Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 26,27- Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương, tình nghĩacủa người bình dân trong xãhội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc trữ tình dân gian.

- Đồng cảm với tâm hồn người lao động và sáng tác của họ.

B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :

- Sgk, Sgv.

- Thiết kế bài học :

C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :

 Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1/ Ổn định :

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/ Bài mới :

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 26,27- Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26,27. Đọc văn: CA DAO THAN THÂN YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh : - Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương, tình nghĩacủa người bình dân trong xãhội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc trữ tình dân gian. - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và sáng tác của họ. B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sgk, Sgv. - Thiết kế bài học : C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Bài mới : Tiến trình tổ chức các hoạt động. Yêu cầu cần đạt Hoạt động1: Đọc- tìm hiểu tiểu dẫn : G/V : Hỏi : - Ca dao là gì ? - Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của ca dao? - Phân loại chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa ? Hoạt động 2: Đọc- tìm hiểu nội dung chùm ca dao trên. - Học sinh đọc bài ca dao số 1 và 2 . - Em hãy cho biết điểm giống nhau giữa hai bài ca dao trên là gì ? - Mở đầu hai bài ca dao này là lời của ai? Đó là lời gì? Vì sao em biết ? - Điểm khác nhau giữ hai bài ca dao trên ? - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao này là gì ? - Tại sao tác giả lại so sánh thân em với tấm lụa đào, có hàm ý gì không ? - Ẩn ý của câu ca dao này ở chỗ nào ? - Điểm khác biệt của bài ca dao số2 là gì ? - Nghệ thuật sử dụng trong bài ca dao này ? -Chi tiết “Củ ấu gai” được đem ra so sánh có tác dụng như thế nào ? -Em thử liên hệ đến một số tác phẩm văn học khác cũng nói lên ý nghĩa đó ? - Hãy tìm nhưng bài ca dao có cách mở đầu : Thân em như ... -Mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài ca dao trên ? -Đại từ “Ai”được dùng có ý nghĩa như thế nào . -Tìm những câu ca dao thể hiện tâm trạng đó? - Mặc dù lỡ duyên nhưng tình cảm của họ không bao giờ thay đổi . Em hãy chứng minh điều đó ở những câu ca dao tiếp theo ? -Cặp từ Mình – Ta nói lên ý nghĩa gì ? -Em hãy rút ra kết luận về chùm ca dao than thân trên ? I/ Tìm hiểu chung : - Giới thiệu vài nét về ca dao. - Đặc trưng của ca dao: + Nội dung: + Nghệ thuật: (Xem sách giáo khoa/ ) II/ Đọc- hiểu : 1/ Tiếng hát than thân (Bài 1, 2, 3). Bài 1, 2: Bài ca dao số 1 và 2 đều mở đầu bằng:Thân em như . -> Lời than của người phụ nữ. * Bài 1: -Nghệ thuật so sánh : Thân em – Tấm lụa đào . + Tấm lụa: Đẹp, mềm mại, quí giá. -> Sắc đẹp, tuổi xuân của người phụ nữ . + Phất phơ giữa chơ: Từ láy -> Như món hàng để mua bán . -> Sự đối lập giữa hai hình ảnh : Tăng nỗi chua xót . -> Câu ca dao ẩn dụ lên số phận bị phụ thuộc của người phụ nữ, họ không tự quyết định số phận của mình . * Bài 2 : - Nghệ thuật so sánh : Thân em – Củ ấu gai . - Củ ấu gai : Ruột trắng > < Vỏ đen . ->Nhấn mạnh bản chất bên trong. =>Ẩn dụ -> Khẳng định giá trị thực của người phụ nữ . - Lời gọi, mời mọc rất da diết và cả sự ngậm ngùi chua xót. --> giá trị thực không được ai biết đến. Tóm lại: 2 bài ca dao --> Nỗi đau thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ và giá trị thực của họ không ai biết đến. 2/ Tiếng hát yêu thương tình nghĩa(Bài 3,4,5,6 ) a/ Bài 3: Mở đầu bằng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng.--> Tâm trạng chua xót của chàng trai vì lỡ duyên . - Đại từ “Ai” phiếm chỉ nhưng bao hàm ý xác định . --> Xoáy sâu vào lòng người nỗi niềm chua xót, đắng cay. - Nghệ thuật chơi chữ tài hoa, tinh tế: Khế chua- Lòng người chua xót. --> Nói khế để bộc lộ lòng mình. => Lời than càng da diết hơn . - Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - Lặp “Sánh với”. - Láy “Chằng chằng” => Khẳng định tình nghĩa bền vững thủy chung như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng . - Mình – Ta :Cách nói quen thuộc của ca dao --> Sự thân mật, gắn bó . --> Hỏi để bộc lộ lòng mình . - Câu cuối cùng : Ta như ... --> Sự chờ đợi mỏi mòn, cô đơn, vô vọng nhưng tình nghĩa vẫn không thay đổi . * Tiểu kết : Ba bài ca dao trên là tiếng hát than thân của người phụ nữ và nỗi niềm xót xa của chàng trai vì lỡ duyên .Qua đó còn là lời phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ. 4/ Củng cố : Qua bài học này cần nắm được những nét chính sau : - Ca dao là gì ? Đặc trưng của ca dao ? - Thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. - Tâm trạng của những con người bị lỡ duyên . - Ý nghĩa phản ánh xã hội . 5/ Dặn dò : - Học thuộc lòng ba bài ca dao .Nắm nội dung bài học . - Chuẩn bị bà mới : Soạn tiếp những bài ca dao còn lại ( Chùm ca dao yêu thương tình nghĩa) * Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docGiao an 10(8).doc