Bài soạn Vật lý lớp 10 - Truờng THPT Quang Trung

I. MỤC TIÊU:

- Viết được phương trình của chuyển động thẳng đều, xét dấu các đại lượng trong phương trình và vận dụng vào giải bài tập.

-Tính được vân tốc trung bình và vẽ được đồ thị

- Biết được cách chọn hệ quy chiếu cho mỗi bài toán

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập vận dụng

2. Học sinh: Giải bài tập SBT ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DAY - HỌC

 

doc26 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn Vật lý lớp 10 - Truờng THPT Quang Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/09/2012 Ngày dạy:13/09/2012 Lớp dạy:10A7 Tiết 1- 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU I. MỤC TIÊU: - Viết được phương trình của chuyển động thẳng đều, xét dấu các đại lượng trong phương trình và vận dụng vào giải bài tập. -Tính được vân tốc trung bình và vẽ được đồ thị - Biết được cách chọn hệ quy chiếu cho mỗi bài toán II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập vận dụng 2. Học sinh: Giải bài tập SBT ở nhà III. TIẾN TRÌNH DAY - HỌC A. LÝ THUYẾT: Định nghĩa: CĐTĐ là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. vtb = S/t 0 A M + X0 x S x x0 x Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + v.(t-t0) Với x0 là toạ độ ban đầu, v là tốc độ của chuyển động, x là toạ độ của chất điểm ở thời điểm t. Nếu vật chuyển động cùng chiều với chiều (+) thì v >0, ngược với chiều dương thì v<0 (Để đơn giản: Chọn gốc tọa độ O trùng tại điểm xuất phát thì x0=0, gốc thời gian lúc bắt đầu chuyển động thì t0=0) Đồ thị: x (m) v(m/s) v0 x0 0 0 t(s) t(s) Đồ thị toạ độ theo thời gian Đồ thị vận tốc theo thời gian B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN: Dang 1: Xác định vận tốc trung bình của một vật chuyển động: Bài 1: Một vật cđ trên một đường thẳng, nữa quãng đường đầu vật cđ với vận tốc v1 = 10m/s, nữa quãng đường sau vật cđ với vận tốc v2 = 15m/s. Hãy xác dịnh vận tốc Tb của vật trên cả quãng đường.? Giải: Vận tốc Tb của vật trên cả quảng đường S là: ADCT: trong đó: Bài 2: Một ô tô cđ trên một đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian t, tốc độ của ô tô trong nữa đầu của khoảng thời gian này là v1 = 20m/s và trong nửa sau là v2 = 15m/s. Hãy xác định vận tốc Tb của vật trên cả quãng đường AB.? Giải: Vận tốc Tb của vật trên cả quảng đường AB là:ADCT: Bài 3: Một vật chuyển động trên một đường thẳng, nữa quãng đường đầu vật cđ với vận tốc v1 = 12km/h, nữa quãng đường sau vật cđ với vận tốc v2 = 18km/h. Hãy xác dịnh vận tốc Tb của vật trên cả quãng đường.? Bài 4: Một ô tô chuyển động trên một đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian t, tốc độ của ô tô trong nữa đầu của khoảng thời gian này là v1 = 60km/h và trong nửa sau là v2 = 40km/h. Hãy xác định vận tốc Tb của vật trên cả quãng đường AB.? Dạng 2: Viết được phương trình toạ độ chuyển động thẳng đều của một vật. Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau: * Viết pt chuyển đông: - Chọn gốc tọa độ O, Chiều dương, gốc thời gian. (Để đơn giản nên: Chọn gốc tọa độ O trùng tại điểm xuất phát thì x0=0, gốc thời gian lúc bắt đầu chuyển động thì t0=0 Nếu vật chuyển động cùng chiều với chiều (+) thì v >0, ngược với chiều dương thì v<0). - Xác định xo, to, v để thay vào pt chuyên động để được pt cụ thể. * Xác định vị trí hai xe gặp nhau: - Khi hai xe gặp nhau: x1=x2 t=? - Thay t= ? vừa giải được vào pt x1 hoặc x2 tìm tọa độ lúc hai xe gạp nhau: x= x1= x2 Bài 1: Hai ôtô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20km, chuyển động đều cùng chiều từ A tới B với vận tốc tưng ứng là: vA = 60km/h và vB = 40km/h. Viết phương trình chuyển động của hai xe. Giải: - Chọn trục tọa độ ox trùng với AB, gốc tọa độ O trùng với A:=>x0A = 0; x0B = 20km , gốc thời gian là lúc 2 xe xuất phát. => t0 = 0. chọn chiều dương là chiều chuyển động: => vA = 60km/h; vB = 40km/h. - P hương trình chuyển động của 2 xe là: => Bài 2: Hai ôtô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20km, chuyển động đều cùng chiều từ A tới B với vận tốc tưng ứng là: vA = 60km/h và vB = 40km/h. a. viết phương trình chuyển động của hai xe. b. Xác định thời đểim và vị trí lúc hai xe gặp nhau? Giải: a>Chọn trục tọa độ ox trùng với AB, gốc tọa độ O trùng với A:=>x0A = 0; x0B = 20km , gốc thời gian là lúc 2 xe xuất phát. => t0 = 0, chọn chiều dương là chiều chuyển động: => vA = 60km/h;vB = 40km/h. Phương trình chuyển động của 2 xe là: => b> khi 2 xe ggặp nhau thì x1 = x2 ó 60t = 20 + 40t => t = 20/20 = 1h.è x1 = x2 = 60t = 60km Vậy sau 1h cđ thì 2 xe gặp nhau tai vị trí cách A là 60km Bài 3: Hai ôtô chuyển động thẳng đều, khởi hành cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 56km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 20km/h và của xe đi từ B là 10m/s. a) Viết phương trình chuyển động của hai xe. b) Xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau. C. GIẢI CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: 1. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng :x = 5 + 60t (x : m, t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ? A.Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. B.Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h. C.Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h. D.Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h. 2. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v= 2m/ s. Và lúc t= 2s thì vật có toạ độ x= 5m. Phương trình toạ độ của vật là A. x= 2t +5 B. x= -2t +5 C. x= 2t +1 D.x= -2t +1 3. Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s).Kết luận nào sau đây ĐÚNG A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t= 4/3 D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ x= 4 4.Chọn câu trả lời đúng.Một vật chuyển động trên trục tọa độ Ox. Ở thời điểm t1 vật có tọa độ x1= 10m và ở thời điểm t2 có tọa độ x2 = 5m. A. Độ dời của vật là -5m B.Vật chuyển động ngược chiều dương quỹ đạo. C.Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian trên là 5m D.Cả A, B, C đều đúng. 5. Khi chất điểm chuyển động theo một chiều và ta chọn chiều đó làm chiều dương thì : A. Độ dời bằng quãng đường đi được B. Vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình C. Vận tốc luôn luôn dương D. Cả 3 ý trên đều đúng 6 .Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2 = 5m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: A.12,5m/s B. 8m/s C. 4m/s D. 0,2m/s 7.Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình 60km/h, 3giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 40km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là: A. 50km/h B. 48km/h C. 44km/h D. 34km/h 8. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20km/h trên đoạn đường đầu và 40km/h trên đoạn đường còn lại. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là: A. 30km/h B.32km/h C. 128km/h D. 40km/h 9. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12km/h . trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18km/h .Vận tốc trung bình trong suốt thời gian đi là: A.15km/h B.14,5km/h C. 7,25km/h D. 26km/h 10. Một ngừơi đi xe đạp trên 2/3 đoạn đừơng đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đừơng sau với vận tốc trung bình 20km/h.Vận tốc trung bình của ngừơi đi xe đạp trên cả quảng đừơng là A. 12km/h B. 15km/h C. 17km/h D. 13,3km/h 11. Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là : A. x = 3 + 80t. B. x = 80 – 3t. C. x = 3 – 80t. D. x = 80t. 12. Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là ? A. xA = 54t ;xB = 48t + 10. B. xA = 54t + 10; xB = 48t.C.xA = 54t; xB = 48t – 10 .D. A: xA = -54t, xB = 48t. 13. Nội dung như bài 22, hỏi khoảng thời gian từ lúc hai ô tô xuất phát đến lúc ô tô A đuổi kịp ô tô B và khoảng cách từ A đến địa điểm hai xe gặp nhau là A. 1 h ; 54 km. B.1 h 20 ph ; 72 km. C.1 h 40 ph ; 90 km. D.2 h ; 108 km. 14.Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây,phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ? A. x=15+40t (km,h) B. x=80-30t (km,h) C. x= -60t (km,h) D. x=-60-20t (km,h) -------šš­›------ Ngày soạn:15/09/2012 Ngày dạy:17/09/2012 Lớp dạy:10A7 Tiết 3- 4: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I. MỤC TIÊU: - Được các công thức tính vận tốc, gia tốc, quãng đường, công thức liên hệ giữa v, a, s của chuyển động thẳng biến đổi đều, xét dấu các đại lượng trong phương trình và vận dụng vào giải bài tập. - HS nắm được cách chọn hệ quy chiếu cho mỗi bài toán -Khai thác và vẽ được đồ thị II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập vận dụng,sách tham khảo 2. Học sinh: Giải bài tập SBT ở nhà,bài tập in III. TIẾN TRÌNH DAY - HỌC: A. LÝ THUYẾT: *Công thức tính gia tốc: *Công thức tính vận tốc: *Công thức tính đường đi: *Công thức liên hệ giữa a-v-s : ØDấu của các đại lượng: - Trong cđ NDĐ: Véctơ gia tốc cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc: => a cùng dấu với v (v.a > 0) - Trong cđ CDĐ: Véctơ gia tốc cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc: => a ngươc dấu với v(v.a < 0) B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN: Dạng 1: Phương pháp xác định a, v, s, t trong chuyển động thẳng biến đổi đều: Bài 1: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0.2m/s2. a.Tính vận tốc của xe sau 20 giây chuyển động. b. Tìm quãng đường mà xe đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng hẳn. Giải: a)Ta có: 54 km/h = 15 m/s. Áp dụng công thức: = 5 – 0,2 t. Với t = 20 s. Suy ra: v = 1 m/s. Áp dụng công thức: Suy ra: s = ( 0 – 25)/2(-0,2) = 62,5 m Bài 2. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì xuống dốc và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0.1m/s2. Tính vận tốc của xe sau 1 phút chuyển động. Tìm chiều dài của dốc và thời gian để đi hết dốc, biết vận tốc ở cuối dốc là 72km/h. Dạng 2: Viết phương trình chuyển động và xác định vị trí gặp nhau Bài 1: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 0.2m/s2. Viết phương trình chuyển động của xe? Giải: B1:Chọn trục tọa độ Ox trùng với quỹ đạo chuyển động, gốc O trùng với vị trí lúc vật hãm phanh x0 = 0 B2: Chọn chiều dương là chiều cđ của xe: v0 = + 15m/s, a = - 0,2m/s2. B3: Phương trình CĐ của xe là: Bài 2: Cùng một lúc từ A đến B cách nhau 36m có 2 vật chuyển động ngược chiều để gặp nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyển động đều với vận tốc 3m/s, vật thứ 2 xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc 4m/s2. gốc thời gian là lúc xuất phát. Viết pt chuyển động của mỗi vật? Xác định thời điểm và vị trí lúc 2 vật gặp nhau? Giải: a> B1: Chọn trục tọa độ OX trùng với AB, gốc tọa độ O trùng với A. x0A = 0 và x0B = 36m B2: Chọn chiều dương là chiều A đến B: è vA = + 3m/s ; B3: Theo bài toán ô tô CĐ NDĐ nên ta có: è aB = - 4m/s2. B4: Phương trình CĐ của xe là: Xe A: Xe B: b> Lúc 2 xe gặp nhau xA = xB 3 t = 36 – 2t2 2t2 + 3t – 36 = 0 Vậy sau 3,6 s chuyển động thì 2 vật gặp nhau ở vị trí cách A là: xA = 3.3,6 = 10,8m Bài 3: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì xuống dốc và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0.1m/s2. viết phương trình cđ của xe. Bài 4: Hai người đi xe đạp khởi hành cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 130m và đi ngược chiều nhau. Vận tốc ban đầu của người đi từ A là 5,4 km/h và xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc là 0,2m/s2. Vận tốc ban đầu của người đi từ B là 18 km/h và lên dốc chậm dần đều với gia tốc là 20cm/s2. a. Viết phương trình chuyển động của hai xe. b. Xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau. C. GIẢI CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Chọn câu đúng trong những câu sau: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giời cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều. Chuyển động nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn. Chuyển động thẳng biến đổi dều có gia tốc tăng giảm đều theo thời gian. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi. 2. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo + at thì: v luôn dương. B. a luôn dương. C. a luôn cùng dấu với v. D. a luôn ngược dấu với v. 3. Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa v,a và s. A. v + vo = B. v2 + vo2 = 2as C. v - vo = D. v2 + vo2 = 2as 4. Một chuyển động thẳng nhanh dần đều ( a>0) có vận tốc đầu v0. Cách thực hiện nào sau đây làm cho chuyển động trở thành chậm dần đều? A. đổi chiều dương để có a<0 B. triệt tiêu gia tốc C. đổi chiều gia tốc D. không cách nào trong số A, B, C 5. Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2.Khoảng thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là? A. t = 360s B. t = 100s. C. t = 300s. D. t = 200s 6. Một Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều.Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là? A. S = 500m. B. S = 50m. C. S = 25m D. S = 100m 7. Khi Ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s,ô tô đạt đến vận tốc 14m/s.Gia tốc và vận tốc của ô tô kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu? A. a = 0,2m/s2; v = 18 m/s. B. a = 0,7m/s2; v = 38 m/s. C. a = 0,2m/s2; v = 10 m/s. D. a = 1,4m/s2; v = 66m/s. 8: Một đoàn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh , chuyển động chậm dần đều . Sau khi đi thêm được 64m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6km/h . Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là ? A.a = 0,5m/s2, s = 100m . B.a = -0,5m/s2, s = 110m . C.a = -0,5m/s2, s = 100m D.a = -0,7m/s2, s = 200m . 9: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s2 , thời điểm ban đầu ở gốc toạ độ và chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng. A. B. C. D. 10. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s2 thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là: A. 0,7 m/s2; 38m/s. B. 0,2 m/s2; 8m/s. C. 1,4 m/s2; 66m/s. D 0,2m/s2; 18m/s. 11. Vật chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với vận tốc đầu 2m/s, gia tốc 4m/s2: a. Vận tốc của vật sau 2s là 8m/s b. Đường đi sau 5s là 60 m c. Vật đạt vận tốc 20m/s sau 4 s d. Sau khi đi được 10 m,vận tốc của vật là 64m/s 12. Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều,khi t = 4s thì x = 3m Khi t = 5s thì x = 8m và v = 6m/s. Gia tốc của chất điểm là : A. 1 m/s2 C. 3m/s2 B. 2m/s2 D. 4m/s2 13: Một vật chuyển động trên trục toạ độ Ox có phương trình: x = -4t2 + 10t-6. (m,s),( t0=0).kết luận nào sau đây là đúng: Vật có gia tốc -4m/s2 và vận tốc đầu 10m/s C.Vật có gia tốc -2m/s và vận tốc đầu 10 m/s. Vật đi qua gốc toạ độ tại thời điểm t=2s D. Phương trình vận tốc của vật : v = -8t + 10 (m/s). 14: Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều đi trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau 100m lần lượt trong 5s và 3,5s. Gia tốc của xe là A. 1,5m/s2 .B. 1m/s2. C. 2,5m/s2. D. 2m/s2.------------------------------------ 15: Một vật chuyển động trên đoạn thẳng AB = 300m khởi hành không vận tốc đầu tại A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a1 = 2m/s2; tiếp theo là chuyển động chậm dần đều với gia tốc = 1m/s2 để đến B với vận tốc triệt tiêu. Vị trí C tại đó chuyển động trở thành chậm dần đều là A. cách B 100m. B. cách B 175m. C. cách B 200m. D. cách B 150m. Dạng 4: Đồ thị của chuyển động biến đổi đều Bài 1: Một xe đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì hãm phanh, sau đĩ xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2 . 2 II 0 6 10 V (m/s) I III 1 t(s) Tính vận tốc sau 5s từ lúc phanh. Vẽ đồ thị vận tốc theo t. Dựa trên đồ thị xác định thời gian kể từ lúc hãm phanh đến lúc xe dừng. Đ/s: v = 5m/s ; t = 7,5s Bài 2: Các đường thẳng I, II, III là đồ thị chuyển động của ba vật Hãy mô tả tính chất chuyển động của mỗi vật Lúc nào thì 3 vật có cùng vận tốc và vận tốc ấy bằng bao nhiêu Xác định gia tốc và biểu thức của vận tốc theo t. Bài 3: Một thang máy chuyển động theo ba giai đoạn liên tiếp : Nhanh dần đều, không vận tốc đầu và sau 25 m thì đạt vận tốc 10 m/s Đều trên đoạn đường 50 m liền theo, Chậm dần đều để dừng lại cách nơi khởi hành 125m. Lập phương trình chuyển động của mỗi giai đoạn. Vẽ đồ thị của gia tốc, vận tốc và toạ độ của mỗi giai đoạn chuyển động. Đ/s: gđ1: , gđ2: , gđ3: x(m) B 6 4 3 0 3 4 C D A E Bài 4: Hình vẽ bên là đồ thị toạ độ thời gian x(t) của một chuyển động thẳng. Mô tả chuyển động có đồ thị OAB và viết phương trình chuyển động x(t). Mô tả chuyển động có đồ thị OCDEB, trong đó CDE là một cung parabol tiếp xúc với hai đoạn thẳng OA và AB Ngày soạn:22/09/2012 Ngày giảng:24/09/2012 Lớp dạy:10A7 Tiết 5-6: CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO I. MỤC TIÊU. - Hiểu được các công thức của sự rơi tự do và vận dụng vào giải bài tập. - Áp dụng được cho bài toán ném vật lên, ném vật xuống . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Giáo án và Phương pháp giải 2. Học sinh: Giải bài tập SBT ở nhà,bài tập in III. TIẾN TRÌNH DAY - HỌC A. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1.Sự rơi tự do: Là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Ở cùng một nơi trên Trái Đất các vật rơi tự do với cùng một gia tốc, gọi là gia tốc rơi tự do: Kí hiệu là g , (m/s2) 2.Công thức áp dụng: -Vận tốc: v = gt -Quãng đường : s = gt2/2 hay ( h = gt2/2 ) -Công thức liên hệ: v2 = 2gh B. BÀI TẬP ÁP DỤNG: Bài 1: Một hòn đá rơi từ miệng đến đáy giếng cạn mất 3s. Tính độ sâu của giếng cạn. Lấy g =9,8m/s2. Giải: - Áp dụng công thức: s = gt2/2 . Suy ra: s = gt2/2 = 9,8.9/2 = 44,1 m Bài 2: Một vật nặng rơi từ độ cao 38m xuống đất. Lấy g = 10m/s2 a.Tính thời gian rơi b.Xác định vận tốc của vật khi chạm đất. Giải: Áp dụng công thức s = gt2/2: Suy ra : t2 = 2s/g = 2.38/10 =7,6. Vậy t = 2,76 s Ta có: v2 = 2gh = 2.10.38 = 760. Vậy v = 27,6 m/s. Bài 3: Một vật nhỏ rơi tự do, trong giây cuối rơi được 15m. Tính thời gian từ lúc bắt đầu rơi cho đến khi chạm đất và độ cao nơi thả vật. Lấy g = 10m/s2. Bài 4: Thả một vật rơi từ độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, Lấy g = 10m/s2 a.Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ 3. b.Biết vận tốc khi chạm đất của vật là 36m/s, Tìm h. C. GIẢI CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: 1. Vật nào được xem là rơi tự do ? A. Viên đạn đang bay trên không trung B. Quả táo rơi từ trên cây xuống . C. Phi công đang nhảy dù (đã bật dù). D. Máy bay đang bay gặp tai nạn và rơi xuống. 2. Câu nào đúng ? Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống tới đất. Công thức tính v của vật rơi tự do phụ thuộc độ cao h là A. v = 2gh. B. v = C. v= D. v= 3. Chuyển độngcủa vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do ? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất. B. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. 4. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển dộng rơi tự do của các vật ? A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều. C. Tại một nơi và ở gần mặt đất. D. Lùc t = 0 thì v 0. 5. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2 . Vận tốc v của vật khi chạm đất là bao nhiêu ? A. v = 9,8 m/s. B. v 9,9 m/s. C. v = 1,0 m/s. D. v 9,6 m/s. 6. Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2 . Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi xuống đất ? A. t = 1 s. B. t = 2 s. C. t = 3 s. D. t = 4 s. 7. Cũng bài toán trên, hỏi vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu ? A. v = 9,8 m/s. B. v = 19,6 m/s. C. v = 29,4 m/s. D. v = 38,2m/s. 8. Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2 . Khoảng thời gin rơi của vật thứ nhất lớn gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao là bao nhiêu ? A. = 2. B. = 0,5. C. = 4. D. = 1. 9: Một vật được thả không vận tốc đầu. Nếu nó rơi xuống được một khoảng cách s1 trong giây đầu tiên và thêm một đoạn s2 trong giây kế kế tiếp thì tỉ số s2/s1 là: A 1 B 2 C 3 D 5 10: Từ một đỉnh tháp người ta buông rơi một vật. Một giây sau ở tầng tháp thấp hơn 15 m người ta buông rơi vật thứ hai . Sau bao lâu hai vật sẽ chạm nhau tính từ lúc vật thứ nhất được buông rơi? A. 2,5 s B. 3 s C. 1,5 s D. 2 s 11: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu. Hỏi quãng đường mà vật thực hiện được trong giây thứ 3 là ?(g = 10m/s2) A. 30 m B. 50 m C. 45 m D. 25 m 12: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ vtb của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20 m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu? A. 10 m/s B. 1 m/s C. 15 m/s D. 8 m/s 13: Một rọt nước mưa rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Cho g=10m/s2. Thời gian vật rơi tới mặt đất bằng bao nhiêu? A. 4,5 s B. 3 s C. 2,1 s D. 9 s 14. Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình vtb của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu ? A. vtb = 15 m/s. B. vtb = 8 m/s. C. vtb = 10 m/s. D. vtb = 1 m/s. D. Bài tập về nhà: 1. Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 24,5 m. Lấy gia tốc rơi tự do g=9,8 m/s2. 2. Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu ? Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. 3. Hai viên bi A và B được thả rơi tự do cùng một độ cao. Viên bi A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 0,5 s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau thời gian 2s kể từ khi bi A bắt đầu rơi. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. 4. Một vật rơi tự do từ độ cao s xuống tới mặt đất. Cho biết trong 2s cuối cùng, vật đi được đoạn đường bằng một phần tư độ cao s. Hãy tính độ cao s và khoảng thời gian rơi t của vật. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Ngày soạn:29/09/2012 Ngày giảng:01/10/2012 Lớp dạy:10A7 Tiết 7-8. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU I.MỤC TIÊU: - Hiểu và vận dụng các công thức tính chu kì, tần số, tốc độ dài, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm và công thức cộng vận tốc để vận dụng vào giải bài tập. - Rèn luyện cho HS kĩ năng giải BT dạng chuyển động tròn đều II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập vận dụng 2. Học sinh: Giải bài tập SBT ở nhà III. TIẾN TRÌNH DAY - HỌC A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Chuyển động tròn đều có quỹ đạo là một đường tròn và tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. 2. Vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo và độ lớn ( tốc độ dài) v = rs / rt (m/s) 3. Tốc độ góc: w = ra /rt ( rad/s) ra là góc mà bán kính nối từ tâm đến vật quét được trong một thời gian rt. 4. Công thức kiên hệ giữa w và v: v = r. w ; ( r là bán kính quỹ đạo) 5. Chu kì của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng: T = 2 p/w ( giây) 6. Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng vật đi được trong một giây: f = 1/ T ( vòng/ s) ; (Hz) 7. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo.aht = v2/ r = r.w2 (m/s2) B.BÀI TẬP: Bài 1: Một đĩa tròn có bán kính 42cm, quay đều mổi vòng trong 0,8 giây. Tính vận tốc dài, vận tốc góc, gia tốc hướng tâm của một điểm A nằm trên vành đĩa? Bài 2: Một đồng hồ treo tường có kim phút dài 10cm và kim giờ dài 8cm. Cho rằng các kim quay đều. Tính vận tốc dài và vận tốc góc của điểm đầu hai kim? Bài 3: Vệ tinh nhân tạo của Trái đất ở độ cao h = 280km bay với vận tốc 7,9 km/s. Tính tốc độ góc, chu kì, tần số của nó? Coi chuyển động tròn đều. Bán kính Trái Đất bằng R = 6400km. Bài 4: Một đồng hồ có kim giờ dài 3 cm, kim phút dài 4 cm. So sánh vận tốc góc và vận tốc dài của 2 đầu kim. Đs: Vp/Vg =16 Bài 5: Một xe ôtô có bánh xe với bán kính 30cm, chuyển động đều. Bánh xe quay đều 10 vòng/s và không trượt. Tính vận tốc của ôtô. Bài 6: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320 km cách mặt đất. Tính vận tốc và gia tốc hướng tâm của vệ tinh. Cho bán kính Trái Đất là 6380km. Đs : v=28066km/h; a = 117065 km/h Bài 7: Trái Đất có thể coi như một hình cầu bán kính có tâm O quay đều quanh Mặt Trời trên một đường tròn bán kính R = 1,5.10km, đồng thời Trái Đất tự quay quanh trục đi qua O và vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của O. Tính các vận tốc dài của một điểm trên xích đạo Trái Đất lúc giữa trưa và lúc nửa đêm. Các chiều quay của Trái Đất và quay quanh Mặt Trời trùng nhau. Đs: v (giữa trưa) = 29,5 km/s;

File đính kèm:

  • docgiao an vat ly 10day du.doc