Để đo nhiệt độ, ta dùng nhiệt kế.
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất khí, lỏng, rắn.
- Nhiệt kế khí (ứng dụng sự dãn nở của chất khí ) chỉ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học , không được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
- Nhiệt kế chất lỏng (ứng dụng sự dãn nở của chất lỏng như rượu, thủy ngân ) được sử dụng rộng rãi để đo nhiệt độ môi trường thân nhiệt .
- Nhiệt kế kim loại (ứng dụng sự dãn nở của kim loại) được dùng để đo nhiệt độ cao.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8104 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Nhiệt kế – Nhiệt giai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI
Để đo nhiệt độ, ta dùng nhiệt kế.
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất khí, lỏng, rắn.
- Nhiệt kế khí (ứng dụng sự dãn nở của chất khí ) chỉ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học , không được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
- Nhiệt kế chất lỏng (ứng dụng sự dãn nở của chất lỏng như rượu, thủy ngân…) được sử dụng rộng rãi để đo nhiệt độ môi trường thân nhiệt….
- Nhiệt kế kim loại (ứng dụng sự dãn nở của kim loại) được dùng để đo nhiệt độ cao.
Câu 1: Em hãy cho biết đặt mắt như thế nào thì đọc đúng số chỉ của nhiệt kế :
Câu 2: Hãy điền các từ nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai vào các chỗ trống cho phù hợp :
Để đo……………….người ta dùng các lọai nhiệt kế khác nhau như ………………thủy ngân, ………………rượu, ………………kim lọai. Ở Việt Nam sử dụng ………………Xenxiut, phần lớn ở các nước nói tiếng Anh thì sử dụng ……………… Farenhai.
Câu 3: Bạn A bị sốt cao. Bạn B dùng tay sờ vào trán bạn A.
-Bạn B thấy trán bạn A lạnh hay nóng ?
-Bạn A thấy bạn B lạnh hay nóng ?
Làm lại các nội dung trên nếu hai bạn bị sốt như nhau. Từ đó em rút ra kết luận để đo chính xác nhiệt độ cơ thể ta phải làm gì ?
Câu 4: Khi đo nhiệt độ chất lỏng, người ta khuyên phải tuân thủ một số các quy tắc sau, em hãy cho biết lý do :
A-Bầu nhiệt kế phải nhúng hoàn toàn vào trong lòng chất lỏng.
B-Không nên đọc ngay mà phải chờ một thời gian sau thì mới đọc nhiệt độ.
C-Không nên rút nhiệt kế ra khỏi chất lỏng rồi mới đọc.
D-Không nên để nhiệt kế chạm bình.
E-Không dùng nhiệt kế để khuấy chất lỏng
Câu 5: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F. Nhiệt độ trên nhiệt kế y tế từ 340C đến 420C thì tương ứng với nhiệt độ bao nhiêu trên nhiệt giai Farenhai ?
Chú ý: Thủy ngân rất độc vì vậy nếu nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, phải báo cáo ngay với giáo viên. Không được đùa với các giọt thủy ngân !
Câu 6: Tại sao phía đầu trên của nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu thường phình ra?
Câu 7: Một nhiệt kế sau một thời gian sử dụng có hiện tượng sau : các vạch rượu bị đứt đọan. Em hãy cho biết tại sao và cách phòng tránh.
Câu 8: Hãy điền các giá trị sau đây vào cột bên phải cho phù hợp : 60000C ; 370C ; 420C ; -880C
Đối tượng
Nhiệt độ
Bề mặt Mặt trời
Nhiệt độ thấp nhất trên thế giới
(Vostock-Nga)
Nhiệt độ trong lò ấp trứng
Ngày nóng nhất ở Việt Nam
(Đo được trong bóng râm)
✍ Hướng dẫn
Câu 1: Phải đặt mắt theo phương nằm ngang.
Câu 2: Nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt giai, nhiệt giai.
Câu 3: B thấy trán bạn A nóng. Còn A thấy tay bạn B lạnh. Cách lấy nhiệt độ này không chính xác, phụ thuộc vào trạng thái từng người. Vì vậy, để đo chính xác nhiệt độ cơ thể, phải dùng nhiệt kế.
Câu 4:
Câu 5: 340C = 320F + (34 ´ 1,80F) = 95,20F
420C = 320F + (42 ´ 1,80F) = 107,60F
Câu 6: Chỗ phình ra để chứa lượng khí còn dư khi cột thủy ngân (hoặc rượu) lên cao tránh vỡ ống nhiệt kế.
Câu 7: Không khí ở phần trên đã lọt xuống phía dưới. Một phần do chất lượng của nhiệt kế, phần khác do cách sử dụng. Khi sử dụng nhiệt kế rượu cần lưu ý :
-Không nên vẩy nhiệt kế quá mạnh.
-Không dùng nhiệt kế rượu để nhiệt độ quá cao, khiến cột rượu dâng lên chỗ phình, khi cột rượu xuống trở lại thì không khí đã lọt vào cột.
Câu 8:
Bề mặt Mặt trời 60000C
Nhiệt độ thấp nhất trên thế giới -880C
Nhiệt độ trong lò ấp trứng 370C
Ngày nóng nhất ở Việt Nam 420C
Ngoài nhiệt kế thủy ngân, rượu người ta còn các nhiệt kế sau :
-Nhiệt kế kim loại : dựa trên sự dãn nở của kim loại, thường dùng để đo nhiệt độ cao.
-Nhiệt kế bán dẫn : dựa vào hiệu ứng nhiệt của chất bán dẫn có độ nhạy và độ chính xác cao.
-Nhiệt kế khí : dựa vào hiện tượng dãn nở của chất khí khi nhiệt độ thay đổi, ít được sử dụng rộng rãi trong thực tế, chủ yếu dùng trong phòng thí nghiệm, phục vụ công tác nghiên cứu.
1- Nếu ở nhà có tủ lạnh, em hãy do nhiệt độ ở các ngăn khác nhau từ đó tìm hiểu xem phải chứa loại thực phẩm nào cho phù hợp với nhiệt độ từng ngăn.
2- Cách làm một nhiệt kế khí đơn giản :
Dùng màng cao su bịt kín miệng bình thủy tinh.
Lấy sợi thép uốn bao quanh miệng bình đồng thời uốn thành một lỗ nhỏ làm điểm tựa để kim quay. Đầu kia của kim tựa trên màng cao su. Khi nhiệt độ tăng, chất khí trong bình nở ra, đẩy màng cao su lên, đầu kim chuyển động xuống dưới.
File đính kèm:
- Bai tap Nhiet ke Nhiet giai.doc