Giáo án Vật lý 6 tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí - Trường THCS Phúc Thắng

TIẾT 23: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Biết được sự nở vì nhiệt của chất khí

- Biết được các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau

2. Kĩ năng:

 - So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau

 3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

 - Nghiêm túc trong giờ học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí - Trường THCS Phúc Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/1/2013 Ngày dạy: 28/1/2013 TIếT 23: sự nở vì nhiệt của chất khí I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được sự nở vì nhiệt của chất khí - Biết được các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau 2. Kĩ năng: - So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bi: 1. Giáo viên: - Bình thủy tinh, nút cao su, ống thuỷ tinh, khay đựng 2. Học sinh: - Học bài cũ, đọc trước bài mới III. Tiến trình giảng dạy 1. ổn định: 2. Kiểm tra: Câu hỏi: nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? Đáp án: chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi; các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt là khác nhau. 3. Bài mới: hoạt động của GV & HS nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề -GV: Đưa ra tình huống như ở trong SGK -HS : Lắng nghe và đọc tình huống ở trong SGK Hoạt động 2: Làm thí nghiệm -GV: Yêu cầu HS nêu các dụng cụ có trong TN và cách tiến hành làm TN -HS : Nêu các dụng cụ có trong TN và cách tiến hành làm TN -GV: Tiến hành làm TN và yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra. -HS : Quan sát hiện tượng xảy ra trong quá trình GV làm TN 1. Thí nghiệm. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi -GV: Hướng dẫn HS thảo luận để trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 và C4 trong SGK. -HS : Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 và C4 trong SGK -GV: Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn -HS : Nhận xét câu trả lời của bạn -GV: Chốt lại kiến thức đúng cho mỗi câu trả lời của HS -GV: Yêu cầu HS đọc bảng 20.1 trong SGK-Tr.63 và hoàn thành câu C5 -HS : Đọc SGK và hoàn thành C5 2. Trả lời câu hỏi. C1: giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình đang tăng lên. C2: giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình đang giảm đi. C3: vì khi gặp nóng thì không khí nở ra nên thể tích tăng lên. C4: vì khi gặp lạnh thì không khí co lại nên thể tích giảm đi. C5: các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt là như nhau. Hoạt động 4: Rút ra kết luận -GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành các câu C6 trong SGK -HS :Thảo luận nhóm và hoàn thành các câu C6 trong SGK -GV: Chốt lại kiến thức đúng cho câu trả lời 3. Rút ra kết luận. C6: a, …. tăng …. b, …. lạnh đi …. c, …. ít nhất …. nhiều nhất …. 4. Luyện tập - GV: Yêu cầu Hs hoàn thành các câu C5, C6 và C7 trong SGK - HS: Cá nhân HS hoàn thành theo yêu cầu của GV. C7: Vì khi gặp nóng thì thể tích không khí bên trong quả bóng bàn tăng lên và đẩy cho quả bóng phồng ra. 5. Củng cố - GV: Yêu cầu 2 HS nêu tóm tắt ND bài học. - HS: Nêu tóm tắt ND chính của bài học, đọc ghi nhớ trong SGK. - GV: Hệ thống kiến thức bài dạy. - Về nhà học bài cũ và đọc trước bài “ một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”

File đính kèm:

  • docGiao an ly 6 tuan 24.doc
Giáo án liên quan