I. Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
- Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ.
- Nêu được các thí dụ cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay toả ra, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức.
- Giải thích được một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về sự thay đổi nội năng
- Vận dụng giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý lớp 10 - Bài 32: Nội năng và sự thay đổi nội năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Bài 32 : Nội năng và sự thay đổi nội năng
I. Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
- Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ.
- Nêu được các thí dụ cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay toả ra, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức.
- Giải thích được một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về sự thay đổi nội năng
- Vận dụng giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
II. Chuẩn bị
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp, ôn lại các kiến thức đã học về cấu tạo chất ở lớp 8.
- Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ trực quan, thí nghiệm minh hoạ hình 32.2.
III. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số của lớp và ghi tên những học sinh vắng mặt vào sổ đầu bài.
Chia lớp thành từng nhóm từ 6 - 8 học sinh.
- Kiểm tra bài cũ:
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài: Như phần mở đầu của sgk.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nội năng.
Hoạt động của thày và trò
GV: + Nội năng là gì ?
+ Giải thích rõ sự phụ thuộc của nội năng vào nhiệt độ và thể tích của vật?
+ Chứng tỏ nội năng của khí lí tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ?
HS: Trả lời các câu hỏi của gv, ghi bài.
Nội dung
I. Nội năng.
1. Nội năng là gì ?
+ Nội năng của vật: Gồm tổng động năng và thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật
U = f(V, T)
2. Độ biến thiên nội năng.
* ĐN : Là phần nội năng tăng thêm hay giảm đi trong một quá trình.
Hoạt động 3: Các cách làm thay đổi nội năng.
GV : Ta đã biết rằng U = f(V, T), vậy muốn làm thay đổi nội năng của một vật, ta phải làm thế nào?
HS : Ta phải làm thay đổi thể tích hoặc nhiệt độ của vật (Tức là làm cho chất khí thực hiện công hoặc truyền nhiệt)
- GV : Em hãy lấy VD khi thực hiện công, nội năng của khí thay đổi?
+ Quá trình truyền nhiệt làm thay đổi nội năng của vật? Phân biệt với quá trình thực hiện công?
+ GV : Nêu câu hỏi C 3?
- HS : trả lời câu hỏi C3?
GV : Em hãy lấy các thí dụ cụ thể quá trình truyền nhiệt làm thay đổi nội năng của vật?
- HS : trả lời câu hỏi của gv.
GV: Trong quá trình truyền nhiệt có sự chuyển hoá từ dạng năng lượng nào sang nội năng ?
GV: Nhiệt lượng là gì? Công thức tính?
GV : Nêu câu hỏi C 4?
- HS : trả lời câu hỏi C3; C4?
II. Các cách làm thay đổi nội năng 1.Thực hiện công
- Lấy thí dụ cụ thể trong thực tế hoặc thí dụ hình 32.1 trong sgk.
- Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hoá từ các dạng năng lượng khác sang nội năng.
2. Truyền nhiệt
a) Quá trình truyền nhiệt.
ĐN : sgk (tr.171)
b) Nhiệt lượng
- Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng
DU = Q
Q = c.m.Dt
DU : Độ biến thiên nội năng của vật.
m là khối lượng (kg)
Q là nhiệt lượng (J)
c là nhiệt dung riêng (J/kg.độ)
là độ biến thiên nhiệt độ (0C hay K)
- So sánh sự thực hiện công và quá trình truyền nhiệt.
Hoạt động 4 : Củng cố bài, hướng dẫn hs học tập ở nhà.
- Nhắc lại phần in đậm cuối bài.
- Nêu câu hỏi 1, 2, 3 sgk.
- Hướng dẫn hs làm bài tập 4, 5 tại lớp.
- Cho bài tập về nhà 6, 7, 8 .
- Nhắc hs đọc bài đọc thêm sgk (173)
- Giờ sau học bài mới.
- Trả lời câu hỏi và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên.
V. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng.
File đính kèm:
- Bai 32 - Noi nang.doc