I. MỤC TIÊU :
1 . Về kiến thức :
- Phát biểu đựợc khái niệm đầy đủ tác dụng của hai lực cân bằng dựa vào khái niệm gia tốc .
-Phát được định nghĩa tổng hợp lực , phân tích lực và quy tắc hình bình hành
-Biết được điều kiện để có thể áp dụng phân tích lực .
-Viết được biểu thức toán học của quy tắc hình bình hành .-Phát biểu đựơc điều kiện cân bằng của một chất điểm .
2 . Về kĩ năng :
- Biết cách phân tích kết quả thí nghệm , biểu diễn các lực và rút ra quy tắc hình bình hành .
-Vận dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hoặc để phân tích một lực thành hai lực đồng quy theo các phương cho trước.
3. Thái độ : Đoàn kết , sức mạnh .
30 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn Vật lý lớp 10 - Chương II: Động lực học chất điểm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan :12/10/2008
Tiết dạy 16
TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC .
ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CHẤT ĐIỂM
c
II. CHUẨN BỊ :
1 . Chuẩn bị của giáo viên: Dụng cụ làm thí nghiệm hình 9.4 SGK gồm :
-02 hộp quả nặng giống nhau
-04 ròng rọc cố định gắn trên một tấm bảng
-dây treo
-01 lực kế để xác định trọng lượng các quả nặng ( với trường hợp quả nặng không ghi rõ trọng lượng )
2. Chuẩn bị của học sinh :Oân lại kiến thức về lực, hai lực cân bằng , các công thức lượng giác đã cho
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
- Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung :ĐVĐ: Phần I ta chỉ biết được vật này chuyển động nhanh hơn vật kia mà không biết nguyên nhân vì sao như vậy .Phần 2 cho ta biết được điều đó .
Hoạt động 1: Đưa ra định nghĩa đầy đủ về khái niệm lực . Cân bằng lực
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
6
- Lực là gì ? đơn vị của lực ?lực là đại lượng vô hướng hay vectơ ? vì sao ? thế nào là hai lực cân bằng ?
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1
B
(H9.2)
A
-Yêu cầu HS trả lời C2
-Hs trả lời theo những gì đã học ở lớp 8
-Tay tác dụng vào cung làm cung biến dạng . Dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bay đi .
- F/ căng của sợi dây
F hút của Trái Đất
- Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau thì gia tốc của vật bằng không .
I.Lực - cân bằng lực :
- Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng
- Các lực cân bằng là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật .
- Đường thẳng mang vectơ lực gọi là giá của lực .vậy ta có thể nói : Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào cùng một vật , cùng giá , cùng độ lớn nhưng ngược chiều
- Đơn vị của lực là Niutơn ( N)
Hoạt động 2 :Tìm hiểu khái niệm tổng hợp lực và quy tắc hình bình hành
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
18
-Lớp 8 đã tìm hợp lực của hai lực cùng phương .Trong thực tế không phải khi nào các lực tác dụng lên một vật cũng nằm trên một đường thẳng , ví dụ như hình 9.4 SGK .
-Khi đó ta xác định lực tổng hợp tác dụng lên vật như thế nào ? à thí nghiệm (Hình 9.5)
-Đưa ra bộ thí nghiệm và giới thiệu ý nghĩa thí nghiệm..
- Chỉ rõ các lực tác dụng lên chất điểm O và biểu diễn các lực đó lên bảng với một tỉ lệ xích ?
-Ba lực là lực cân bằng , nếu thay hai lực bằng hợp lực của chúng thì lực này phửi có phương , chiều và độ lớn như thế nào để thõa mãn điều kiện cân bằng ? hãy vẽ lực đó ?
-Nếu ta nối đầu mút các vectơ lực , thì ta sẽ được hình gì ?
-yêu cầu học sinh trả lời C3 ?
-Khi thay hai lực bằng lực chính là tác thì tác dụng của lực thay thế có làm thay đổi kết quả thí nghiệm hay không ? nghĩa là điểm O có bị dịch chuyển hay không ?
-Việc thay thế bằng lực có tác dụng giống hệt 2 lực ban đầu là động tác tác tổng hợp lực à Tuân theo quy tác hình bình hành .
- Độ lớn của hợp lực (khác phương) theo quy tắc hình bình hành được xác định như thế nào ?
-Nhắc lại hai lực cùng phương .
-yêu cầu học sinh trả lời câu C4.
-Hình bình hành .
- Lực là một đại lượng vectơ , tuân theo quy tắc hình bình hành .
là góc hợp bỡi hai vectơ .
-Ta tổng hợp hai lực thành một lực ,sau đó tổng hợp lực này với lực thứ ba .Cứ như thế khi chỉ còn một lực .lực này là hợp lực của tất cả các lực đã cho.
II.Tổng hợp lực :
1.Thí nghiệm (SGK) :
2.Định nghĩa : Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thưòi vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy .
3.Quy tắc hình bình hành : Nếu hai lực đồng quy làm thành hai canïh của một hình bình hành , thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng .
Hoạt động 3 :Tìm điều kiện cân bằng của một chất điểm .
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
3
-Muốn cho chất điểm đứng cân bằng có điều kiện gì đối với các lực ?
- Khi hợp lực các lực tác dụng lên vật bằng không thì vật có thể ở những trạng thái nào ?
-Trong thực tế , không có trường hựop nào vật không chịu lực tác dụng mà chỉ là khi đó vật tác dụng của những lực mà hợp lực của các lực đó bằng không hoặc có lực tác duịng lên vật nhưng rất nhỏ , có thể bỏ qua ( ví dụ: lực tác dụng lên các tàu vũ trụ trong khoảng không vũ trụ cách xa các vì sao và khi đó tàu vũ trụ chuyển động thẳng đều so với HQC gắn với mặt trời )
Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không
III.Điều kiện cân bằng của chất điểm :
Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không
Hoạt động 4 : tìm hiểu khái niệm phân tích lực
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
8
-Thí nghiệm , nhận thấy có xu hướng kéo điểm O xuống dưới và hợp của hai lực có tác dụng giữ cho điểm O cân bằng do chịu tác dụng của hai lực cân bằng .
-Nếu không có lực thì điều gì xảy ra ?
-lực có vai trò gì đối với từng lực để điểm O không thay đổi vị trí ?
-Từ điểm O hãy vẽ các lực cân bằng với các lực ? Nối đầu mút các lực .Có nhận xét gì về kết quả thu được ?
-Việc thay thế bằng chính là chúng ta phân tích lực thành
-Phân tích lực là gì ?
-Hãy phân tích thành hai lực ?
Có bao nhiêu cách phân tích lực thành hai lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành
-O di chuyển lên trên
-Vai trò của : cân bằng .
-Có vô số cách phân tích lực thành hai lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành .
IV.Phân tích lực :
1.SGK
2.Định nghĩa :
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó .
3.Cách phân tích lực (SGK)
4.Chú ý :
- Phân tích lực là phép làm ngược với tổng hợp lực nên nó cũng tuân theo quy tắc hình bình hành – Chỉ khi biết một lực có tác dụng cụ thể theo hai phương nào thì mới phân tích lực đó theo hai phương ấy.
IV. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ.
Củng cố:
Câu 1: Hai lực đồng quy, độ lớn của mỗi lực bằng F. Hỏi gĩc của hai lực phải bằng bao nhiêu để độ lớn của hợp lực là 2F ?
A. . B. . C. . D. .
Câu 2: 9.8. Hai lực đồng quy, độ lớn của mỗi lực bằng F. Hỏi gĩc của hai lực phải bằng bao nhiêu để cường độ của hợp lực là F ?
A. . B. . C. . D. .
Dặn dị: *Bài tập về nhà : 5,6,7,8,9 ( trang 58 SGK)
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày sọan: 18/10/2008
Tiết dạy 17
Bài 12: BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
1 . Về kiến thức:
- Định nghĩa quán tính
- Định luật I và định luật II Nniutơn
- Định ngiã khối lượng và các tính chất của khối lượng .
- Viết được công thức của định luật I và định luật II Niutơn và cống thức trọng lực .
- Nắm được ý nghĩa của định luật I và định luật II Niutơn .
2 . Về kĩ năng :
- Vận dụng định luật I ,định luật II Niutơn ,khái niệm quán tính và cách định nghĩa khối lượng để giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản .
- Phân biệt được khái niệm : khối lượng ,trọng lượng .
- Giải thích được : ở cùng một nơi ta luôn có :
3. Về thái độ:
- Ham thích tìm tòi , nghiên cứu .
II. CHUẨN BỊ :
1 . Chuẩn bị của giáo viên :
- Các ví dụ có thể dùng để giải thích định I,II Niutơn .
- VD:- người đạp xe đạp trên mặt đường ngang ,sau khi ngưnừg đạp xe vẫn tiếp tục chạy thêm một đoạn ,quãng đường chạy thêm đó dài hay ngắn phụ thuộc vòa độ nhẵn của mặt đường .
- Hòn đất nặn rơi xuống đất ,hòn đất bị biến dạng ,đất không biến dạng .
-Quả bóng bay tới đập vào tường thì bật ngược trở lại , tường không bị dịch chuyển .
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Ôn lại kiến thức về khối lượng ,lực ,cân bằng lực ,quán tính đã học THCS .Đọc trước bài mới.
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
- Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra bài cũ: 5ph
+ lực là gì ? lực gây ảnh hưởng gì đối với vật bị lực tác dụng.
+ Thế nào là hai lực cân bằng ? khi chịu tác dụng của những lực cân bằng bằng thì vật ở những trạng thái nào ? những trạng thái đó có đặt điểm gì chung ?
- Nội dung :
Hoạt động 1:
Giới thiệu về thí nghiệm của Galilê .Định nghĩa I Niutơ .Vận dụng định luật trong thực tế .
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
- Mô tả về thí nghiệm lịch sử của Galilê.
- Thả một hòn bi xuống mặt phẳng
- Thả một hòn bi từ độ cao h trên máng nghiêng 1, nó lăn xuống máng nghiêng 1 và lăn ngược lên máng nghiêng 2. – H: Tại sao trong thí nghiệm của Galilê ,viên bi không lăn ngược lên máng 2 đến cùng một độ cao như máng 1 ? năng lượng của viên bi đã mất do đâu ?
-Vậy nếu bỏ máng nghiêng 2 và nếu 2 mặt phẳng nằm ngang hoàn toàn nhẵn thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi vì chẳng bao giờ chúng đạt tới độ cao ban đầu
1 1
1
Như vậy , bằng thực nghiệm Galilê đã phát hiện ra một lực “giấu mặt “ là lực masát và tin rằng nếu không có lực ma sát thì không cần đến lực để duy trì chuyển động của một vật .
-Nếu thí dụ minh họa cho định luật .Trong thí dụ phải nói rõ trạng thái của và các lực tác dụng lên vật ?
-Chuyển động thẳng đều được nói đến trong định luật trên gọi là chuyển động theo quán tính.
H: Quán tính là gì ? điều gì chứng tỏ mọi vật đều có quán tính ?
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 ?
-Lực có cần thiết để duy trì chuyển động hay không ?
-Năng lượng của viên bi đã chuyển một phần để thắng lực ma sát nên không thể lăn ngược lên máng 2 đến cùng độ cao như máng 1
- Phân tích các lực tác dụng lên viên bi .Đó là lực hút của Trái Đất và phản lực do mặt sàn tác dụng lên vật .hai lực này cân bằng
nhau .
-Dưới tác dụng của hai lực cân bằng nhau ,một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều .
- Khi nhảy từ bậc cao xuống ,bàn chân bị dừng lại đột ngột trong khi thân người tiếp tục chuyển động xuống phía dưới theo quán tính làm cho chân gập lại .
- Lực khôngphải là nguyên nhân để duy trì chuyển động mà chỉ là nguyên nhân của biến đổi chuyển động.
- “có xu hướng bảo toàn vận tốc” = “không thể thay đổi vận tốc đột ngột “
-Khi có lực tác dụng ,mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được mọi vật đều có quán tính .
I/ Định luật I Niutơn:
1.Thí nghiệm lịch sử của Galilê: (SGK)
2.Định luật I Niutơn :
nếu không chịu tác dụng của một lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không ,thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ,đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều .
3.quán tính :
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc ( cả về hướng và độ lớn ) của mình .
Định luật I được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu con đường hình thành và nội dung định luật II Niu tơn .vận dụng định luật trong thực tế
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
15
-Nếu không chịu tác dụng của một lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không ,thì vật:
H: đang đứng yên sẽ?
H: đang chuyển thì sẽ ?
H: còn nếu nó chịu tác dụng của một lực thì sao? Vận tốc của nó sẽ như thế nào so với lúc đầu ?
H: Giữa lực tác dụng và gia tốc có mối quan hệ gì ? Yêu cầu hsinh đọc thí dụ trong SGK và trả lời ?
H: Khối lượng của vật có ảnh hưởng đến việc thu gia tốc của vật khi vật chịu tác dụng một lực không ? cho vù dụ ?
à Đưa ra định luật II Niutơn
H: Vectơ gia tốc và vectơ hợp lực có phương chiều như thế nào ?
- Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên .
-Đang chuyển thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều .
-Nó sẽ thay đổi vận tốc ( thu gia tốc )
lực tác dụng vào một vật càng lớn thì gia tốc vật đó thu càng lớn .
-có ,cùng chịu tác dụng một lực như nhau vật nào năng hơn thu gia tốc nhỏ hơn.
Ví dụ : cũng cùng số lượng người và tác dụng một lực như nhau để đẩy xe bị chết máy thì xe nào nặng hơn thì xe đso sẽ chạy chậm hơn.
-cùng phương cùng chiều
II.Định luật II Niutơn :
1.Định luật II Niutơn :
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật . Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật .
trong trường vật chịu tác dụng của nhiều lực :
Hoạt động 3 :Tìm hiểu các khái niệm : khối lượng ,mức quán tính ,trọng lực ,trọng lượng
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
-THCS ta đã khái niệm khối lượng .Nếu nói vật 1 có khối lượng gấp đôi vật hai thì có nghĩa là gì ?
- như vậy ,khối lượng được hiểu là lượng chất chứa trong vật .
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2 ?cho thêm ví dụ .
-Như vậy ,định luật II Niutơn còn cho ta một cách hiểu mới về khối lượngà khối lượng dùng để chỉ mức quán tính của vật à so sánh mức quán tính của của hai vật bất kỳ .
-tại sao quả bóng tới đập vào tường rồi bậc trở ra mà không thấy tường chuyển động ?
-Nguyên nhân nào các vật rơi ?
- lực của Trái Đất tác dụng vào các vật là trọng lực .
-Viết biểu thức của trọng lực ? từ biểu thức cho biết đặc điểm của trọng lực ?
-yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4 ?
- Đơn vị lực là N( Niutơn ) được định nghĩa theo định luật II Niutơn như sau : F = m.a à trong hệ SI : 1N = 1kg.m/s2
à Nếu vật có khối lượng 1kg chuyển động với gia tốc 1m/s2 thì hợp lực tác dụng lên vật là 1N .
- Vật 1 nặng hơn vật 2.
- Hai vật có khối lượng m1 và m2 ( m1>m2) cùng chịu tác dụng một lực F ,theo định luật II Niutơn a1 < a2 à thay đổi vận tốc chậm hơn.
ví dụ ta đẩy cái ghế thì nó dễ chuyển động hơn ta đẩy cái bàn à cái bàn có mức quán tính lớn hơn vì nó có khối lưọng lớn hơn .
-Khối lượng của tường qua lớn nên mức quán tính lớn .
-Do Trái Đất hút
-Vì ở cùng một nơi trên trái đất các vật rơi tự do cùng gia tốc nên ta có : P1 = m1.g
P2 =m2.g
=>
2.Khối lượng và mức quan tính
a.Định nghĩa : khối lượng là một đại lượng đặt trưng cho mức quán tính của vật .
b/Tính chất của khối lượng :
- khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mọi vật .
- Khối lượng có tính chất cộng được : Khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của nó bằng tổng khối lượng của các vật đó .
3.Trọng lực .Trọng lượng :
a/ Trọng lực là lực của trái đất tác dụng vào các vật ,gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do :
- điểm đặt : tại trọng tâm của vật
-phương : thẳng đứng
-Chiều : từ trên xuống
-Độ lớn: P = m.g
+ độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng
+trọng lượng ( vô hướng ) được đo bằng lực kế .
IV. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ.
Củng cố:
Câu 1: Một cậu bé ngồi trên toa tàu đang chuyển động thẳng đều với vận tốc , thả rơi viên bi theo phương thẳng đứng AA’ ( Hình 10-1). Hỏi điểm rơi của viên bi trên sàn tàu là điểm nào dưới đây ?
A. Điểm B ở phía trước A’ và cách A’ một đoạn d = vt (t thời gian rơi).
B. Điểm C ở phía sau A’ và cách A’ một đoạn d = vt. C. Ở ngay tại A’. D. Về phía trái của A’.
Câu 2 : Một người thợ xây ngồi trên dàn giáo để bắt những viên gạch do người phụ việc ném từ dưới đất lên theo phương thẳng đứng. Theo em người thợ xây nên làm theo cách nào sau đây là hợp lí nhất để khởi đau tay ? A. Đưa tay về phía trước ngược đường đi của viên gạch để giữ gạch.
B. Đợi viên gạch qua khỏi mình một tí rồi đưa tay theo hướng của gạch để giữ chúng.
C. Đợi viên gạch đến ngay mình rồi đưa tay giữ lấy.
D. Đợi viên gạch rơi trở lại vị trí mình đang ngồi rồi đưa tay giữ lấy.
Dặn dị: - Làm bài tập : 8,9,10 SGK ; xem lại kiến thức về quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy ,dặc điểm hai lực cân bằng .
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày sọan :18/10/2008
Tiết dạy :18
Bài 12: BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
1 . Về kiến thức :
- Phát biểu được : -Định luật III Nniutơn; Đặc điểm của lực và phản lực.
- Viết được công thức III Niutơn ; Nắm được ý nghĩa của định luật III Niutơn .
2 . Về kĩ năng :
- Vận dụng định luật I ,II,III Niutơn để giải một số bài tập liên quan.
- Phân biệt được khái niệm : lực ,phản lực và phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng .
- Chỉ ra được lực và phản lực trong các ví dụ cụ thể.
3. Thái độ :
- Ham thích tìm tòi , nghiên cứu .
II. CHUẨN BỊ :
1 . Chuẩn bị của giáo viên : các ví dụ có thể dùng để giải thích định I,II,III Niutơn .
2. Chuẩn bị của học sinh :ôn lại kiến thức về hai lực cân bằng lực ,quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
- Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra bài cũ: 6ph
Thế nào là hai lực cân bằng ? quy tắc hợp lực đồng quy ? Aùp dụng ?
Phát biểu định luật I,II Niu-Tơn. Nêu tính chất của quán tính?
- Nội dung :
Hoạt động 1:Tìm hiểu sự tương tác giữa các vật.
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
6
-Sự tác dụng của các vật diễn ra theo mấy chiều ?
-Hai chiều à tương tác .
-Cho thêm ví dụ khác với vd SGK về sự tương tác giữa các vật .
-Hai chiều
III.Định luật III Niutơn :
1.Sự tương tác giữa các vật :
( thí dụ như sách giáo khoa )
Hoạt động 2 :Tìm hiểu Định luật III Niutơn .
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
15
-Từ những quan sát và thí nghiệm về sự tương tác giữa các vật ( bao gồm cả các quan sát thiên văn ) Niu tơn đã phát hiện định luật III .
H: Dấu trừ trong biểu thức cho ta biết điều gì?
H: Hai lực trong ĐL III có phải là hai lực cân bằng không ? vì sao ?
-Hai lực trực đối là hai lực như thế nào?
-ĐL III Niutơn đúng:
+ đối với vật đúng yên
+ vật chuyển động
+các loại tương tác từ xa thông qua một trường lực .
H: Hãy cho một thí dụ về sự tướng tác không tiếp xúc?
-Hai lực ngược chiều nhau .
-Không ,vì nó đặt vào hai vật khác nhau .
Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và điểm đặt tại hai vật.
-Hai nam châm đặt gần nhau : nam châm A hút hay đẩy nam châm B thì nam châm B cũng hút hay đẩy nam châm A
2.Định luật :
Trong mọi trường hợp , khi vật A tác dụng lên vật B một lực ,thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực .Hai lực này có cùng giá ,cùng độ lớn ,nhưng ngược chiều
Hoạt động 3 :Tìm hiểu đặt điểm của lực và phản lực
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
13
-Yêu cầu học sinh trả lời C5 ?
-Cho thêm một vài ví dụ và phân tích để thấy rõ đặc điểm lực và phản lực ?
-Không , búa tác dụng vào đinh thì đinh cũng tác dụng vào búa à lực không xuất hiện đơn lẻ ( tướng tác ) .
Ta có :
=>
Sở dĩ ta thấy búa gần như đứng yên là vì : Gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng .Khối lượng của búa lớn nên gia tốc nó thu được nhỏ .
3.Lực và phản lực :
một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực .
a.Đặc điểm của lực và phản lực :
-Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện hoặc mất đi đồng thời.
-Lực và phản lực là hai lực trực đối
-Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
b.Ví dụ :( SGK)
IV. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ.
Củng cố:
C©u 1: Chän c©u ®ĩng. Khi mét xe buýt t¨ng tèc ®ét ngét th× c¸c hµnh kh¸ch
A. Dõng l¹i ngay B. Ng¶ ngêi vỊ phÝa sau C. Chĩi ngêi vỊ phÝa tríc D. Ng¶ ngêi sang bªn c¹nh
C©u 2. Trong c¸c c¸ch viƯt hƯ thøc cđa ®Þnh luËt niu t¬n sau ®©y, c¸ch nµo viÕt ®ĩng
A. = ma B. = - m C. = m D. - = m
C©u 3: NÕu mét vËt ®ang chuyĨn ®éng cã gia tèc mµ lùc t¸c dơng lªn vËt gi¶m ®i th× vËt sÏ thu ®ỵc gia tèc nh thÕ nao? A. Lín h¬n. B. Nhá h¬n C. Kh«ng thay ®ỉi D. B»ng 0
C©u 4: Mét hỵp lùc 1N t¸c dơng vµo mét vËt cã khèi lỵng 2kg lĩc ®Çu ®øng yªn, trong kho¶ng thêi gian 2s. Qu·ng ®êng mµ vËt ®i trong thêi gian ®ã lµ.
A. 0,5m B. 2m C. 1m D. 4m
C©u 36: Mét lùc kh«ng ®ỉi t¸c dơng vµo mét vËt cã khèi lỵng 5kg lµm vËn tèc cđa nã t¨ng tõ 2m/s ®Õn 8m/s trong 3s. Hái lùc t¸c dơng vµo vËt lµ bao nhiªu? A. 15N B. 10N C. 1N D. 5N
Dặn dị: - Làm bài tập :11à 14 SGK, đọc mục : có thể em chưa biết và Oân lại kiến thức rơi tự do và trọng lực .
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày sọan:25/10/2008
Tiết dạy:19
LỰC HẤP DẪN – ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
I. MỤC TIÊU :
1 . Về kiến thức : + Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn .
+ Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn
+ Viết công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức đó.
2 . Về kĩ năng : + Dùng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng liên quan .
+ Ví dụ : sự rơi tụ do , chuyển động của các hành tinh ,vệ tinh.
3. Về thái độ : Khuyến khích hs nghiên cứu về vệ tinh nhân tạo.
II. CHUẨN BỊ :
1 . Chuẩn bị của giáo viên : : -tranh vẽ về chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời ( mô hình chuyển động của Mặt trăng ,Trái Đất xung quanh mặt trời ).
2. Chuẩn bị của học sinh : + Ôn lại kiến thức sự rơi tự do và trọng lực.
+ Đọc trước bài 11 ở nhà
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
- Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra bài cũ: 1. Phát biểu các định luật Niu-Tơn
2. Nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực.
3. So sánh cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng.
4. Trọng lực là gì? Nêu đặc điểm của trọng lực.
- Nội dung :
Hoạt động 1: Phân tích các hiện tượng vật lí ,tìm ra điểm chung ,xây dựng khái niệm về lực hấp dẫn .
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
12
H: Điều gì khiến cho các vật rơi về phía Trái Đất ?
H: Khi Trái Đất hút vật thì các vật có hút Trái Đất không ?
-Phải chăng tính chất hút lẫn nhau là đặc trưng của mọi vật ?
- Vậy ,mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn .
- Những căn cứ giúp Niu – Tơn tìm ra được định luật .
-các vật rơi tự do có hướng về phía Trái Đất ,do trái Đất hút các vật về phía nó .
-Theo định luật III Niutơn thì một vật rơi tự do cũng hút Trái Đất về phía nó .
- Tiếp thu kiến thức.
I.Lực hấp dẫn :
Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực,gọi là lực hấp dẫn .
Hoạt động 2: Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn
tl
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
16
-Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ lớn của lực hấp dẫn ?
HD: Con đường tìm hiểu về lực hấp dẫn : ban đầu ông cho rằng lực hấp dẫn giữa Trái Đất và một vật phụ thuộc vào khối lượng của cả hai vật và khoảng cách giữa chúng, nhưng để biết chính xác mối liên hệ giữa các đại lượng đó thì ông phải nhờ vào các chứng cứ và lập luận do nghành thiên văn cung cấp .Kết quả đã được Niutơn nêu thành định luật vạn vật hấp dẫn à biểu thức
-Biểu diễn lực hấp dẫn như thế nào ?
m1 m2
r
- Thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
- Học sinh tiếp thu.
II.Định luật vạn vật hấp dẫn :
1.Định luật :
Lực h
File đính kèm:
- Giao an VL 10 Co ban Chuong II.doc