Câu 1: Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 g kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là:
A. C4H5CHO B. C3H5CHO C. C4H3CHO D. C3H3CHO.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn a mol anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2, c mol H2O (biết b=a+c). Trong phản ứng tráng gương 1 phân tử X chỉ cho 2 electron. X là anđehit có đặc điểm gì?
A. No, đơn chức B. Không no, đơn chức, có một nối đôi
C. No, hai chức D. Không no, đơn chức, có hai nối đôi
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Anđehit no, mạch hở X1 X2 X3 Cao su buna.
Anđehit no mạch hở X4 X5 X3 Cao su buna.
Hãy cho biết: khi cho X1 và X4 với khối lượng bằng nhau tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, chất nào tạo ra lượng Ag nhiều hơn ?
A. X1. B. bằng nhau.
C. X4. D. không xác định được.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa học Lớp 11 nâng cao - Chuyên đề: Anđehit. Xeton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP ANĐEHIT (NÂNG CAO)
Câu 1: Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 g kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là:
A. C4H5CHO B. C3H5CHO C. C4H3CHO D. C3H3CHO.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn a mol anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2, c mol H2O (biết b=a+c). Trong phản ứng tráng gương 1 phân tử X chỉ cho 2 electron. X là anđehit có đặc điểm gì?
A. No, đơn chức B. Không no, đơn chức, có một nối đôi
C. No, hai chức D. Không no, đơn chức, có hai nối đôi
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Anđehit no, mạch hở X1 X2 X3 Cao su buna.
Anđehit no mạch hở X4 X5 X3 Cao su buna.
Hãy cho biết: khi cho X1 và X4 với khối lượng bằng nhau tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, chất nào tạo ra lượng Ag nhiều hơn ?
A. X1. B. bằng nhau.
C. X4. D. không xác định được.
Câu 4: Oxi hóa anđehit X đơn chức bằng O2 (xúc tác thích hợp) với hiệu suất phản ứng là 75% thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic tương ứng và anđehit dư. Trung hòa axit trong hỗn hợp Y cần 100ml dung dịch NaOH 0,75M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,1 gam chất rắn khan. Nếu cho hỗn hợp Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thì thu được khối lượng Ag là
A. 21,6 gam. B. 5,4 gam. C. 10,8 gam. D. 27,0 gam.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a (mol) hỗn hợp X thu được 3a (mol) CO2 và 1,8a (mol) H2O. Hỗn hợp X có số mol 0,1 tác dụng được với tối đa 0,14 mol AgNO3 trong NH3 (điều kiện thích hợp). Số mol của anđehit trong 0,1 mol hỗn hợp X là
A. 0,03. B. 0,04. C. 0,01. D. 0,02.
Câu 6: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng O2 ở điều kiện thích hợp thu được 6,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp X tác dụng với natri dư sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng chuyển hóa ancol thành anđehit là
A. 75%. B. 50%. C. 33%. D. 25%.
Câu 7: Trong các chất: CH3CH2CH2OH, C2H2, HCOOCH3, C2H3Cl, CH4, C2H6, C2H4. Số chất có thể tạo ra anđehit bằng một phản ứng là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 8: Hiđrat ho| hoàn toàn 1,56 gam một ankin (A) thu được một anđehit (B). Trộn (B) với một anđehit đơn chức (C). Thêm nước để được một 0,1 lit dd (D) chứa (B) và (C) với nồng độ mol tổng cộng là 0,8M. Thêm từ từ vào dd (D) vào dd chứa AgNO3/NH3 dư thu được 21,6g Ag kết tủa. Xác định công thức cấu tạo và số mol của (B) và (C) trong dung dịch (D).
A. (B): CH3-CHO 0,07, (C): H-CHO 0,01
B. (B): CH3-CHO 0,04, (C): C2H5CHO 0,04
C. (B): CH3-CHO 0,03, (C): H-CHO 0,05
D. (B): CH3-CHO 0,06, (C): H-CHO 0,02
Câu 9: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở (có một liên kết đôi C = C trong phân tử) thu được V lít khí CO2 ở đktc và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m; a và V là
A. m = 4V/5 + 7a/9 B. m = 4V/5 - 7a/9
C. m = 5V/4 +7a/9 D. m = 5V/4 – 7a/9
Câu 10: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit acrylic và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp A qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B gồm bốn chất, đó là propanal, propan-1-ol, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp B so với metan bằng 1,55. Dung dịch B tác dụng vừa đủ với bao nhiêu lít nước Brom 0,2M
A. 0,15 B. 0,25 C. 0,20 D. 0,10
Câu 11: Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lit khí CO2 (đktc)và 7,2 gam H2O. Hiđrocacbon Y là:
A. C2H2 B. C2H4 C. C3H6 D. CH4
Câu 12: Cho bay hơi 2,38 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức ở 136,50C và 1 atm thu được 1,68 lít hơi. Oxi hóa 4,76 gam hỗn hợp X bởi CuO thu được hỗn hợp hai anđehit. Hỗn hợp anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 30,24 gam Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, rồi dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc dư, thì khối lượng dung dịch NaOH tăng là:
A. 18,54 gam. B. 15,44 gam. C. 14,36 gam. D. 8,88 gam.
Câu 13: Oxi hoá m gam một ancol đơn chức, bậc một, mạch hở A thu được hỗn hợp X gồm: Anđehit, axít, nước và ancol dư. Chia X làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ, thu được 0,2 mol H2 và 25,6 gam chất rắn. Phần 2 cho phản ứng với NaHCO3 dư, thu được 0,1 mol khí CO2. Phần 3 cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3(dư), thu được 0,6 mol Ag. Nếu oxi hoàn hoàn toàn m gam A chỉ tạo thành anđehit, rồi cho phản ứng tráng gương thì số mol Ag thu được là (phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 1,6. B. 0,8. C. 2,4. D. 4,8.
Câu 14: Cho anđehit X mạch hở có công thức phân tử là CxHy(CHO)z Cho 0,15 mol X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 64,8 gam Ag. Cho 0,125a mol X phản ứng với dư H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thì thể tích phản ứng là 8,4a lít (đktc). Mối liên hệ x, y là
A. 2x-y+4 = 0 B. 2x-y-2 = 0
C. 2x-y-4 = 0 D. 2x-y+2 = 0
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai anđehit no, mạch hở, hai chức, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V là
Câu 16: Chất geranial (trong tinh dầu sả) có công thức phân tử C10H16O (chất X). Biết X mạch hở và có một chức anđehit. Biết 4,56 gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là
A. 500. B. 600. C. 900. D. 300.
Câu 17:Một hỗn hợp X gồm 2 ancol mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và hơn kém nhau một nhóm -OH. Để đốt cháy hết 0,1 mol hỗn hợp X cần 8,4 lít O2 (đktc) và thu được 13,2 gam CO2. Biết rằng khi oxi hóa hỗn hợp X bởi CuO, trong sản phẩm có một anđehit đa chức. Hai ancol trong hỗn hợp X có công thức cấu tạo là
A.CH3-CH2OH-CH2OH và CH2OH-CHOH-CH2OH.
B.CH2OH-CH2-CH2-CH2OH và CH2-CHOH-CHOH-CH2OH.
C.CH2OH-CH2-CH2OH và CH3-CH2-CH2OH.
D.CH2OH-CH2-CH2OH và CH2OH-CHOH-CH2OH.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđêhit cần 17,6 gam O2 thu được 10.08 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Mặt khác cho m gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được khối lượng kết tủa bạc là
A. 108 gam B. 86,4 gam C. 54 gam D. 27 gam
Câu 19: Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng. 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 4 mol Ag. Khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho 0,25 mol X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 là
A. 30,25 gam. B. 41 gam. C. 38 gam. D. 34,5 gam.
Câu 20: Oxi hóa 0,1 mol một ancol đơn chức X bằng O2 có xúc tác phù hợp thu được 4,4 gam hỗn hợp gồm anđehit, ancol dư và nước. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa ancol là
A. 75%. B. 50%. C. 65%. D. 40%.
Câu 21: Một anđehit mạch hở X có tỉ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 30. X phản ứng tối đa với H2 theo tỉ lệ mol 1:3. Cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 19,4 gam. B. 39,3 gam. C. 21,6 gam. D. 41 gam.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở sinh ra 1,792 lít CO2 (đktc). Mặt khác, toàn bộ lượng X trên phản ứng vừa đủ với 0,08 mol H2 (xúc tác Ni, t0). Công thức của hai anđehit trong X là
A. CH3CHO và HCO-CHO. C. HCHO và HCO-CHO.
B. HCHO và HCO-CH2-CHO. D. HCHO và CH3CHO.
Câu 23: Hỗn hợp M gồm anđehit X, xeton Y ( X, Y có cùng số nguyên tử cacbon) và anken Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng 8,848 lít O2 (đktc) sinh ra 6,496 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam H2O. Công thức của anđehit X là
A. C2H5CHO. B. CH3CHO. C. C3H7CHO. D. C4H9CHO.
Câu 24: Khi oxi hóa hết 7,25 gam một anđehit đơn chức X thì thu được 9,25 gam axit tương ứng. Vậy X là
A. butanal. B. propanal. C. etanal. D. propenal.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm hai anđehit X1, X2 (X2 có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử cacbon của X1). Cho 0,25 mol X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sinh ra 108 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hết 0,25 mol X trên thu được 7,84 lít CO2(đktc). Số mol có trong 0,25 mol X có thể là
A. 0,15 mol. B. 0,05 mol. C. 0,2 mol. D. 0,175 mol.
Câu 26: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và anđehit no, đơn chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 11,2 lít O2(đktc), sinh ra 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức của Y là
A. CH3CHO B. HCHO C. C2H5CHO D. C3H7CHO
Câu 27: Hiđro hoàn hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở cần dùng vừa đủ 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy toàn bộ lượng X trên sinh ra 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức của hai anđehit là
A. HCHO và OHC-CHO B. HCHO và OHC-CH2-CHO
C. CH3CHO và OHC-CH2-CHO D. CH3CHO và C2H5-CHO
Câu 28: Hỗn hợp X gồm ancol Y, axit Z và anđehit T (đều no, đơn chức, mạch hở và có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 H2O gam . Giá trị của m là
A. 10,8. B. 10,4. C. 9,2. D. 14,0.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp hai anđehit no, có cùng số nguyên tử cacbon thu được 67,2x lít CO2 (đktc) và 43,2x gam H2O. Mặt khác cho x mol hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, trong NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng Ag là
A. 345,6x gam. B. 324x gam. C. 216x gam. D. 378x gam.
Câu 30: Cho 2,75 gam hỗn hợp M gồm 2 ancol X, Y qua CuO, đốt nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Z gồm 2 anđehit đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Lấy toàn bộ lượng Z thu được ở trên thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được tối đa 27 gam Ag. Khẳng định không đúng là
A. Từ X và Y đều có thể dùng 1 phản ứng hóa học để tạo ra axit axetic.
B. X chiếm 50% số mol trong hỗn hợp M.
C. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M thì số mol O2 cần dùng gấp 1,5 lần số mol CO2 tạo ra.
D. X và Y có thể tác dụng với nhau.
Câu 31: Khử 1,6 gam hỗn hợp 2 anđehit no bằng H2 thu được hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng hỗn hợp 2 ancol với H2SO4 đặc được hỗn hợp 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hết 2 olefin này được 3,52 gam CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của 2 anđehit là:
A. HCHO và CH3CHO B. CH3CHO và CH2(CHO)2
C. CH3CHO và C2H5CHO D. C2H5CHO và C3H7CHO
Câu 32: Oxi hóa 3,16 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức thành anđehit bằng CuO, t0, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm 1,44 gam. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 36,72 gam Ag. Hai ancol là:
A. C2H5OH và C3H7CH2OH B. CH3OH và C2H5CH2OH
C. CH3OH và C2H5OH D. C2H5OH và C2H5CH2OH
Câu 33: Không thể điều chế trực tiếp axetanđehit từ:
A. Vinyl axetat B. Etilen C. Etanol D. Etan
Câu 34: Anđehit X có chứa 4 nguyên tử C trong phân tử. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 gam Ag. Mặt khác 0,15 mol X làm mất màu vừa đủ 200 ml dung dịch Br2 1,5M. X là:
A. C2H4(CHO)2 B. C3H7CHO
C. O=HC-C≡C-CHO D. O=CH-CH=CH-CHO
Câu 35: Hỗn hợp A gồm X, Y (MX< MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong A là:
A. 54,66% B. 45,55% C. 36,44% D. 30,37%
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở thu được 0,4 mol CO2. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần 0,2 mol H2 (Ni, to), sau phản ứng thu được hai ancol no đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thì số mol H2O thu được là:
A. 0,6 mol B. 0,5 mol C. 0,3 mol D. 0,4 mol
Câu 37: Một ancol no, đa chức X có số nhóm –OH bằng số nguyên tử cacbon. Trong X, H chiếm xấp xỉ 10% về khối lượng. Đun nóng X với chất xúc tác ở nhiệt độ thích hợp để loại nước thì thu được một chất hữu cơ Y có MY = MX – 18. Kết luận nào sau đây hợp lí nhất:
A. Tỉ khối hơi của Y so với X là 0,8 B. X là glixerol
C. Y là anđehit acrylic D. Y là etanal
Câu 38: Oxi hóa 16,8g anđehit fomic bằng oxi có mặt Mn2+ thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 151,2g Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa anđehit fomic là:
A. 37,5% B. 80% C. 60% D. 75%
Câu 39: Tráng bạc hoàn toàn 5,72g một anđehit X no đơn chức, mạch hở. Toàn bộ lượng bạc thu được đem hòa tan hết vào dung dịch HNO3 đặc nóng giải phóng V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Sau phản ứng khối lượng dung dịch thay đổi 16,12g (giả sử hơi nước bay hơi không đáng kể). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3CHO B. HCHO C. C2H5CHO D. C3H7CHO
Câu 40: Hiđro hóa hoàn toàn anđehit X thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ nCO2 : nH2O = 2 : 3 và số mol O2 đốt đốt cháy gấp 2,5 lần số mol X đốt đốt cháy. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư thu được tối đa bao nhiêu gam Ag?
A. 10,8 gam B. 43,2 gam C. 21,6 gam D. 32,4 gam
Câu 41: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 8) gam hỗn hợp Y gồm hai axit. Đem đốt cháy hết hỗn hợp Y cần vừa đủ 29,12 lít O2 (ở đktc). Giá trị m là:
A. 18,47 B. 22,47 C. 24,8 D. 26,2
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 1 anđêhit X được nCO2 - nH2O = nX. Cho 11,52 gam X phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 được 69,12 gam Ag. Công thức của X là:
A. CH2(CHO)2 . B. CH2=CH-CHO. C. CH3CHO. D. HCHO.
Câu 43: Từ anđehit no đơn chức A có thể chuyển trực tiếp thành ancol Y và axit Z tương ứng để điều chế este E từ Y và Z. Hãy xác định tỉ số d = ME / MA.
A. 2/3 B. 2 /1 C. 3/2 D. 1/2
Câu 44:Đốt cháy hoàn toàn 1 anđêhit X được n H2O = nX . Trong X hidro chiếm 2,439% về khối lượng. Cho 3,28 gam X phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 được 17,28 gam Ag. Công thức của X là:
A. CH2(CHO)2 . B. O=CH-C≡C-CH=O. C. O=CH-CH=O. D. HCHO.
Câu 45:Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở sinh ra 1,792 lít CO2 (đktc). Mặt khác, toàn bộ lượng X trên phản ứng vừa đủ với 0,08 mol H2 (xúc tác Ni, t0). Công thức của hai anđehit trong X là
A. HCHO và O=HC-CH2-CH=O. B. CH3CHO và O=HC-CH=O.
C. HCHO và O=HC-CH=O. D. HCHO và CH3CHO.
Câu 46: Để hiđro hoàn hoàn toàn 0,035mol hỗn hợp X gồm hai anđehit có khối lượng 2,2gam cần 1,568 lít H2(đktc). Mặt khác, khi cho cũng lượng X trên phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo của hai anđehit trong X là
A. H-CHO và OHC-CH2-CHO. B. CH2=C(CH3)-CHO và OHC-CHO.
C. OHC-CH2-CHO và OHC-CHO. D. CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO.
Câu 47: Cho 14,8 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức A và B (MA< MB) tác dụng Na dư thu được 3,36 lít hiđro (đktc). Oxi hóa cùng lượng hỗn hợp X được hỗn hợp anđehit Y. Cho toàn bộ lượng Y phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 86,4 gam Ag. B có số đồng phân ancol là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 48: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,6x mol H2O. Cho 0,1 mol hỗn hợp M tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được y mol Ag. Giá trị của y là:
A. 0,06. B. 0,04. C. 0,08. D. 0,02.
Câu 49: 17,7 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) được 1,95 mol Ag và dung dịch Y. Toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,45 mol CO2. Các chất trong hỗn hợp X gồm:
A. C2H3CHO và HCHO B. C2H5CHO và CH3CHO
C. CH3CHO và HCHO D. C2H5CHO và HCHO
Câu 50: Đun nóng hỗn hợp A gồm: 0,1 mol axeton; 0,08 mol anđehit acrylic (propenal); 0,06 mol isopren và 0,32mol hiđro có Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp khí và hơi B. Tỉ khối của B so với không khí là 375/203. Hiệu suất hiđro đốt tham gia phản ứng cộng là:
A. 87,5% B. 93,75% C. 80% D. 75,6%
Câu 51: Cho 8 gam ancol X đơn chức qua CuO nung nóng thu được 11,0 gam hỗn hợp gồm ancol X, anđehit và H2O. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa là
A. 62,5% B. 75% C. 70% D. 50%
Câu 52: X là một anđehit đơn chức, thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn 2,421 gam X với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng kim loại bạc thu được đem hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,01 mol khí NO (duy nhất) và 19,5 gam muối. X là
A. HCHO B. (CHO)2
C. CH3-CH2-CHO D. CH3CHO
Câu 53: Hỗn hơp X gồm 0,05 mol HCHO và một anđehit M. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 25,92 gam Ag. Nếu đem đốt cháy hết X ta thu được 1,568 lít khí CO2 (đkc), Biết M có mạch cacbon không phân nhánh. Công thức cấu tạo của M là
A. CH3CHO B. OHC-CH2-CH2-CHO C. CH3-CH2CHO D. OHC-CHO
Câu 54: Với công thức phân tử C6H12O6 hợp chất có thể chứa các chức nào sau đây:
1. 5 chức ancol và 1 chức anđehit
2. 5 chức ancol và 1 chức xeton
3. 1 chức axit và 4 chức ancol
4. 4 chức ancol và 2 chức anđehit
A. 1 và 2 B. 1,2,3,4 C. 1,2,3 D. 1
Câu 55: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđêhit cần 17,6 gam O2 thu được 10.08 lít CO2(đktc) và 8,1 gam H2O. Mặt khác cho m gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được khối lượng kết tủa bạc là
A. 108 gam B. 86,4 gam C. 54 gam D. 27 gam
Câu 56: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa anđehit metacrylic là:
A. 100% B. 70% C. 65% D. 80%
File đính kèm:
- bai_tap_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_chuyen_de_andehit_xeton.doc