Bài tập chương IV - Vật lý 11

BÀI TẬP CHƯƠNG IV

I/ TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Từ trường:

_ Các tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện gọi là tương tác từ.

_ Tương tác từ chỉ xảy ra giữa các hạt mang điện chuyển động.

_ Từ trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh hạt mang điện chuyển động và tác dụng lực từ lên hạt mang điện khác chuyển động trong nó.

_ Điện tích đứng yên là nguồn góc của điện trường tĩnh. Điện tích chuyển động vừa là nguồn góc của điện trường vừa là nguồn góc của từ trường.

2. Cảm ứng từ:

_ Đường cảm ứng từ là những đường cong mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với trục của kim nam châm đặt tại điểm đó. Các đường cảm ứng từ có chiều đi vào từ cực nam và đi ở cực bắc. Tại mỗi điểm trong từ trường ta chỉ vẽ được mọt đường cảm ứng từ qua nó mà thôi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập chương IV - Vật lý 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CHƯƠNG IV I/ TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1. Từ trường: _ Các tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện gọi là tương tác từ. _ Tương tác từ chỉ xảy ra giữa các hạt mang điện chuyển động. _ Từ trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh hạt mang điện chuyển động và tác dụng lực từ lên hạt mang điện khác chuyển động trong nó. _ Điện tích đứng yên là nguồn góc của điện trường tĩnh. Điện tích chuyển động vừa là nguồn góc của điện trường vừa là nguồn góc của từ trường. 2. Cảm ứng từ: _ Đường cảm ứng từ là những đường cong mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với trục của kim nam châm đặt tại điểm đó. Các đường cảm ứng từ có chiều đi vào từ cực nam và đi ở cực bắc. Tại mỗi điểm trong từ trường ta chỉ vẽ được mọt đường cảm ứng từ qua nó mà thôi. _ Véc tơ cảm ứng từ là đại lượng vật lý đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực. Độ lớn của véc tơ cảm ứng từ gọi là cảm ứng từ B. + Trong từ trường đều, cảm ứng từ B được xác định bởi tỉ số B = ( Trong đó F là lực tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn đặt vuông góc với đường sức từ có dòng điện I chạy qua, l là chiều dài của đoạn dây dẫn). Trong hệ SI, F tính bằng Niu tơn, I tính bằng Ampe, l tính bằng m thì B tính bằng Tesla. + Phương chiều của véc tơ tại một điểm là phương, chiều nam_ bắc của một kim nam châm tại điểm đó. I M r a/ Véc tơ do dòng điện thẳng dài gây ra tại điểm M cách một khoảng r được xác định như sau: _ Phương: vuông góc với mặt phẳng hợp bởi dây dẫn và điểm M. _ Chiều: tuân theo quy tắc: vặn nút chai, nắm tay phải, cái đinh ốc. _ Độ lớn: B = 2.10-7 . Với I là cường độ dòng điện chạy trong dây. b/ Véc tơ do dòng điện trong dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính R gây ra: _ Phương: vuông góc với mặt phẳng vòng tròn. I R _ Chiều: tuân theo quy tắc vào nam ra bắc, cái đinh ốc, vặn nút chai. _ Độ lớn: B = 2.10-7. Nếu có N vòng dây giống nhau thì : B = 2.10-7 N. c/ Véc tơ trong lòng ống dây dẫn hình trụ tròn có dòng điện: _ Phương chiều tuân theo quy tắc cái đinh ốc, nắm tay phải, vặn nút chai. _ Độ lớn: B = 4.10-7.I. Với N là số vòng dây quấn, l là chiều dài ống dây. 3. Công thức Ampe: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn l mang dòng điện I đặt trong từ trường đều có: _ Phương : vuông góc với mặt phẳng hợp bởi đoạn dây dẫn và véc tơ cảm ứng từ _ Chiều : tuân theo quy tắc bàn tay trái. _ Độ lớn: F = BIlsin ( với là góc hợp bởi dòng điện I và véc tơ ). 4. Lực Lorenxơ: _ Phương vuông góc với mặt phẳng hợp bởi véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ . _ Chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái. _ Độ lớn: f = vBsin. Với : q là điện tích hạt mang điện chuyển động, là góc hợp bởi và . 5. Bán kính quỹ đạo chuyển động của hạt: Nếu hạt chuyển động vuông góc với từ trường đều thì bán kính quỹ đạo của hạt là: R = . Chu kì chuyển động của hạt là: T = 2. II/ BÀI TẬP: Bài 1: Xác định lực từ trong các trường hợp sau: I I • I + I d/ c/ b/ a/ Bài 2: Một dòng điện có cường độ là 5A chạy trong một đọan dây dẫn dài 40 cm đặt trong từ trường đều B = 4.10-6T theo phương hợp với đường sức từ một góc 300. Hãy xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn. Bài 3: Một dây dẫn thẳng có cường độ dòng điện là 4A chạy qua. Hãy xác định cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 30 cm. Bài 4: Khung dây hình tròn quấn 500 vòng có cường độ dòng điện chạy qua là 3A. Hãy xác định cảm ứng từ tại tâm vòng dây. Biết bán kính của vòng dây là 2cm. Bài 5: Một ống dây hình trụ có 1000 vòng dây dài 5cm. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây là 2A. Hãy xác định cảm ứng từ trong lòng ống dây. Bài 6: Hai dây dẫn thẳng dài song song đặt cách nhau 10cm trong chân không. Cường độ dòng điện chạy trong hai dây dẫn là I1 = 2A, I2 = 4A. Hãy xác định: a/ Cảm ứng từ tại trung điểm của đoạn thẳng nối liền hai dây dẫn. b/ Những điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng cộng bằng không. Bài 7: Một electron chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 30 cm dưới tác dụng của một từ trường đều có B = 9.10-4 T. Hãy xác định: a/ Lực lorenxơ tác dụng lên electron. b/ Tốc độ chuyển động của electron. c/ Chu kỳ chuyển động của electron. Bài 8: Hai dây dẫn thẳng dài song song đặt tại hai đỉnh A, B của một tam giác vuông tại C. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn có cường độ là 4A. Hãy xác định cảm ứng từ tại đỉnh C của tam giác vuông. Biết rằng AB = 5cm, AC = 3cm, BC = 4cm. Bài 9: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn được đặt cách nhau 5cm. Dòng điện chay trong hai dây dẫn cùng chiều với nhau và có cường độ 11A. Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm M cách mỗi dây là 3cm. Bài 10: Hai hạt mang điện cùng điện tích +e được bắn vào trong một từ trường đều B = 0,5 T với cùng vận tốc v = 100 m/s theo phương vuông góc với các đường sức từ. Khối lượng của hai hạt này khác nhau là: m1 – m2 = 10-10 kg. Tính độ chênh lệch bán kính của hai hạt. Bài 11: Một khung dây cứng đồng chất hình chữ nhật MNPQ, cạnh MN = a = 20 cm, MQ = 10cm, đặt trong một từ trường đều, vec tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng MNPQ. Dòng điện có cường độ 3A đi vào M và đi ra N. a/ Biểu diễn các lực từ tác dụng lên các cạnh ? b/ Tính độ lớn các lực trên. c/ Xác định kực từ tổng hợp tác dụng lên toàn bộ khung dây.

File đính kèm:

  • docBai tap chuong IV.doc
Giáo án liên quan