Bài 4.BIỂU DIỄN LỰC
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được thí dụ về lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực.
- HS ý thức được tinh thần hợp tác trong học tập, tính cẩn thận khi biểu diễn lực.
II. CHUẨN BỊ.
+ Hình 4.1; 4.2 SGK phóng to để HS quan sát.
+ Thước chia xentimet, bút chì.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 4: Biểu diễn lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn 3/9/2011
Tiết 04
Bài 4.BIỂU DIỄN LỰC
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được thí dụ về lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực.
HS ý thức được tinh thần hợp tác trong học tập, tính cẩn thận khi biểu diễn lực.
II. CHUẨN BỊ.
+ Hình 4.1; 4.2 SGK phóng to để HS quan sát.
+ Thước chia xentimet, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ : (5phút)
+ Em hãy nêu định nghĩa về chuyển động đều và chuyển động không đều. Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 :Tổ chức tình huống học tập (5phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV : Ở lớp 6 ta đã biết : lực làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật.
-Yêu cầu HS nêu một số ví dụ.
GV : Lực tác dụng là thay đổi chuyển động của vật như thế nào? Muốn biết điều nay ta phải xét sự liên quan giữa lực và vận tốc.
HS : Nêu một số ví dụ về lực tác dụng làm thay đổi vận tốc và làm vật bị biến dạng.
Hoạt động 2 : Ôn lại khái niệm về lực (5phút)
GV : Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm , trả lời câu C1.
GV : Chốt lại kiến thức HS vừa trả lời.
I. ÔN LẠI KHÁI NIỆM LỰC
HS : Hoạt động theo nhóm trả lời C1:
C1: + Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe do đó xe chuyển động nhanh.
+ Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại.
Hoạt động3: Biểu diễn lực (15phút)
GV : Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ.
- Lực là một đại lượng vectơ ( điểm đặt, phương chiều và độ lớn ).
GV : Thông báo cách biểu diễn vectơ lực phải thể hiện đủ ba yếu tố trên.
- GV cùng HS phân tích hình 4.3 SGK.
- GV thông báo kí hiệu vectơ lực và cường độ
I. BIỂU DIỄN LỰC
1. Lực là một đại lượng vectơ.
Lực có 3 yếu tố : + điểm đặt
+ phương, chiều
+ độ lớn
Lực là một đại lượng vectơ.
HS : làm việc cá nhân mục 2.
2.Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực :
- Biểu diễn lực bằng một mũi tên.
- Kí hiệu : + Vectơ lực
+ Cường độ lực F
Ví dụ : Biểu diẽn lực tác dụng vào xe lăn theo phương ngang có :
- Điểm đặt A.
- Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
- Cường độ lực F = 15N.
F = 15N
5N
A
Hoạt động 4: Vận dụng. (10phút)
B
A
GV: Yêu cầu HS trả lời C2 . HS : Từng cá nhân vận dụng trả lời C2
C2 :
GV : Uốn nắn cách biểu diễn lực
10N
5000N
GV : Hướng dẫn HS trả Lời C3 . HS : Hoạt động nhóm trả lời C3.
C3 : a) : điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, cường độ lực F1 =20N. b ) : điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2 = 30N.
c) : điểm đặt tại C, phương nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ F3 = 30 N.
4.Củng cố : (4phút)
+ GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học. Sau đó GV chốt lại kiến thức cơ bản cần nhớ.
5. Dặn dò : (1phút)
+ Về nhà học thuộc bài theo vở ghi + SGK.
+ Làm bài tập 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5; SBT.
IV. Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ninh Hịa,ngày 7/9/2011
TRƯƠNG VĂN TÍNH
Ký Duyệt
File đính kèm:
- T8.4.doc