Bài 11. THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I MỤC TIÊU:
+ Sử dụng được các dụng cụ TN cho trước để làm TN kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ac-si-mét.
+ Đo được lực đẩy Ac-si-mét bằng lực kế. Đo được trong lượng P của nước có thể tích bằng thể tích của vật.
+ Đề suất được một phương án TN với dụng cụ hiện có.
+ Có tinh thần hợp tác trong nhóm học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Một lực kế 0 – 2,5 N, một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50cm3, một bình chia độ, một giá đỡ, một bình nước, một khăn lau.
- Kẻ sẵn mẫu báo cáo trong SGK.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 12 Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-Si-mét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn 22/10/2010
Tiết 12 Ngày dạy
Bài 11. THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I MỤC TIÊU:
+ Sử dụng được các dụng cụ TN cho trước để làm TN kiểm chứng độ lớn lực đẩy Aùc-si-mét.
+ Đo được lực đẩy Aùc-si-mét bằng lực kế. Đo được trong lượng P của nước có thể tích bằng thể tích của vật.
+ Đề suất được một phương án TN với dụng cụ hiện có.
+ Có tinh thần hợp tác trong nhóm học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Một lực kế 0 – 2,5 N, một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50cm3, một bình chia độ, một giá đỡ, một bình nước, một khăn lau.
- Kẻ sẵn mẫu báo cáo trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) + Em hãy nêu kết luận về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó. Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (2phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Tiết trước các em đã được học về lực đẩy Aùc-si-mét, trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một số TN để nghiệm lại độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét.
Hoạt động 2. Ôn tập công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét. (3phút)
GV: Yêu cầu HS viết công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét vào mẫu báo cáo.
GV: Nhắc lại F là lực đẩy Aùc-si-mét, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích bằng thể tích của vật. Trọng lượng riêng của nước d = 0,01N/cm3.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
HS: Ghi vào mẫu báo cáo.
Hoạt động 3: Chia dụng cụ TN. (3phút)
GV: Phân phối dụng cụ cho các nhóm HS.
GV: Giới thiệu dụng cụ TN và nêu rõ mục tiêu bài thực hành.
HS: Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ. Nhóm trưởng phân công các thành viên. Kiểm tra đủ dụng cụ.
Hoạt động 4: Thảo luận phương án TN theo SGK. (7phút)
GV: Cho HS đọc mục 1a và 1b, quan sát hình vẽ.
GV: Yêu cầu HS thảo luận TN hình 11.1 SGK.:
GV: Có những dụng cụ nào?
GV: Đo đại lượng nào?
GV: Yêu cầu HS thảo luận TN hình 11.2 SGK
GV: Trong TN này có thêm dụng cụ nào?
GV: Cần đo cái gì?
GV: Vật có chìm hoàn toàn trong nước không?
GV: Thông báo: Mỗi TN cần đo ba lần, xong TN ở hình 11. 1 mới làm TN hình 11.2.
GV: Yêu cầu HS thảo luận TN đo trọng lượng nước.
GV: Hướng dẫn cho các nhóm thảo luận để biết cần đo đại lượng nào và đo như thế nào?
HS: Tự đọc và quan sát hình 11.1 và hình 11.2 SGK.
HS: Đại diện nhóm trả lời chung.
HS: Đại diện nhóm trả lời.
HS: Hoạt động nhóm để tiến hành TN.
Các nhóm thảo luận để đưa ra một kết quả thống nhất.
Hoạt động 5: Tiến hành Thí nghiệm. (20phút)
GV: Yêu cầu các nhóm làm TN.
GV: Kiểm tra và hướng dẫn việc phân công lắp đặt dụng cụ TN, thao tác TN.
GV: Kiểm tra kết quả thảo luận TN hình 11.3 và hình 11.4 SGK.
GV: Uốn nắn các thao tác sai của các nhóm trong quả trình tiến hành TN.
GV: Giúp đỡ các nhóm có tiến độ thực hiện TN chậm.
HS: Hoạt động theo nhóm.
Nhóm trưởng phân công.
Các nhóm lắp đặt dụng cụ và tiến hành TN.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả thảo luận của nhóm khi được hỏi.
V = V2 – V1
PN = P2 – P1
F = d . V
HS: Các nhóm hoàn thành báo cáo.
4. Củng Cố (4phút)
GV: Thu báo cáo và nhận xét về:
Kết quả TN nghiệm của các nhóm.
Sự phân công và hợp tác trong nhóm.
Thao tác tiến hành TN.
Trả lời các câu hỏi.
Cho điểm của các nhóm.
+ HS: Các nhóm nộp báo cáo, trả dụng cụ TN. Sau đó các nhóm ghi kết quả lên bảng.
5. Dặn dò. (1phút)
+ GV: Nhắc nhở cách tổ chức hoạt động của HS.
+ Về nhà chuẩn bị và coi trước bài 12 trong SGK.
Duyệt của BGH
Duyệt của tổ chuyên môn
Nguyễn Hoàng Khải
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
File đính kèm:
- T8.12.doc