng của việc lập kế hoạch cá nhân trong công việc, trong các hoạt động của đời sống hàng ngày. - Nắm được cách lập kế hoạch cá nhân. - Có thói quen và có kĩ năng lập kế hoạch cá nhân và thực hiện kế hoạch cá nhân. B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: tìm hiểu sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân. Bài tập : Từ kinh nghiệm học tập của bản thân, hãy cho biết sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân. (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 1: tìm hiểu sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân. Bài tập : - Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định. - Khi lập được kế hoạch cá nhân, ta sẽ hình dung trước được công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí, tránh bỏ quên, bỏ sót công việc. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập kế hoạch cá nhân Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập kế hoạch cá nhân Bài tập 1: Hãy lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn để chuẩn bị thi hết học kì I. (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) Bài tập 1: - Phần mở đầu. - Nội dung kế hoạch: Nội dung ôn tập Hình thức và cách thức tiến hành Thời gian Bài tập 2: Từ bài tập 1, hãy rút ra cách lập kế hoạch cá nhân. (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) Bài tập 2: Cách lập kế hoạch cá nhân: - Chuẩn bị. - Lên kế hoạch gồm 2 phần: + Phần 1: Họ tên, nơi làm việc, chức danh,… + Phần 2: Nội dung công việc, thời gian, địa điểm,… - Lời văn cần ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng. Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: Đọc và cho biết những điểm khác biệt của bản kế hoạch cá nhân (SGK) (HS làm việc cá nhân, thảo luận và trình bày trước lớp) Bài tập 1: Đây là thời gian biểu chứ chưa phải bản kế hoạch cá nhân, vì chưa có phần tiêu đề. Phần nội dung chỉ mới nêu những công việc cần làm ứng với các mốc thời gian, chưa có phương hướng, địa điểm cũng như chưa dự kiến kết quả cần đạt được. Bài tập 2: Trao đổi, nhận xét và giúp bạn hoàn thiện kế hoạch Đại hội Đoàn (SGK). (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Bài tập 2: Bản kế hoạch còn quá sơ sài. Chưa ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung công việc. Có thể hoàn thành bản kế hoạch cá nhân này như sau: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN - Thời gian: 8 giờ 00, ngày 25/12/2006. - Địa điểm: Phòng học của lớp. - Nội dung công việc: TT Công việc Yêu cầu cần đạt Thời gian hoàn thành Ghi chú 1 Viết dự thảo báo cáo Báo cáo tổng kết và dự thảo phương hướng 20/ 12 Nhớ rút ra bài học kinh nghiệm 2 Họp ban tổ chức Phân công chuẩn bị 21/12 3 Đại hội trù bị trù bị Bầu BCH mới và thông qua báo cáo 22/12 4 Xin ý kiến Đoàn trường Về phương hướng hoạt động 23/12 5 Xin ý kiến GV chủ nhiệm lớp Về phương hướng hoạt động 23/12 6 Phân công nhiệm vụ các thành viên ban tổ chức Phân công chính thức công việc 24/12 Chú ý giấy mời 7 Tiến hành đại hội 25/12 Người lập kế hoạch BT chi đoàn Nguyễn Thị Quế Bài tập 3: Lập kế hoạch tham gia khóa đào tạo tin học. (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và thảo luận). Bài tập 3: Có thể lập kế hoạch giúp bạn theo mẫu sau: KẾ HOẠCH THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO TIN HỌC Họ và tên: Nguyễn Văn Thành Nội dung công việc: - Ghi tên đăng ký dự khoá học: Sáng thứ 2, ngày 12 /10 / 2006. - Sắp xếp thời gian biểu hợp lý để việc học nghề không ảnh hưởng đến chương trình học chính khoá. THỜI GIAN BIỂU Sáng (7h-11 h00) Trưa (11 h00- 13h00) Chiều (13 h- 17h00) Tối (17h-21h00) Thứ 2 Học chính khoá Nghỉ Tự học bài chính khóa Thực hành tin học Thứ 3 Học chính khoá Nghỉ Học thêm tiếng Anh Tự học bài chính khóa Thứ 4 Học chính khoá Nghỉ Học lớp tin học Thực hành tin học Thứ 5 Học chính khoá Nghỉ Học thêm tiếng Anh Tự học bài chính khóa Thứ 6 Học chính khoá Nghỉ Tự học bài chính khóa Tự học bài chính khóa Thứ 7 Học chính khoá Nghỉ Học lớp tin học Thực hành tin học Chủ nhật Học thêm tiếng Anh Nghỉ Học lớp tin học Thực hành tin học TIẾT 57- ĐỌC VĂN: BÀI PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Hiểu được Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật. - Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn Bài tập 1: HS đọc mục Tiểu dẫn (SGK) và cho biết: Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kì nào? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn Bài tập 1: Trương Hán Siêu người Ninh Bình, từng tham gia kháng chiến chống Nguyên- Mông, làm quan dưới bốn triều nhà Trần, không rõ năn sinh, mất năm 1354. Bài tập 2: Anh (chị) hiểu gì về thể phú? Bài Phú sông Bạch Đằng được đánh giá thế nào? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Bài tập 2: + Phú là một thể loại trong văn học cổ, phân biệt với thơ, hịch, cáo... + Bài Phú Sông Bạch Đằng thuộc loại phú cổ thể (phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Bài tập 1: Đọc đoạn 1 và cho biết: a) Nhân vật “khách” trong bài phú là người thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? (Xem SGK) (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) Bài tập 1: a) Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưng mình là “khách”, là “nhân”. Ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác giả, vừa là nhân vật. Theo nội dung đoạn 1, “khách” là một bậc hào hoa, phóng túng, thuộc giới "tao nhân mặc khách", ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “tráng chí”, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể... - Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng được coi là địa danh không thể không đến. b) Trước cảnh sông nước Bạch đằng, “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của “khách” ra sao? (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) b) Trước hình ảnh Bạch Đằng "bát ngát", "thướt tha" với "nước trời" "phong cảnh ...", "bờ lau", "bến lách"..., nhân vật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, biết bao người anh hùng đã khuất... Nhưng sau cảm giác buồn thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc. Bài tập 2: Về nhân vật "bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2 (Xem SGK). a) Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì? Bài tập 2: a) Nhà văn tạo ra nhân vật "các bô lão" tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận thuỷ chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư cấu và thực ra cũng là một kiểu “nhân vật tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác giả). b) Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch đằng được gợi lên như thế nào? (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) c) Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao? b) Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Ở đây có trận chiến từ thời Ngô Quyền, nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng"... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng (Muôn đội thuyền bè/ tinh kỳ phấp phới), khí thế "hùng hổ" "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt phải mờ/bầu trời đất sắp đổi". Trận đánh "kinh thiên động địa"được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, cảm giác, tưởng tượng... được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. c) Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. d) Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả lại viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan"? (HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày) d) Kết thúc đoạn 2 tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan". Đó là vì, tác giả làm bài phú này khi nhà Trần đã có dấu hiệu suy thoái (Theo Tiểu dẫn).Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thất hổ thẹn vì thế hệ hiện thời tỏ ra không xứng đáng. Bài tập 3: Trong đoạn 3, tác giả tự hào về non sông hùng vĩ, gắn liền với chiến công lịch sử, nhưng khẳng định nhân tố nào quyết định thắng lợi của công cuộc đánh giặc giữ nước? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Hoạt động 3: Tổng kết Bài tập: Nêu khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Bài phú sông Bạch Đằng. (HS khái quát lại bài học thành các ý trên giấy nháp rồi trình bày trước lớp) Bài tập 3: Đoạn 3 của bài phú chứa nhiều suy ngẫm có tính triết lý. Lời ca của các bô lão mang âm hưởng của dòng sông sử thi, dòng sông cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy ngày đêm. Một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố được nhấn mạnh, nêu cao là "Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao". Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta. Hoạt động 3: Tổng kết Bài tập: 1. Giá trị nội dung: Bài phú sông Bạch Đằng thông qua việc tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con người của tác giả. 2. Giá trị nghệ thuật: Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước. Bài phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong nền văn học Việt Nam thời trung đại. TIẾT 58, 59, 60- ĐỌC VĂN: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Bình Ngô đại cáo) Nguyễn Trãi A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Qua cuộc đời và sự nghiệp, hiểu được Nguyễn Trãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hoá lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tọcc và là danh nhân văn hóa thế giới. - Hiểu được Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ, một "áng thiên cổ hùng văn", bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam, mà ở đó tác giả đã kết hợp tài tình sức mạnh của lý lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật. Bài cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu một tác gia văn học trung đại, đọc- hiểu một tác phẩm thuộc thể loại văn chính luận cổ điển với những đặc trưng riêng của thể cáo. B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN I: TÁC GIẢ Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi Bài tập 1: Đọc mục I (SGK) và cho biết: a) Cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện quan trọng nào? (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) Bài tập 1: a) Các sự kiện quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Trãi: + Sinh năm 1380, cháu ngoại quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, con trai của Nguyễn Phi Khanh -một thầy đồ nghèo xứ Nghệ (sau biết được tổ tiên là tể tướng Nguyễn Bặc thời nhà Đinh). + Giặc Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt cùng các triều thần nhà Hồ. Nguyễn Trãi theo lời cha dặn, trở về tìm đường "rửa nhục cho nước, trả thù cho cha". + Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách và trở thành quân sư số một bên cạnh Lê Lợi, góp phần quan trọng đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Đây là thời kỳ bộc lộ rõ nhất thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao... của Nguyễn Trãi. + Bước sang thời kỳ hoà bình (1429), Nguyễn Trãi bị vua nghi ngờ (cùng Trần Nguyên Hãn), bị bắt rồi tha, nhưng không được trọng dụng, phải tìm về cuộc sống ẩn dật. + Vụ án Lệ chi viên (1442) khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Trước tác của ông tuy bị cấm, bị đốt song vẫn tìm thấy gần như nguyên vẹn trong lòng dân.Hơn 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi. b) Phân tích các sự kiện thể hiện con người và tầm vóc vĩ đại của ông. (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) b) Các sự kiện thể hiện con người và tầm vóc của Nguyễn Trãi: + Nghe lời cha dặn, không theo cha sang Trung Quốc mà trở về tìm đến khởi nghĩa Lam Sơn. + Dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh tan giặc Ngô) cho Lê Lợi. + Trở thành quân sư số một của Lê Lợi, cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, soạn các loại văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Bài tập 2: Đọc mục II (SGK) và cho biết: Những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi và đóng góp của Nguyễn Trãi đối với nền văn hoá dân tộc? (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) Bài tập 2: Các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi: + Về lịch sử: Lam Sơn thực lục. + Về địa lý: Dư địa chí. + Về chính trị, quân sự: Quân trung từ mệnh tập. + Về văn học: Ức Trai thi tập (thơ chữ Hán), Quốc âm thi tập (thơ chữ Nôm) v.v... Loại sáng tác nào của ông cũng có ý nghĩa khai mở cho đời sau. Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Trãi Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Trãi Bài tập 1: Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung tư tưởng của thơ văn Nguyễn Trãi. (HS kết hợp với các bài đã học để trả lời câu hỏi) Bài tập 1: Giá trị nội dung tư tưởng: Luôn xuất phát từ quan điểm tư tưởng “lấy dân làm gốc”, tư tưởng đó hoà quyện với tinh thần yêu dân, yêu nước lí tưởng nhân nghĩa đã trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt trong thơ văn Nguyễn Trãi. Cũng xuất phát từ tư tưởng này mà thơ văn Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đấu vì dân, vì nước, vì chính nghĩa. - Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện rõ ý thức xây dựng nhân cách con người mang tinh thần nhân văn cao đẹp (hiếu học, trọng đức, trọng tài, đem tài đức cống hiến cho dân, cho nước, cho đời), đồng thời mang những triết lý giản dị mà sâu sắc, giàu trải nghiệm. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tình tứ, phong lưu, lãng mạn cũng là một trong những nội dung đặc sắc của thơ văn Nguyễn Trãi. Bài tập 2: Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi. (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) Bài tập 2: Giá trị nghệ thuật: - Thơ: "Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam" (Lê Trí Viễn). Ông là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt. Quốc âm thi tập là tập thơ tiếng Việt sớm nhất còn lại đến ngày nay. Thơ Nôm của Nguyễn Trãi dùng nhiều hình ảnh đẹp mang tính dân tộc (như cây chuối, cây xoan, bè rau muống, giậu mùng tơi,...); Nguyễn Trãi đưa nhiều từ thuần Việt, từ láy, nhiều câu ca dao, tục ngữ vào thơ; Nguyễn Trãi sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn (như các bài Cảnh ngày hè, Cây thông v.v...) chưa từng có trước đó, coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng Việt, phổ biến trong thế kỉ XV, XVI. - Văn chính luận: Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén có tính thuyết phục cao. Hoạt động 3: Tổng kết Bài tập: Dựa vào mục III (SGK) hãy khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) Hoạt động 3: Tổng kết Bài tập: Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa của thế giới, nhà văn văn và nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc đã có công viết nên những trang hào hùng của lịch sử giữ nước và xây dựng nền móng cho nền văn hóa, văn học dân tộc. Ông luôn nêu cao tư tưởng yêu nước, thương dân, gắn bó với thiên nhiên đất nước. đặc biệt, ông là người có công khơi dòng thơ Nôm, tạo nguồn cảm hứng cho văn học viết bằng tiếng dân tộc sau này. PHẦN II: TÁC PHẨM Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và bố cục bài cáo. Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và bố cục bài cáo Bài tập 1: Đọc mục Tiểu dẫn (SGK) và cho biết, Bình Ngô đại cáo được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2: Hãy tóm lược ý chính của từng đoạn. Bài tập 1: Hoàn cảnh sáng tác: Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh, cuối năm 1427, Nguyễn Trãi được Lê Lợi giao soạn thảo Đại cáo bình Ngô nhằm tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố trước thiên hạ về sự ra đời của một triều đại mới, bắt đầu một thời đại mới trên đất nước Đại Việt. Bài tập 2: Ý chính của các đoạn: - Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của nước Đại Việt. - Đoạn 2: Nêu cao lòng căm thù, tố cáo và lên án gay gắt tội ác của giặc Minh. - Đoạn 3: Kể lại diễn biến của cuộc kháng chiến từ khi mở đầu hết sức khó khăn đến lúc thắng lợi hoàn toàn, nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Đoạn 4: Lời tuyên bố hoà bình, khẳng định ý nghĩa của cuộc kháng chiến. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. Bài tập1: Tìm hiểu đoạn mở đầu (Từ "Từng nghe”... đến "...chứng cớ còn ghi”): a) Có những chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo? b) Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập? c) Tác giả đã có cách viết như thế nào để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập1: a) Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Nguyên lí này có hai nội dung: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt. b) Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập bởi vì sau khi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, tác giả nói về sự tồn tại độc

File đính kèm:

  • docThiet ke bai soan NV 10 T2 chuan.doc