Bài soạn văn học 11

1.NGÔN NGỮ CHUNG LÀ GÌ?

là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp.

Ví dụ:tất cả mọi người khi mới gặp nhau đều dùng chung từ “chào”, các từ “nhà, xe, chạy, ăn” tất cả mọi người tromg cộng đồng đều hiểu, đều sử dụng. từ chung của cộng đồng cách đặt

Ngôn ngữ chung bao gồm các hệ thông các đơn vị, quy tắc, các chuẩn mực xác địnhvề ngữ âm-- chữ viết, từ vựng và ngữ pháp

Ví dụ: Âm tiếng Việt là đơn âm và được phát âm tuỳ theo từng vùng, từng miền.

Các quy tắc chung: cấu tạo từ, cấu tạo câu.đó là những cái chung không ai có thể thây đổi nếu muốn giao tiếp thành công.

 

doc100 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn văn học 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ba: Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân Yêu cầu: giúp học sinh hiểu được khái niệm ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân Có ý thức học ngôn ngữ chung và trau dồi lời nói cá nhân. Nội dung – phương pháp bài giảng: Hoạt động của thầy hoạt động của trò Thế nào là ngôn ngữ chung? Cho ví dụ? Các yếu tố tạo nên ngôn ngữ chung? Biểu hiện cụ thể củacác yếu tố trong ngôn ngữ chung? Phân tích biểu hiện của tính chung trong một ví dụ cụ thể? Muốn giao tiếp tốt trước hết chúng ta phải làm gì? I.Ngôn ngữ chung: 1.ngôn ngữ chung là gì? là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp. Ví dụ:tất cả mọi người khi mới gặp nhau đều dùng chung từ “chào”, các từ “nhà, xe, chạy, ăn”… tất cả mọi người tromg cộng đồng đều hiểu, đều sử dụng. từ chung của cộng đồng cách đặt Ngôn ngữ chung bao gồm các hệ thông các đơn vị, quy tắc, các chuẩn mực xác địnhvề ngữ âm-- chữ viết, từ vựng và ngữ pháp Ví dụ: Âm tiếng Việt là đơn âm và được phát âm tuỳ theo từng vùng, từng miền. Các quy tắc chung: cấu tạo từ, cấu tạo câu..đó là những cái chung không ai có thể thây đổi nếu muốn giao tiếp thành công. 2. Biểu hiện của ngôn ngữ chung: “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ( Đất nước – Nguyễn Đình Thi) Tất cả các từ trong đoạn thơ đều là quen thuộc trong vốn câu cũng theo đúng chuẩn ngữ pháp nên ta có thể hiểu rõ đoạn thơ nói gì? 3. kỹ năng nắm bắt ngôn ngữ chung: => Trước hết chúng ta phải nắm được ngôn ngữ chung bằng cách: Nghe và nói, học bằng kí tự (chữ viết) Lời nói cá nhân là gì? Đặc điểm của lời nói cá nhân? So sánh để chỉ ra những dấu ấn cá nhân trong hai đoạn thơ sau? Em hãy so sánh trên cấp độ ngữ âm? So sánh trên cấp độ từ? Từ đó rút ra nét khác biệt về hiểu quả biểu đạt của hai đoạnn thơ? Những yếu tố cần thiết để tạo dựng lời nói có nghệ thuật? Từ những tiêu chí trên, em hãy thử trình bày một đoạn lời nói bằng nhiều cách để đạt đến độ hay và đẹp? II.Lời nói cá nhân: 1.Lời nói cá nhân là gì? Đó là lời nói do mỗi cá nhân tạo lập trong những tình huống giao tiếp cụ thể. 2.Đặc điểm của lời nói cá nhân: dấu ấn cá nhân: + thói quen dùng từ + phát âm + cách diễn đạt… - dấu ấn cá nhân được trau chuốt thành lời nói có phong cách nghệ thuật. ví dụ: Có thể xét tính cá thể trong đoạn thơ sau: “cửa son đỏ loét tùm hum nóc Bậc đac xanh rì lún phún rêu” ( Hồ Xuân Hương) “bước tới đèo ngang bóng xế tà cỏ cây chen đá lá chen hoa” (Bà huyện Thanh quan) + cấp độ âm: Đoạn thơ một có âm sắc mạnh mẽ do sự kết hợp nhiều thanh trắc Đoạn hai có âm hưởng nhẹ nhàng thanh thoát hơn do kết hợp nhiều thanh bằng. + cấp độ từ: Đoạn một: có sử dụng nhiều tính từ, và những từ chỉ mức độ như đỏ loét, xanh rì, lún phún. Đó là những làm nổi bật tính tạo hình cho câu thơ. Đoạn hai: không dùng tính từ, dùng hai động từ “chen”, “bước” thể hiện hành động. + cấp độ cụm từ: Đoạn một: nhà thơ có ý thức tạo ra những cụm từ, phân biệt nghĩa định danh rõ ràng. Đoạn hai: không tạo cụm mà chủ yếu tạo câu. + kết cấu câu: Đoạn một: chú ý kết cấu đối chạt chẽ tạo nên sự đối sánh về ý. Đoạn hai: không dùng kết cấu đối, mà dùng kết cấu tuyến tính làm nổi bật thứ tự cái nhìn thấy. + hiệu quả: Đoạn một: khắc sâu ấn tượng của thịgiác, đập mạnh vào trực giác. Đoạn hai: khắc sâu ấn tượng cảm giác, gợi mở cảm xúc. III.Củng cố: Tạo dựng được lời nói có nghệ thuật: + tìm ý + tìm cách diễn đạt các ý được rõ ràng mạch lạc. + tìm những từ ngữ, kết cấu ngôn từ để diễn đạt ý đó thật hay, thật đẹp. Tiết thứ 5 Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu Yêu cầu:Hiểu được tư tưởng ghét hôn quân bạo chúa, thương người hiền tài của tác giả qua lời ông quán trong đoạn trích. Thấy được nghệ thuật truyền cảm bằng cách dùng điệp ngữ, thành ngữ tiểu đối, từ láy trong đoạn trích. Nội dung- phương pháp Ông Quán ghét những gì và ghét những ai? Ông Quán ghét những gì? Tại sao? Vậy từ đó ta thấy ông Quán vì ai mà ghét? Ông Quán ghét như thế nào? Ông Quán thương những ai? Vì sao thương? Tình yêu thương của ông Quán được thể hiện đối với những người tài lành này như thế nào? I.Tiểu dẫn: Xuất xứ đoạn trích: Truyện Lục Vân Tiên đọan trích từ câu 473 đến câu 504 2. Nhân vật ông quán: mô típ nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu- các nhân vật thuộc thành phần lao động nghèo khổ, nhưng thực chất họ là những Nho sỹ đi ở ẩn giữa cuộc đời đen bạc. 3.Chủ đề đoạn trích: thể hiện quan điểm thương dân ghét hôn quân bạo chúa của nhà thơ. II. Phân tích đoạn thơ: 1.Phần thứ nhất: ông quán ghét: - Ghét việc tầm phào-những việc làm không có ích lợi cho cuộc sống - Vua Kiệt, vua Trụ, U vương, Lệ vương, Ngũ Bá, Thúc Quý. - Kiệt Trụ mê dâm, ULệ đa đoan, phân vân, phân băng. Dân sa hầm sẩy hang, dân chịu lầm than,dân nhọc nhằn, rối dân. Ông Quán vì dân mà ghét, ghét những kẻ làm hại nhân dân, hại nước. Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm. Ghét đến mức mãnh liệt nhất, triệt để nhất cái ghét đã trở thành lòng căm thù. Ông căm thù tất cả những kẻ làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân. Điều đó thể hiện rõ tính nhân dân sâu sắc của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. 2.Phần hai: Ông Quán thương: Khổng tử, Nhan tử, Gia Cát, Đồng tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm, lạc. --- Vì họ gặp phải những việc trắc trở trong cuộc đời: họ là những người tài cao chí cả nhưng gặp phải những rủi ro bất hạnh, những ngang trái trong cuộc đời. - Điệp từ thương được nhắc lại hàng chục lần ànó thể hiện tình thương sâu sắc của nhà thơ đối với những người tài lành. Đó là những lời tâm huyết của nhà thơ. III. Tổng kết: mượn lời nhân vật trong tác phẩm nhà thơ đã thể hiện một cách rõ ràng lẽ ghét và niềm thương của mình. Ghét và thương đều dựa trên quan điểm vì nhân dân, cho nhân dân vì thế ghét thương là những tình cảm cá nhân nhưng ở đây đã mang tầm rộng lớn tính nhân dân. Ghét và thương đó chính là mục đích chiến đấu của tác giả. Luyện tập: Khái quát tưởng của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” Chỉ ra giọng điệu lời văn của tác phẩm: sắc tháicảm xúc của lời văn được tạo nên bởi các phương tiện ngôn ngữ như: từ nhân xưng, danh từ, động từ, thàh ngữ, biện pháp tu từ,…cùng biểu hiện thái độ tình cảm chủ đạo như yêu ghét, mỉa mai, chế nhạo,…Chẳng hạn,giọng điệu cảm thương, giọng điệu trào phúng, giọng điệu ngợi ca… Chỉ ra các phương tiện ngôn ngữ như: điệp ngữ, thành ngữ, từ láy, tiểu đối để thấy được giọng điêụ của ông quán. Tiết thứ 7 Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân Yêu cầu: giúp học sinh biệt phân tích làm nổi bật cách tác giả vận dụng ngôn ngữ chungvào việc tạo lập tác phẩm văn chương. Nội dung – phương pháp bài giảng Để làm rõ nét riêng của mỗi tác giả em cần phải sử dụng thao tác gì? Từ những nét chung này em rút ra điều gì? Để so sánh các đối tượng chúng ta cần phải có những tiêu chí nào? ý nghĩa của cách dùng từ này? chỉ ra nét riêng này? I.luyện tập bài tập 1: chỉ ra nét chung trong các đoạn thơ: a.nét chung về nội dung: - Các đoạn thơ đều miêu tả bức tranh đêm trăng. - Bức tranh đó đều thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. b. nét chung về hình thức ngôn từ: đều làm bằng thơ. Dùng tiếng Việt. Dùng bút pháp tả ->các tác giả đều sử dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập văn bản của mình. Ngon ngữ chung là cơ sở của lời nói riêng. nét riêng trong lời nói của mỗi tác giả: a.Cấp độ từ: Đoạn một: dùng từ “nguyệt”, “hoa” “bông” Đoạn hai: dùng từ “gương nga” “cây” “cành” Đoạn ba: dùng từ “trăng” “cổ thụ” Các từ này đều dùng để gọi tên đối tượng dược miêu tả, nhưng mỗi cách gọi lại làm nổi bật một nét riêng của tác giả. b. Cấp độ thể loại: đoạn1 là thơ song thất lục bát thể ngâm khúc, đoạn 2 là thơ lục bát thể tự sự, đoạn 3 là thơ thất ngôn thể trữ tình.vì thế đoạn một thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình khi ngẫm nghĩ về cuộc đời. Đoạn 2 kể lại cái nhìn của nàng Kiều sau khi gặp Kim Trọng trong đem trăng mơ màng. đoạn 3 thể hiện cặp mắt tinh tế và những tình cảm của nhà cách mạng Hồ Chí Minh trước vận mệnh của tổ quốc. Bài tập hai: Hướng dẫn học sinh chú ý ý nghia của các biện pháp tu từ: Nhân hóa: “tiếng đàn ngậm ngùi, hậm hực,u uất, ủ kín bực dọc bưng bít, than thở… - Biện pháp so sánh - Lặp cấu trúc. Bài tập 4: hướng dẫn học sinh chú ý các biện pháp so sanh trong các câu thơ có sự khác nhau về cấu trúc Theo sơ đồ sau: Vậtđược so sánh (1) Phương tiện so sánh (2) Từngữ Sosánh (3) Vậtdùng so sánh (4) Từ đó thấy câu 1, 2 có đủ các vị trí (1) (2) (3) (4). Câu 3 , và đoạn trích của Nguyễn Tuân thì có một số vị trí để trống, cần phải suy luận để hiểu. Vị trí (4) trong các ví dụ cũng có sự khác biệt em hãy chỉ ra sự khác biệt đó? Tiết thứ 9.10 Văn tế nghĩa sỹ cần giuộc Nguyễn Đình Chiểu Yêu cầu: Hiểu được vẻ đẹp bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sỹnông dân Cần Giuộc và thấy được thái đọ cảm phục, xót thương của tác giả đối với họ. Nắm được giá trị nghệ thuật của bài văn tế. Nội dung- phương pháp Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Hiểu biết của em về văn tế? Nêu chủ đề tác phẩm? Câu văn mở đầu có gì đặc biệt? Qua câu văn tác giả diễn tả được điều gì? Câu tiếp theo có ý nghĩa gì? Hai câu đầu tác giả thể hiện điều gì? Những người nông dân nghĩa sỹ hiện lên như thế nào trong ngoì bút của nhà văn? Họ là những ai? Họ có cuộc sống như thế nào? Tác giả đẫ tái hiện hình ảnh người nông dân như thế nào? Mục đích của nhà văn khi nhấn mạnh điều này? Thái độ cảm xúc của nhà văn khi viết về điều này? Tác giả còn khắc họa người nông dân nghĩa sỹ ở phương diện nào? Diễn biến tình cảm của họ? Sự tình nguyện được thể hiện bằnh nhưng từ ngữ nào? Khắc họa diễn biến tâm lý của những người nghĩa sỹ nhà văn đã làm nổi bật được điều gì? Hình ảnh người nông dân nghĩa sỹ khi ra trận được thể hiện như thế nào? Ngòi bút của nhà văn khi thể hiện những thiếu thốn của các nghĩa quânnhư thế nào? Tại sao tác giả lại khắc họa sâu sắc những thiếu thốn của nghĩa quân? Giây phút công đồn của nghĩa quânđược khắc họa như thế nào? Thể hiện được điều gì? Tiếng khóc thương đã được nhà thơ thể hiện như thế nào? đầu tiên nỗi đau được toát ra từ hiện thực nào? để làm giảm bớt nỗi đau nhà thơ lý giải cái chết của họ như thế nào? Nỗi đau lớn lao được thể hiện qua những câu văn nào? diễn tả được điều gì? I.Tiểu dẫn: 1.Hoàn cảnh sáng tác: Sau một thời gian chiến đấu oanh liệt, nghĩa quân ta không thể chống cự được với vũ khí tối tân của giặc. Ta mất ba tỉnh miền đông. Ngày 16-12 -1861 Nghĩa quân tấn công đồn Cần Giuộc- Gia Định gây tổn thất cho giặc nhưng quân ta bị hy sinh 21 người. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang yêu cầu Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế này. 2.Thể loại văn tế: Văn tế viết theo thể phú Đường luật Đọc vận. Nhiều lọai câu biền ngẫu. 3.Chủ đề: Ngợi ca phẩm chất, tinh thần của những người nông dân nghĩa sỹ. Đồng thời ngưỡng mộ kính phục đức hy sinh của họ. à Bài văn tế là kiệt tác văn chương và là tiếng khóc bi ai nhát cho một giai đoạn lịch sử dân tộc. II.PHân tích: 1.Lung khởi: -Là một tiếng khóc : Hỡi ơi! – thống thiết bi ai kéo dài mãi xoáy sâu vào lòng người làm vang động cả đất trời. + Đối: Súng giặc đất rền><lòng dân trời tỏ à phác họa khái quát đặc điểm hoàn cảnh lịch sử của đát nước lúc bấy giờ. - Súng giặc đất rền: làm nổi bật cái khủng khiếp khốc liệt của chiến trường : kẻ thù xa lạ với vũ khí tối tân, sức công phá dữ dội dang làm đảo điên trời đất của tổ quốc, vận mệnh của dân tộc lâm nguy, tất cả đang rơi vào cơn dầu, sôi lửa bỏng. -Lòng dân trời tỏ: tấm lòng yêu nước của nhân dân tỏ rạng cả bầu trời. Trong cảnh tổ quốc lâm nguy, nhân dân đứng lên gánh vác trách nhiệm sứ mạng lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu dân à Câu văn diễn tả được hiện thực lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời là tiếng khóc cho thế nước lâm nguy, tiếng nấc đau thương cho dân tộc. - Nhận xét khái quát về ý nghĩa của việc hy sinh cho tổ quốc, cái chết cho tổ quốc là cái chết lưu danh muôn thủa + Đối : 10 năm > < 1 trận công vỡ ruộng (vật chất)> < nghĩa( giá tri tinh thần) muôn thủa Qua nghệ thuật đối này tác giả đã làm nỗi bật ý nghĩa cao quý của sự hy sinh cho đất nước của mọi người. thể hiện nỗi đau buồn sâu sắc trước chiến tranh tang tóc. Đồng thời thể hiện cảm hứng ngợi ca cái chết vì nước, vì dân của những người nghĩa sỹ. Phần thích thực: a.Hình ảnh người nông dân nghĩa sỹ - Hoàn cảnh xuất thân: + Những người nông dân sống ở đất Nam bộ + Đời sống của họ: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó- họ sống cuộc đời nghèo khổ tối tăm nơi lũy tre làng, nghèo nàn lạc hậu của những năm cuối thế kỷ XIX. Họ chỉ biết chăm chỉ làm ăn, quẩn quanh với con trâu, cây lúa sau lũy tre làng. + nghệ thuật: * Tác giả liệt kê các chi tíêt cụ thể, chọn lọc * Liệt kê hàng loạt các công việc đồng áng * Dùng từ phủ định: chưa quen đâu tới, chưa từng thấy..--> Làm nổi bật sự thuần phác, hiền lành của người nông dân, họ là những người chỉ biết khuya sớm chăm việc cấy cày, hoàn toàn xa lạ với việc binh đao, chiến trận à Mục đích của tác giả khi nhấn mạnh sự thuần phác hiền lành không biết gì về việc binh đao là nhằm làm nổi bật tấm lòng yêu nước của họ. + thái độ của nhà văn khi viết lên điều này: niềm thương mến vô hạn sự sẻ chia của nhà văn còn thể hiện rất sâu sắc sau những câu văn mộc mạc mà nặng nghĩa tình “cui cút..toan lo nghèo khó” - Diễn biến tình cảm của người nông dân khi tổ quốc lâm nguy: + Họ mong chờ vào sự cứu giúp của triều đình “Trông tin quan như trời hạn trông mưa” họ đã chờ mong với niềm hy vọng khắc khoải. + Họ lo lắng nhưng vô cùng căm ghét quân xâm lược “ Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ..muốn tới ăn gan muốn ra cắn cổ” lòng căm thù càng ngày, càng cháy bỏng khi thấy kẻ thù nghênh ngang đi lại trên mảnh đất cha ông. + họ ý thức trách nhiệm của người dân đối với tổ quốc: ý thức về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, ý thức sâu sắc về sự thống nhất của nước nhà “Một mối xa thư đồ sộ há để ai chém rắn đuổi hươu”. Họ nhìn rõ dã tâm xâm lược của kẻ thù “treo dê bán chó”à Từ đó họ tự nhận lãnh lấy trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Họ đã tình nguyện đứng lên, tiếng rao truyền cứu nước xuất phát ngay từ trong trái tim của mỗi người nghĩa sỹ, cho nên sự tình nguyện của họ thật sự lớn lao. + sự tình nguyện: “nào đợi ai đòi ai bắt, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi” họ ra trận với tình thần tình nguyện cao độ, với khí thế hăm hở , tự tin của những người biết mình đang làm việc nghĩa “chuyến này xin ra sức đoạn kình... dốc tay bộ hổ, mến nghĩa làm quân chiêu mộ” àTác giả làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của người nông dân Việt Nam: Họ chỉ là những người nghèo khổ tăm tối thế mà là những người có lòng yêu nước cao cả vô ngần, họ là người biết nhận ra lẽ phải, đặc biệt họ ý thức sâu sắc vai trò của bản thân đối với việc bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc à Hình tượng người nông dân nghĩa sỹ hiện lên trong trang văn Nguyễn Đình Chiểu đẹp đẽ vô cùng. b. Hình ảnh người nông dân nghĩa sỹ khi ra trận: - Thiếu thốn đủ thứ: +Thiếu những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật tác chiến “Mười tám ban võ nghệ nào đợi tập rèn, 90 trận binh thư không chờ bày bố” + Chưa từng được luyện tập đội ngũ “ Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ theo dòng lính ở diễn binh” + Không có cả những trang phục thô sơ nhất, “ bao tấu bầu ngòi” “ Dao tu nón gõ” - Tinh thần của nghĩa quân: + tinh thần tự nguyện cao độ. Tác giả đã miêu tả tinh thần của họ bằng một loạt những từ “nào đợi” “không chờ” “chi nài” họ tự trang bị lấy cho mình “rơm con cúi” ‘lưỡi dao phay’ “ngọn tầm vồng” “manh áo vải” để đối địch với “ tàu thiếc,tàu đồng súng nổ” +Tác giả khắc hoạ những thiếu thốn thô sơ của nghĩa quân bởi đó là một hiện thực, đồng thời điều đó càng làm nổi bật những chiến công của họ. Càng thiếu thốn thô sơ chiến công của họ càng vang dội, tinh thần chiến đấu càng ngời sáng. Bởi thế nước lâm nguy người dân ấp dân lân hóa thành anh hùng nghĩa sỹ!! + bút pháp tương phản được tác giả sử dụng triệt để đã làm nổi bật vẻ đẹp tinh thần của người nghĩa quân Cần Giuộc. - Phút công đồn: +Hàng loạt động từ mạnh, câu văn gối hạc như được chặt ra từng đoạn một à diễn tả mãnh liệt sự quyết liệt sôi nổi của trận đánh. + Hình ảnh sinh động “đạp rào lướt tới” “xô cửa xông vào” “hè trước ó sau” à tất cả diễn tả khí thế ngút trời của nghia quân. Lòng yêu nước đã cho họ tinh thần dũng cảm và cho họ những chiến công. à Thông qua mười mấy câu văn gối hạc, với kết cấu tự nhiên, hình ảnh sinh động, chân thực đồ Chiểu đã phác họa được bức chân dung bình dị nhưng vô cùng cao đẹp cao nghĩa quân Cần Giuộc. Nhà văn đã chạm khắc vào văn học dân tộc bức tượng đài đẹp đẽ và hoành tráng về người dân trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Phần thứ hai: ai vãn Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca người nông dân nghĩa sỹ bằng những hình tượng đẹp, chói lọi với những lời văn thật đẹp đẽ trang trọng, nhưng ông không che dấu sự thật đau lòng: họ đã hy sinh , vì thế bài văn còn là tiếng khóc vô cùng xót xa thương đau. - Nỗi đau thương được toát ra từ cái chết quá ư nhanh chóng của họ: * “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ….gưom hùm treo mộ” à câu văn làm hiện lên một thực tế phũ phàng: tính mệnh của nghĩa quân quá ngắn ngủi; vì nghĩa lớn tưởng sẽ được phụng sự lâu dài, tưởng sẽ được hưởng sự tri ân của tổ quốc, của nhân dân; vậy mà họ đã sớm lìa xa cõi thế gian khi chưa được hưởng điều gì. Sự phũ phàng đó làm cho cái chết của họ thật sự oan khốc. - Tác giả đặt ra những giả thiết nhằm muốn lý giải cái chết của họ là tất yếu để làm giảm nhẹ nỗi đau. * Họ bị tù đày phải lập công chuộc tội, nhưng tất cả không hư vậy họ chỉ là những người dân hiền lành việc họ ra trận chỉ là tự nguyện; cái chết của họ thật phi lý, bởi đáng lẽ ra họ không phải chết, vì thế nỗi đau càng xót xa vô cùng. - Nỗi đau lớn lao : + nỗi đau bao trùm cả đất trời cây cỏ: sông Cân Giuộc, chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ + Nỗi đau lay động cả cõi thánh thần: câu văn với những từ “Đóng lạnh” “ tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm” “tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ” nghe như tiếng khóc tiếng nấc nghẹn ngào. + Đau dớn khôn cùng khi tác giả nhắc đến nỗi đau của mẹ, của vợ. * Mẹ già kóc trẻ, vợ yéu chạy tìm chồng” nỗi đau lay động đến tận chiều sâu của lương tri mõi con người. Câu văn với âm thanh sầu thảm, không gian, thời gian đày ám ảnh: “ngọn đèn khuya leo lét” “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”. - tiếng khóc bi tráng: * họ chết nhưng là một cái chết vẻ vang, họ đã lụa chọn cho mình cái chét đó, và sự lụa chọn của họ phù hợp với quan niệm sống của cả dân tộc, là chân lý của thời đại, vì thế cái chết của họ là tấm gương đẹp cho những người còn sống nói theo. * cái chết của nghĩa quân đã đưa họ vào vĩnh cửu “Nghìn năm tiết rỡ. Danh thơm đồn sáu tỉnh, tiếng ngay trải muôn đời”. III.Tổng kết: Nội dung: - hình tượng người nông dân nghĩa sỹ đẹp đẽ nhất trong văn học trung đại. -lòng ngưỡng mộ sự tiếc thương vô hạn của nhà thơ. Nghệ thuật: - ngôn từ mộc mạc vừa thống thiết vừa chân thành. - Hình ảnh sinh động, chân thực.Biện pháp tương phản được vận dụng triệt để làm toát lên nội dung một cách sâu sắc Luyện tập:1. Thế nào là thể loạivăn tế? Nêu một vài bài văn tế trong sách vở mà em biết? 3.Hình tượng người nông dân nghĩa sỹ hiện lên trong tác phẩm như thế nào? điều đó nói lên quan niệm gì của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tiết thứ 11 nGuyễn đình chiểu yêu cầu:Giúp học sinh hiểu được cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Nhận rõ vị trí của ông trong lịc sử văn học dân tộc- ngươiù mở dòng văn thơ yêu nước cuối thế kỷ XIX. Thấy được sự kéy hợp văn chương bác học và văn học dân gian, nghệ thuật sáng tạo hình tượng và ngôn ngữ giàu truyền cảm. Nội dug – phương pháp Em hãy nêu những nét chính trong tiểu sử của nhà thơ? Qua sách giáo khoa em hay nhận xét về con người Nguyễn Đình Chiểu I.cuộc đời: tiểu sử: tên thật Nguyễn Đình Chiểu, tự mMạnh trạch, hiệu Trọng Phủ - nơi sinh: Gia Định, ngày 1-7-1822. - Quê quán: Thừa Thiên Huế. Năm1833 học ở Huế, 1843 đõ tú tài,1849 ra Huế chuẩn bị đi thi,mẹ mất ông khóc thương nhiều nên bị mù.Sau đó ông về quê bốc thuốc và dạy học, 1854 ông lấy bà Lê thị Điền. 1859 giặc Pháp chiếm Gia Định đến năm1862 ông chạy giặc trong phong trào “Tị địa” 2. Con người: Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho tiết tháo, sông theo đạo nghĩa của nhân dân. Quan niệm chinh trong văn chương của đồ Chiểu? Biểu hiện nội dung của thơ văn ông thời kì này? Nôi dung đó thẻ hiện điều gì? Nội dung thơ văn thời kì này của ông? Những nét chính trong nghệ thuật văn chương đồ Chiểu Cuộc đời ông gặp phải bi kịch lớn: Bi kịch riêng và bi kịch chung nhưng ông vẫn vươn lên khẳng định tiết tháo của mình: là người con có hiếu, là người thầy mẫu mực, là chí sỹ yêu nước có uy tín lớn trong nhân dân. là nhà văn nhà thơ có những vần thơ cháy bỏng. II.Sự nghiệp: Quan niệm văn chương: - Văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho dạo đức nhân dân, sự nghiệp chính nghĩa. - Văn chương phait là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mỹ. 2. Tấm lòng yêu nước, thương dân : a. Trước khi thực Pháp xâm lược: tác phẩm “Lục Vân Tiên” ca ngợi anh hùng Lục Vân Tiên có phẩm chất sáng ngời: + có lý tưởng, sẵn sàg quên mình cứu nhân dân “thấy câu kiến nghãi bất vi / làm người thế ấy cũng phi anh hùng” + có tình yêu chung thủy. àNêu cao tư tưởng của nhà thơ. b. sau khi thực dân pháp xâm lược: + lên án mạnh mẽ quân xâm lược, phê phán triều đình. + ngợi ca dũng khí, tinh thần hy sinh của những tấm gương chiến đấu vì nhân dân. + thể hiện thái độ bất hợp tác với kẻ thù. 3.Nghệ thuật thơ văn: - ngôn từ: lời văn mộc mạc, tề chỉnh, dùng từ chính xác, giàu sức gợi vừa có chất cổ kính, trang trọng trong thơ Đường luật. - hình ảnh: có tài lụa chọn những chi tiết điển hình để xây dựng hình tượng. - Thể loại: thơ lục bát trường thiên đậm chất dân gian. Văn tế, thất ngôn … đều có những thành công. Luyện tập: phân tích một tác phẩm của đồ Chiểu để làm rõ những nét nghệ thuật đặc sắc trong thơ ông? so sánh một vài phương diện nghệ thuật trong Lục Vân Tiên và Truyện Kiều bài mười một, tiết 12. Luyện tập về hiện tượng tách từ Yêu cầu: giúp học sinh nhận ra hiện tượng tách từ và hiệu quả diễn đạt của hiện tượng đó. Dựa vào cơ sở nào để thực hiện biện pháp tách từ? Tại sao lại tách từ? em hãy từ thực tế của ví dụ để tìm ra quy luật tách từ trong hai câu thơ trên? Trình bày hiệu quả diễn đạt bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - các cụm từ “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường”gợi cho em liên tưởng đến những câu thành ngữ nào? diễn tả điều gì? - tại sao tác giả không sử dụng nguyên vẹn các thành ngữ đó? - vậy khi dùng như trên thì cảm xúc tâm trạng nhân vật hiện lên như thế nào? so với khi dùng nguyên văn? Em hãy thực hiẹn việc tách các từ cho sẵn trong sgk? Tìm những thành ngữ có bốn tiếng cấu tạo như tách từ? Từ “vội vàng” được tách bằng cách nào? Hiệu quả diễn đạt? Tìm các câu thơ khác tương tự? I . Nhắc lại lý thuyết: 1. cơ sở của hiện tượng tách từ: - Từ vựng tiếng Việt có nhiều từ ghép đẳng lập. - Có hiện tượng các yếu tố trong từ có thể hoán đổi vị trí tự do. 2. Tại sao có hiện tượng tách từ: đây là một biện pháp nghệ thuật nhằm làm tăng hiệu quả diễn đạt, thể hiện cảm xúc. II. luyện tập: bài tập: a. các từ trên được tách ra bằng cách thêm vào sau (trước) mỗi yếu tố của từ một danh từ hoặc tính từ, để tạo thành( thêm sau) cụm tính từ và nòng cốt câu đơn (thêm trước). dày gió dạn sương à cụm tính từ; bướm chán ong chường à nòng cốt câu đơn chỉ trạng thái tình cảm của đối tượng. b. trình bày hiệu quả diễn đạt của biện pháp tách từ: ( học sinh tự phân tích sau khi trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên ở bên) c. tìm các câu văn, câu thơ khác có hiện tượng tách từ: Non cao những ngóng cùng trông ( Tản Đà) biết bao bướm lả ong lơi ( Nguyễn Du) Một người chín nhớ mười mong một người ( Nguyễn Bính) Bài tập 2: cho các từ, thực hiện tách từ: Dãi nắng dầu mưa; ra ngẩn vào ngơ; đi lẻ về loi; giữ trước gìn sau; con ông cháu cha; cha nào con nấy; ăn trắng mặc trơn; mưa dầm nắng dãi. Bài tập 3. Tìm những thành ngữ bốn tiếng có cấu tạo tương tự như hiện tượng tách từ: + Đầu sóng ngọn gió, + giãi nắng dầm mưa, + nắng giải mưa dầu. + thượng cẳng chân hạ

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 11 .doc