Bài soạn Vật lý 8 tuần 16: Công suất

Bài 15. CÔNG SUẤT

I. MỤC TIÊU:

 + Hiểu được công suất là công thực hiện trong 1giây , là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của một chuyển động cơ học.

+ Biết lấy ví dụ minh hoạ.

+ Viết được biểu thức tính công suất , biết được đơn vị tính công suất vận dụng vào làm bài tập.

II. CHUẨN BỊ

 Phóng to hình 15.1 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 16: Công suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn:16/11/2010 Tiết 16 Ngày dạy Bài 15. CÔNG SUẤT I. MỤC TIÊU: + Hiểu được công suất là công thực hiện trong 1giây , là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của một chuyển động cơ học. + Biết lấy ví dụ minh hoạ. + Viết được biểu thức tính công suất , biết được đơn vị tính công suất vận dụng vào làm bài tập. II. CHUẨN BỊ Phóng to hình 15.1 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh Kiểm tra bài cũ : (5phút) + Viết biểu thức tính công và ghi rõ các đơn vị của các đại lượng có trong công thức tính công đó. Bài mới : Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (10phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Giới thiệu hình 15.1 SGK cho HS thảo luận theo yêu cầu của SGK, có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1 : Tính công A1 (An); A2 (Dũng). Bước 2 : Thảo luận để chọn tiếp các phương án còn lại cho đúng. GV: Yêu cầu HS tính theo các phương án c và d. Bước 3 : Tiến hành trả lời câu C3. GV: Tổ chức cho HS hoàn thành câu C3. HS: Hoạt động theo nhóm để trả lời. C1 : Công của An là : A1 = F.s = (10.16) . 4 = 640J. Công của Dũng là: A2 = F.s = ( 15.16) . 4 = 960J. C2 : Đáp án c và d là đúng + Theo phương án c : - Thời gian của An phải mất là : t1 = 50/640 = 0,078s. - Thời gian của Dũng phải mất là : t2 = 60/960 = 0,0625s. Tương tự HS tiến hành theo pphương án d. C3 : (1) Dũng (2) Công trong một giây lớn hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu về công suất (15phút) GV: Thông báo : Công thực hiện trong một đơn vị thời gian là công suất GV: Nêu cách tính công thực hiện trong cùng một thời gian theo phương án d. GV: Thông báo : Công suất kí hiệu bằng chữ P, vậy theo phương án d viết công thức tính P theo A và t. GV: Đơn vị của công suất được tính như thế nào? GV: Nếu công A là 1J , thời gian t là 1 s thì công suất là gì? I. CÔNG SUẤT: 1. Tìm hiểu về công suất: HS: Hoạt động cá nhân tiếp thu và trả lời theo hướng dẫn của GV. - Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian gọi là công suất. - Công thức tính công suất: Trong đó : A : là công thực hiện; t là thời gian ; P là công suất. 2. Đơn vị của công suất: HS: Hoạt động cá nhân trả lời : + Đơn vị của công suất là oát (W). 1W = 1 J/s. 1KW = 1000W. 1MW = 1000KW. Hoạt động 3: Vận dụng (10phút) GV: Yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng từ C4 đến C6. - Câu C4 :GV: Yêu cầu HS thu thập thông tin ở trên để trả lơì câu C4. GV cần chú ý đơn vị của công suất. - Câu C5 : GV: Cho HS thảo luận , lựa chọn phương án trả lời GV: Gọi HS quy đổi đơn vị thời gian. - Câu C6 : GV có thể gợi ý cho HS: tính công thực hiện trong 1s. GV: Rèn cho HS đổi đơn vị vận tốc và công suất. II. VẬN DỤNG: -HS: Hoạt động cá nhân trả lời : C4 : Công suất của An : P1 = 640/50 = 12,8 W. Công suất của Dũng : P2 = 960/60 = 16W. C5: Cùng cày một sào đất nghĩa là công thực hiện của trâu và của máy cày là như nhau Trâu cày mất thời gian t1 = 2 giờ = 120 phút. Máy cày mất thời gian t2 = 20 phút. t1 = 6 t2 . Vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần. C6 : a) Trong 1 giờ (3600s) con ngựa kéo xe đi một đoạn đường s = 9 km = 9000m. Công của lực kéo của ngựa trên đoạn đường s là: A = F.s = 200.9000 = 1800000 J. Công suất của ngựa là:. b) Ta có vì v= s/t. Củng cố : (4phút) + Gọi HS nhắc lại khái niệm công suất, đơn vị công suất. + Ý nghĩa của khái niệm công suất. + Đọc phần có thể em chưa biết. Dặn dò (1phút) + Về nhà học bài và làm bài tập trong SBT. + Xem trước bài 16 trong SGK. IV. Rút kinh nghiệm. Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Hoàng Khải Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docT8.16.doc
Giáo án liên quan