Giáo án dạy học Vật lý 8 tiết 16: Định luật về công

BÀI 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần vè đường đi

 2. Kĩ năng : Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động.

 3. Thái độ : Tích cực trong hợp tác theo nhóm

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Nêu và giải quết vấn đề

 C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên: Một bộ dụng cụ như của nhóm. Bảng phụ kẽ sẵn hình 14.1

 2. Học sinh : Mỗi nhóm: 1 thước (GHĐ: 30cm, ĐCNN 1mm), giá đỡ, 1 khay nằm ngang, 1 ròng rọc, 1 quả nặng 200g, 1 lực kế 5N, 1 dây cước

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Vật lý 8 tiết 16: Định luật về công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT16 Ngày soạn: / / BÀI 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần vè đường đi 2. Kĩ năng : Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động. 3. Thái độ : Tích cực trong hợp tác theo nhóm B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quết vấn đề C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Một bộ dụng cụ như của nhóm. Bảng phụ kẽ sẵn hình 14.1 2. Học sinh : Mỗi nhóm: 1 thước (GHĐ: 30cm, ĐCNN 1mm), giá đỡ, 1 khay nằm ngang, 1 ròng rọc, 1 quả nặng 200g, 1 lực kế 5N, 1 dây cước D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: + Ổn định lớp: + Kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Khi nào có công cơ học? Ví dụ HS2: Công thức tính công? Giải thích kí hiệu và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Muốn đưa 1 vật lên cao, người ta có thể kéo trực tiếp hoặc dùng máy cơ đơn giản. Sử dụng máy cơ đơn giản có thể lợi về lực, nhưng liệu có thể cho ta lợi về công hay không? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tiến hành TN nghiên cứu để đi đến định luật về công GV: Chia nhóm làm TN Yêu cầu HS đọc SGK, trao đổi nhóm và cho biết: + Mục đích TN + Các bước tiến hành HS: Hoạt động nhóm, thực hiện yêu cầu - Nhóm 1,2 cử đại diện trình bày - Nhóm 3,4 nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời GV: Kết hợp giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn các bước làm TN HS: Hoạt động nhóm + Nhận dụng cụ + Làm TN như hớng dẫn + Ghi kết quả TN vào bảng14.1 GV: Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm làm TN và ghi kết quả GV: Treo bảng phụ. Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày HS: Các nhóm cử đại diện trình bày Nhận xét kết quả của nhóm khác GV: Hướng dẫn các nhóm cùng trao đổi thống nhất kết quả TN HS: Trao đổi thống nhất kết quả TN GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN hoàn thành câu C4 HS: Hoàn thành C4 GV: Gọi 2HS đọc đáp án C4 HS khác nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời HS: Thực hiện theo hướng dẫn GV: Chốt câu trả lời I. Thí nghiệm 1. Các bước tiến hành B1: Điều chỉnh lực kế, lắp ráp thí nghiệm và bố trí thước thẳng đứng như hình 14.1. B2: Treo quả nặng G vào lực kế, kéo từ từ theo phương thẳng đứng (sao cho số chỉ của lực kế không thay đổi) lên đoạn đường s1. Đọc số chỉ của lực kế (F1) và độ dài quãng đường (S1) ghi vào bảng kết quả thí nghiệm. B3: Dùng ròng rọc động để kéo quả nặng G lên cùng một đoạn đường (S1) một cách từ từ sao cho số chỉ của lực kế không thay đổi. Đọc số chỉ của lực kế (F2) và độ dài quãng đường đi được (S2 ) của lực kế ghi vào bảng kết quả thí nghiệm 2. Kết quả thí nghiệm Các đại lượng cần xác định Kéo trực tiếp Dùng ròng rọc động So sánh kết quả Lực F(N) F1 = 2N F2 = 1N F1 =2F2 Quảng đường đi được s1 = 5cm = 0,05m s2 = 10cm = 0,1m s1 = 1/2s2 Công A(J) A1 = 0,1J A2 = 0,1J A1 = A2 C4: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi nghĩa là không có lợi gì về công HOẠT ĐỘNG 2: Phát biểu định luật về công GV: Kết luận trên không những chỉ đúng cho ròng rọc động mà còn đúng cho mọi máy cơ đơn giản GV: Yêu cầu HS đọc SGK và phát biểu định luật về công HS: Phát biểu định luật GV: Yêu cầu HS phát biểu đầy đủ cả trường hợp ngược lại HS: .được lợi bao nhiêu lần về đường đi thì lại thiệt bấy nhiêu lần về lực II. Định luật về công Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng GV: Hướng dẫn HS trả lời C5 + Mối quan hệ giữa độ cao của mặt phẳng nghiêng và lực cần để kéo vật lên? (Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật càng nhỏ) + Sử dụng máy cơ đơn giản có cho ta lợi về công hay không? (không) + Công thức tính công? (A = Fs = Ph) GV: Hướng dẫn HS làm C6 + 1HS đọc đề + 1HS tóm tắt + 1HS nêu cách giải và lên bảng giải III. Vận dụng C5: a. Trường hợp 1: Lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần. b. Không có trường hợp nào tốn nhiều công hơn cả. C. A = P.h = 500.1 = 500J C6: Tóm tắt: P = 420 N S = 8m F = ? A = ? Giải a- Lực kéo vật là: F = P/2 = 420/2 = 210N Độ cao đưa vật lên: h = 1/2s = 8/2 = 4m b. Công nâng vật lên A = F.S = Ph = 210 .8 = 1680 (J) IV. Củng cố: Phát biểu định luật về công? V. Dặn dò : Học bài cũ. Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học PHIẾU HỌC TẬP NHÓM: Các đại lượng cần xác định Kéo trực tiếp Dùng ròng rọc động So sánh kết quả Lực F(N) F1 = F2 = F1 =.. F2 Quảng đường đi được s1 = s2 = s1 = .. s2 Công A(J) A1 = A2 = A1 =.. A2

File đính kèm:

  • docTiet 16.doc
Giáo án liên quan