Bài tập 1’
Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hiđrocacbon A mạch hở, thu được 1,05 mol CO2.
a. Xác định các CTPT có thể có của A.
b. Viết một CTCT của A nếu A chứa số nguyên tử H nhiều nhất và một CTCT của A
nếu A chứa số nguyên tử H ít nhất trong phân tử trong các CTPT tìm được ở câu (a).
ĐS: C7Hy (7 CTPT)
Bài tập 2
Đốt cháy hoàn toàn 2,8 lít khí hiđrocacbon X (đktc). Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào
nước vôi lượng dư, thu được 50 gam kết tủa.
a. Xác định các CTPT có thể có của X.
b. Viết CTCT của X, biết rằng X có chứa số nguyên tử nhỏ nhất trong các CTPT tìm
được ở câu (a).
(C = 12 ; O = 16 ; H = 1 ; Ca = 40)
ĐS: C4Hy (5 CTPT)
Bài tập 2’
Đốt cháy hoàn toàn 3,136 lít (đktc) một hiđrocacbon X mạch hở ở dạng khí. Cho sản
phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 lượng dư, thu được 82,74 gam kết tủa.
Xác định các CTPT có thể có của X. Viết CTCT của X. Biết rằng X chỉ gồm liên kết đơn.
(C = 12 ; H = 1 ; O =16 ; Ba = 137)
ĐS: C3Hy (3 CTPT)
25 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập Hóa hữu cơ - Võ Hồng Thái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 1
Chúng tôi cố gắng chuyển kiểu chữ VNI qua unicode, nhưng nếu chưa
chuyển kịp thì xin các bạn hãy tải về máy những font tiếng Việt từ
Vietsciences
Chương trình Hóa học
GIÁO KHOA HÓA HỮU CƠ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. HIĐROCACBON (HIĐROCACBUA)
I.1. Định nghĩa
Hiđrocacbon là một loại hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ gồm cacbon (C) và hiđro
(H).
I.2. Công thức tổng quát (CTTQ, Công thức chung)
CxHy x : số nguyên, dương, khác 0.
x = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 ;...
y : số nguyên, dương, chẵn, khác 0.
y = 2; 4; 6; 8; 10; 12;....
y ≤ 2x + 2 (ymax = 2x + 2)
y ≥ 2 (ymin = 2) nếu x chẵn.
y ≥ 4 (ymin = 4) nếu x lẻ, mạch hở.
x ≤ 4 : Hiđrocacbon dạng khí ở điều kiện thường.
Tất cả hiđrocacbon đều không tan trong nước.
Thí dụ:
CHy ⇒ CH4 duy nhất
C2Hy ⇒ C2H2 ; C2H4 ; C2H6
C3Hy ⇒ C3H4 ; C3H6 ; C3H8 (mạch hở)
C4Hy ⇒ C4H2 ; C4H4 ; C4H6 ; C4H8 ; C4H10
C5Hy ⇒ C5H4 ; C5H6 ; C5H8 ; C5H10 ; C5H12 (mạch hở)
C10Hy ⇒ C10H2 ; C10H4 ; C10H6 ; C10H8 ; C10H10 ; C10H12 ; C10H14 ; C10H16 ;
C10H18 ; C10H20 ; C10H22
Hoặc: CnH2n + 2 − m
n ≥ 1
m : số nguyên, dương, chẵn, có thể bằng 0.
m = 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 ; 10 ;...
(m = 0 : ankan; m = 2: anken hoặc xicloankan;
m = 4: ankin hoặc ankađien hoặc xicloanken;...)
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 2
Hoặc:
CnH2n + 2 − 2k
n ≥ 1
k: số tự nhiên ( k = 0; 1; 2 ; 3 ; 4 ; 5;...)
( k = 0: ankan; k = 1: có 1 liên kết đôi hoặc 1 vòng;
k = 2: có 2 liên kết đôi hoặc 1 liên kết ba hoặc 2 vòng hoặc 1
vòng và 1 liên kết đôi;...)
I.3. Tính chất hóa học
I.3.1. Phản ứng cháy
Phản ứng cháy của một chất là phản ứng oxi hóa hoàn toàn chất đó bằng oxi (O2). Tất cả
phản ứng cháy đều tỏa nhiệt. Sự cháy bùng (cháy nhanh) thì phát sáng.
Tất cả hiđrocacbon khi cháy đều tạo khí cacbonic (CO2) và hơi nước (H2O).
CxHy + (x +
4
y )O2 t0 xCO2 +
2
y H2O + Q (∆H < 0) (Tỏa
nhiệt)
CnH2n + 2 - m + (
42
13 mn −+ )O2 t0 nCO2 + (n + 1 -
2
m )H2O
CnH2n + 2 - 2k + (
2
13 kn −+ )O2 t0 nCO2 + (n + 1 - k) H2O
Hiđrocacbon Khí cacbonic Hơi nước
I.3.2. Phản ứng nhiệt phân
Phản ứng nhiệt phân một chất là phản ứng phân tích chất đó thành hai hay nhiều chất
khác nhau dưới tác dụng của nhiệt.
Tất cả hiđrocacbon khi đem nung nóng ở nhiệt độ cao (trên 10000C) trong điều kiện cách
ly không khí (cách ly O2, đậy nắp bình phản ứng) thì chúng đều bị nhiệt phân tạo Cacbon
(C) và Hiđro (H2).
CxHy t0 cao (>10000C), không tiếp xúc không khí xC + y/2 H2
Hiđrocacbon Cacbon Hiđro
CnH2n + 2 - m t0 cao, cách ly không khí nC + (n + 1 - m/2)H2
Bài tập 1
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hiđrocacbon A, thu được 6 mol CO2.
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 3
a. Tìm các công thức phân tử (CTPT) có thể có của A.
b. Viết một công thức cấu tạo (CTCT) có thể có của A có chứa H nhiều nhất trong phân
tử trong các CTPT tìm được ở trên.
c. Viết một CTCT có thể có của A có chứa H ít nhất trong các CTPT tìm được ở câu (a).
ĐS: C6Hy (7 CTPT)
Bài tập 1’
Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hiđrocacbon A mạch hở, thu được 1,05 mol CO2.
a. Xác định các CTPT có thể có của A.
b. Viết một CTCT của A nếu A chứa số nguyên tử H nhiều nhất và một CTCT của A
nếu A chứa số nguyên tử H ít nhất trong phân tử trong các CTPT tìm được ở câu (a).
ĐS: C7Hy (7 CTPT)
Bài tập 2
Đốt cháy hoàn toàn 2,8 lít khí hiđrocacbon X (đktc). Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào
nước vôi lượng dư, thu được 50 gam kết tủa.
a. Xác định các CTPT có thể có của X.
b. Viết CTCT của X, biết rằng X có chứa số nguyên tử nhỏ nhất trong các CTPT tìm
được ở câu (a).
(C = 12 ; O = 16 ; H = 1 ; Ca = 40)
ĐS: C4Hy (5 CTPT)
Bài tập 2’
Đốt cháy hoàn toàn 3,136 lít (đktc) một hiđrocacbon X mạch hở ở dạng khí. Cho sản
phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 lượng dư, thu được 82,74 gam kết tủa.
Xác định các CTPT có thể có của X. Viết CTCT của X. Biết rằng X chỉ gồm liên kết đơn.
(C = 12 ; H = 1 ; O =16 ; Ba = 137)
ĐS: C3Hy (3 CTPT)
Bài tập 3
Y là một hiđrocacbon. Tỉ khối hơi của Y so với hiđro bằng 57 (dY/H2 = 57). Đốt cháy hết
13,68 gam Y, thu được 19,44 gam H2O.
Xác định CTPT của Y.
Xác định CTCT của Y. Biết rằng các nguyên tử H trong phân tử Y đều tương nhau (các
nguyên tử H đều liên kết vào nguyên tử C cùng bậc).
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16)
ĐS: C8H8
Bài tập 3’
Y là một hiđrocacbon. Tỉ khối hơi của Y so với Heli bằng 18. Đốt cháy hoàn toàn 9,36
gam Y, thu được 28,6 gam CO2. Xác định CTPT của Y.
Xác định CTCT của Y. Biết rằng Y mạch cacbon phân nhánh và có một tâm đối xứng
trong phân tử.
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ; He = 4)
ĐS: C5H12
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 4
Bài tập 4
A là một hiđrocacbon. Tỉ khối hơi của A so với metan bằng 4,5.
Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam A. Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung
dịch Ba(OH)2 có dư, khối lượng bình tăng thêm 65,6 gam.
Xác định CTPT và CTCT của A. Biết rằng phân tử A chỉ chứa một loại H duy nhất.
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16)
ĐS: C5H12
Bài tập 4’
A là một hiđrocacbon, dA/O2 = 2,6875.
Đốt cháy hết 8,6 gam A rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung
dịch xút dư, khối lượng bình tăng thêm 39 gam.
Xác định CTPT và CTCT có thể có của A.
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16)
ĐS: C6H14
Bài tập 5
Phân tích định lượng hai chất hữu cơ A, B cho cùng kết quả: Cứ 3 phần khối lượng của C
thì có 0,5 phần khối lượng H và 4 phần khối lượng O. Tỉ khối hơi của B bằng 3,104. Tỉ
khối hơi của B so với A bằng 3.
Xác định CTPT của A, B.
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16)
ĐS: C3H6O3 (B) ; CH2O (A)
Bài tập 5’
Phân tích định lượng hai hiđrocacbon X, Y cho thấy có cùng kết quả: cứ 0,5 phần khối
lượng H thì có 6 phần khối lượng C. Tỉ khối hơi của Y là 3,586. Tỉ khối hơi của X so với
Y là 0,25.
Xác định CTPT của X, Y.
(C = 12 ; H = 1)
ĐS: C8H8 ; C2H2
Bài tập 6
Đốt cháy hoàn toàn 112 cm3 (đktc) hơi một hiđrocacbon A rồi dẫn sản phẩm cháy lần
lượt đi qua bình (1) đựng H2SO4 đậm đặc và bình (2) đựng KOH lượng dư. Khối lượng
bình (1) tăng 0,18 gam và bình (2) tăng 0,44 gam.
a. Có thể hoán đổi vị trí hai bình trong thí nghiệm trên được hay không? Tại sao?
b. Xác định CTPT và tính khối lượng riêng của A ở đktc.
c. Làm thế nào để phân biệt các bình riêng biệt mất nhãn chứa: A, khí hiđro và khí
cacbon oxit? Viết phản ứng.
(H = 1 ; O = 16 ; C = 12)
ĐS: C2H4 ; 1,25g/l
Bài tập 6’
Đốt cháy hoàn toàn 448 ml (đktc) một hiđrocacbon X dạng khí rồi cho sản phẩm cháy lần
lượt hấp thụ vào bình (1) đựng P2O5 dư, bình (2) đựng NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy
khối lượng bình (1) tăng 0,36gam , khối lượng bình (2) tăng 1,76 gam.
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 5
a. Có thể thay đổi vị trí hai bình (1), (2) được hay không? Giải thích.
b. Xác định CTCT của X. Tính tỉ khối của X. Tính khối lượng riêng của X ở đktc.
c. Nhận biết các khí, hơi sau đây đựng trong các bình không nhãn: X, CO2, C2H4, SO2,
SO3.
(C = 12 ; H = 1 ; O =16)
ĐS: C2H2 ; 1,16g/l
Bài tập 7
A là một hiđrocacbon hiện diện dạng khí ở điều kiện thường. Đốt cháy A, thu được CO2
và nước có tỉ lệ số mol là nCO2 : nH2O = 2 : 1. Xác định các CTPT có thể có của A.
ĐS: C2H2 ; C4H4
Bài tập 7’
Hiđrocacbon A hiện diện dạng khí ở điều kiện thường. Tỉ khối hơi của A so với hiđro lớn
hơn 28 (dA/H2 > 28). Xác định CTPT của A.
(C = 12 ; H = 1)
ĐS: C4H10
Lưu ý
Khi bieát khoái löôïng phaân töû cuûa moät hiñrocacbon (khoâng quaù lôùn, M < 108), thì ta
coù theå xaùc ñònh ñöôïc CTPT cuûa hiñrocacbon naøy. Cuõng nhö khi bieát khoái löôïng goác
hiñrocacbon, ta coù theå xaùc ñònh ñöôïc goác hiñrocacbon naøy. Lấy khối lượng của phân tử
hiđrocacbon hay của gốc hiđrocacbon đem chia cho 12 (chia tay), được bao nhiêu lần, thì
đó là số nguyên tử C, còn lẻ bao nhiêu, đó là số nguyên tử H.
Thí dụ: A là một hiđrocacbon có khối lượng phân tử là 44 đvC ⇒ A có CTPT là C3H8. B
là một hiđrocacbon có MB = 92 ⇒ B là C7H8. X là một gốc hiđrocacbon, khối lượng gốc
hiđrocabon này bằng 27 ⇒ X là C2H3−. Y là một gốc hiđrocacbon, My = 71 ⇒ Y là
C5H11−
Bài tập 8
X laø moät hiñrocacbon maïch hôû. dX/He = 10. Xaùc ñònh caùc CTCT coù theå coù cuûa X.
(C = 12 ; H = 1 ; He = 4)
ĐS: C3H4 (2 CTCT)
Bài tập 8’
X laø moät hiñrocacbon. Moät theå tích hôi X coù cuøng khoái löôïng vôùi 5,75 theå tích khí
metan (caùc theå tích hôi, khí treân ño trong cuøng ñieàu kieän veà nhieät ñoä vaø aùp suaát). Xaùc
ñònh CTPT cuûa X.
(C = 12 ; H = 1)
ĐS: C7H8
Bài tập 9
A laø moät chaát höõu cô ñöôïc taïo bôûi boán nguyeân toá C, H, O, N. Thaønh phaàn phaàn traêm
khoái löôïng cuûa C, H vaø N trong A laàn löôït laø 32%, 6,67% vaø 18,67%.
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 6
a. Xaùc ñònh CTPT cuûa A, bieát raèng CTPT cuûa A cuõng laø coâng thöùc ñôn giaûn cuûa noù.
b. Tính tæ khoái hôi cuûa A. Tính khoái löôïng rieâng cuûa hôi A ôû 136,50C, 1 atm.
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ; N = 14)
ĐS: C2H5NO2 ; 2,586 ; 2,232g/l
Bài tập 9’
Ñoát chaùy hoaøn toaøn 9 gam chaát höõu cô A, thu ñöôïc 6,72 lít CO2 (ñktc) vaø 5,4 gam H2O.
a. Xaùc ñònh công thức thực nghiệm (coâng thöùc nguyeân) cuûa A.
b. Xaùc ñònh CTPT cuûa A, bieát raèng tæ khoái hôi cuûa A so vôùi nitô lôùn hôn 3 vaø nhoû hôn
4 (3 < dA/N2 < 4). Xaùc ñònh caùc CTCT coù theå coù cuûa A, bieát raèng A coù chöùa nhoùm
chöùc axit (−COOH) vaø nhoùm chöùc röôïu (−OH).
c. Tính tæ khoái hôi cuûa A. Tính khoái löôïng rieâng cuûa hôi A ôû 136,50C, 1,2atm.
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ; N = 14)
ĐS: (CH2O)n ; C3H6O3 ; 3,1 ; 3,214g/l
CÂU HỎI ÔN PHẦN I
1. Hiđrocacbon là gì? Viết công thức tổng quát của hiđrocacbon theo 3 cách.
2. Phản ứng đốt cháy một chất thực chất là phản ứng gì? Muốn một chất cháy được cần
điều kiện gì? Từ đó hãy cho biết các phương pháp phòng hỏa hoạn.
3. Phản ứng nhiệt phân là gì? Hiđrocacbon bị nhiệt phân tạo ra chất gì? Tại sao khi
nhiệt phân một hiđrocacbon cần cách ly chất này với không khí?
4. Hợp chất hữu cơ là gì? Tại sao gọi hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon? Như vậy
có phải tất cả hợp chất chứa cacbon đều là hợp chất hữu cơ không? Có ngoại lệ nào?
5. Tại sao số nguyên tử H trong phân tử một hiđrocacbon phải là một số nguyên dương
chẵn, khác không?
6. Công thức thực nghiệm (Công thức nguyên), công thức đơn giản (công thức đơn giản
nhất), công thức phân tử, công thức cấu tạo của một chất là gì? Mỗi trường hợp cho
một thí dụ cụ thể.
7. Phân tích định tính, phân tích định lượng một chất hóa học là gì?
8. Tỉ khối hơi hay tỉ khối của một chất khí là gì? Cho 2 thí dụ minh họa.
9. Tỉ khối của một chất rắn hay một chất lỏng là gì? Cho thí dụ minh họa.
10. Khối lượng riêng của một chất là gì? Tại sao khối lượng riêng có đơn vị, còn tỉ khối
thì không có đơn vị? Có phải trị số của tỉ khối và của khối lượng riêng giống nhau?
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 7
11. Phân biệt khái niệm khối lượng với trọng lượng.
12. Hãy cho biết ý nghĩa của các số liệu sau đây: Tỉ khối của thủy ngân (lỏng) là 13,6;
Khối lượng riêng của thủy ngân (lỏng) là 13,6g/ml; Tỉ khối hơi của thủy ngân là 6,9;
Tỉ khối hơi của thủy ngân so với metan là 12,5. Khối lượng riêng của hơi thủy ngân
ở đktc là 8,9 g/l.
(Hg = 200 ; C = 12 ; H = 1)
13. Tính tỉ khối của nước (lỏng); Khối lượng riêng của nước (lỏng); Tỉ khối hơi của
nước; Tỉ khối hơi của nước so với hiđro (H2); Khối lượng riêng của hơi nước ở đktc.
(H = 1 ; O = 16)
ĐS: 1 ; 1g/ml ; 0,62 ; 9 ; 0,8g/l
14. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hiđrocacbon A, thu được 8 mol khí CO2. Xác định các
CTPT có thể có của A.
Nếu trong sản phẩm cháy của lượng A trên có chứa 9 mol nước. Xác định CTPT
đúng của A. Khi cho A tác dụng khí clo theo tỉ lệ mol nA : nCl 2 = 1 : 1, thì chỉ thu
một sản phẩm thế hữu cơ. Xác định CTCT của A.
ĐS: C8Hy ; C8H18
15. Khi cho xăng hay dầu hôi vào nước thì thấy có sự phân lớp và xăng hay dầu hôi nằm
ở lớp trên. Giải thích và nêu hai tính chất vật lý quan trọng của hiđrocacbon.
16. Khi dùng cây thọc vào một vũng nước cống thì thấy có hiện tượng sủi bọt khí? Thử
giải thích hiện tượng này.
17. Phát biểu định luật Avogadro. Tại sao định luật Avogadro chỉ áp dụng cho chất khí
hay chất hơi mà không áp dụng được cho chất lỏng hay chất rắn? Hệ quả quan trọng
của định luật Avogadro là gì?
18. Chất khí hay chất hơi có khác nhau không? Tại sao khi thì gọi chất khí, khi thì gọi là
chất hơi?
19. Một phân tử nước có khối lượng bao nhiêu đơn vị Cacbon (đvC, đơn vị khối lượng
nguyên tử, amu, u)? bao nhiêu gam? Một mol nước có khối lượng bao nhiêu đơn vị
Cacbon, bao nhiêu gam? 1 mol nước chứa bao nhiêu phân tử nước? Có bao nhiêu
nguyên tố hóa học tạo nên nước? Có bao nhiêu nguyên tử trong phân tử nước? Có
bao nhiêu nguyên tử H có trong 18 gam nước?
(H = 1 ; O = 16)
20. Tại sao áp dụng được công thức d BA / =
B
A
M
M
để xác định tỉ khối hơi của chất A so
với chất B?
21. Khi nói tỉ khối hơi của A so với B thì nhất thiết A hay B phải là chất khí ở điều kiện
thường hay không?
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 8
II. ANKAN (PARAFIN, ĐỒNG ĐẲNG METAN,
HIĐROCACBON NO MẠCH HỞ)
Đồng đẳng là hiện tượng các hợp chất hữu cơ có tính chất hóa học cơ bản giống nhau
và CTPT giữa chúng hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-). Tập hợp
các chất đồng đẳng tạo thành một dãy đồng đẳng. Hai chất kế tiếp nhau trong cùng một
dãy đồng đẳng hơn kém nhau một nhóm metylen.
Thí dụ:
CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12,... là các chất thuộc dãy đồng đẳng metan (ankan)
CH3OH ; C2H5OH ; C3H7OH ; C4H9OH ;... là các chất thuộc dãy đồng đẳng rượu đơn
chức no mạch hở (ankanol)
II.1. Định nghĩa
Ankan là một loại hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ gồm liên kết đơn mạch hở.
II.2. Công thức tổng quát
CnH2n + 2 (n ≥ 1)
II.3. Cách đọc tên (Danh pháp)
CH4 Metan C12H26 Dodecan
C2H6 Etan C13H28 Tridecan
C3H8 Propan C14H30 Tetradecan
C4H10 Butan C15H32 Pentadecan
C5H12 Pentan C16H34 Hexadecan
C6H14 Hexan C17H36 Heptadecan
C7H16 Heptan C18H38 Octadecan
C8H18 Octan C19H40 Nonadecan
C9H20 Nonan C20H42 Eicosan
C10H22 Decan C21H44 Heneicosan
C11H24 Undecan C22H46 Docosan
C23H48 Tricosan C42H86 Dotetracontan
C24H50 Tetracosan C43H88 Tritetracontan
C25H52 Pentacosan C50H102 Pentacontan
C30H62 Triacontan C60H122 Hexacontan
C31H64 Hentriacontan C70H142 Heptacontan
C32H66 Dotriacontan C80H162 Octacontan
C33H68 Tritriacontan C90H182 Nonacontan
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 9
C34H70 Tetratriacontan C100H202 Hectan
C35H72 Petatriacontan C124H250 Tetracosahectan
C40H82 Tetracontan C132H266 Dotriacontahectan
C41H84 Hentetracontan C155H312 Pentapentacontahectan
Nên thuộc tên của 10 ankan đầu, từ C1 đến C10 để đọc tên của các chất hữu cơ thường gặp (có mạch cacbon
từ 1 nguyên tử C đến 10 nguyên tử C).
Nguyên tắc chung để đọc tên ankan và dẫn xuất:
- Chọn mạch chính là mạch cacbon liên tục dài nhất. Các nhóm khác gắn vào
mạch chính coi là các nhóm thế gắn vào ankan có mạch cacbon dài nhất này.
- Khi đọc thì đọc tên của các nhóm thế trước, có số chỉ vị trí của các nhóm thế đặt
ở phía trước hoặc phía sau, được đánh số nhỏ, rồi mới đến tên của ankan mạch
chính sau.
- Nếu ankan chứa số nguyên tử cacbon trong phân tử ≥ 4 và không phân nhánh
thì thêm tiếp đầu ngữî n- (normal- thông thường).
- Nếu 2 nhóm thế giống nhau thì thêm tiếp đầu ngữ đi-
Nếu 3........................................................................tri-
Nếu 4........................................................................tetra-
Nếu 5........................................................................penta-
Nếu 6........................................................................hexa- ...
Sau đây là tên của một số nhóm thế thuộc gốc hiđrocacbon và một số nhóm thế thường
gặp:
CH3− (H3C− ; Me− ) Metyl
CH3-CH2− (C2H5− ; Et− ) Etyl
CH3-CH2-CH2− n-propyl
CH3-CH− Isopropyl
CH3
CH3-CH2-CH2-CH2− n- Butyl
CH3-CH2-CH− Sec-butyl CH≡C− Etinyl
CH3
CH3
CH3-CH-CH2− Isobutyl CH3-C− Tert-butyl
CH3 CH3
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2− n-Pentyl, n-Amyl
CH3-CH-CH2-CH2− Isopentyl, Isoamyl
CH3
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 10
CH3
CH3-C-CH2− Neopentyl, Neoamyl
CH3
CH3
CH3-CH2-C− Tert-pentyl, Tert-amyl
CH3
−CH2− Metylen C6H5− Phenyl
−CH2-CH2− Etylen
F− Flo (Fluoro)
−CH-CH2− Propylen
Cl− Clo (Cloro)
CH3
Br− Brom (Bromo)
C6H5-CH2− Benzyl
I− Iot (Iodo)
CH2=CH− Vinyl
O2N− Nitro
CH2=CH-CH2− Alyl
H2N− Amino
CH2=C− Isopropenyl
CH3 HO− Hiđroxi
Thí dụ:
CH3-CH2-CH2-CH3 n-
Butan
CH3-CH-CH3 2-
Metylbutan
CH3 Isobutan
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 n-Pentan
CH3-CH-CH2-CH3 2-Metylbutan
CH3 Isopentan
CH3
CH3-C-CH3 2,2-đimetylpropan
CH3 Neopentan
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 11
CH3
CH3-C-CH2-CH-CH2-CH3 2,2-Đimetyl-4-etylhexan
CH3 CH2-CH3
CH3
CH3-CH-CH2-C-CH3 2,2,4-Trimetylpentan
CH3 CH3 Isooctan
CH3 CH3
Br CH2 Cl CH2
CH3 - C- CH - C - C - CH3 2,3,6-Trimetyl-3-brom-5-clo-5-nitro-
CH3- CH NO2 CH2 - CH3 4,6-đietyloctan
CH3
Có thể đọc tên nhóm thế theo thứ tự từ nhóm nhỏ đến nhóm lớn (nhóm nhỏ đọc trước,
nhóm lớn đọc sau, như nhóm metyl (CH3−, nhỏ), đọc trước, nhóm etyl (CH3-CH2−, lớn),
đọc sau; hoặc theo thứ tự vần a, b, c (vần a đọc trước, vần b đọc sau, như nhóm etyl đọc
trước, nhóm metyl đọc sau). Tuy đọc nhóm trước sau khác nhau nhưng sẽ viết ra cùng
một CTCT nên chấp nhận được.
Ghi chú
G.1. Đồng phân
Đồng phân là hiện tượng các chất có cùng CTPT nhưng do cấu tạo hóa học khác
nhau, nên có tính chất khác nhau.
Thí dụ: C4H10 có hai đồng phân: CH3-CH2-CH2-CH3 ; CH3-CH-CH3
CH3
n-Butan Isobutan
t0s = -0,50C t0s = -120C
C2H6O có hai đồng phân: CH3-CH2-OH ; CH3-O-CH3
Rượu etylic Đimetyl ete
t0s = 780C, chất lỏng t0s = −240C, chất khí
Phản ứng với Na Không phản ứng với Na
C5H12 có ba đồng phân: CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 CH3-CH-CH2-CH3 CH3
CH3 CH3-C-CH3
CH3
n-Pentan Isobutan Neopentan
t0s = 360C t0s = 280C t0s = 9,50C
CH4 có 1 ĐP ; C2H6 có 1 ĐP ; C3H8 có 1 ĐP ; C4H10 có 2 ĐP ; C5H12 có 3 ĐP ;
C6H14 có 5 ĐP; C7H16 có 9 ĐP; C8H18 có 18 ĐP; C9H20 có 35 ĐP; C10H22 có 75 ĐP;
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 12
C20H42 có 366 319 ĐP; C30H62 có 4,11.109 ĐP (4 triệu và 110 triệu ĐP); C40H82
có 62 491 178 805 831 ÂP (6,249.1013 ĐP ).
Trên đây là số đồng phân theo lý thuyết vì hiện nay số hợp chất hữu cơ biết được ít hơn 10 triệu hợp chất
G.2. Trong cùng một dãy đồng đẳng, nhiệt độ sôi các chất tăng dần
theo chiều tăng khối lượng phân tử các chất.
Thí dụ: Nhiệt độ sôi các chất tăng dần như sau:
CH4 < CH3-CH3 < CH3-CH2-CH3 < CH3-CH2-CH2-CH3 < CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
(-1640C) (-890C) (-420C) (-0,50C) (360)
H-COOH < CH3-COOH < CH3-CH2-COOH < CH3-CH2-CH2-COOH
(100,40C) (118,10C) (141,10C) (163,50C)
G.3. Giữa các ankan đồng phân, đồng phân nào có mạch cacbon càng phân nhánh
thì sẽ có nhiệt độ sôi càng thấp. Có thể áp dụng nguyên tắc này cho các chất hữu
cơ đồng khác. Nguyên nhân là khi càng phân nhánh thì làm thu gọn phân tử lại, ít
bị phân cực hơn, nên làm giảm lực hút giữa các phân tử (lực hút Van der Waals)
nhờ thế, nó dễ sôi hơn.
Thí dụ:
t0s CH3-CH-CH3 < t0s CH3-CH2-CH2-CH3
CH3
(-120C) (-0,50C)
CH3
t0s CH3-C-CH3 < t0s CH3-CH-CH2-CH3 < t0s CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
CH3 CH3
(9,50C) (280C) (360C)
Bài tập 10
C7H16 có 9 đồng phân. Viết CTCT các đồng phân và đọc tên các đồng phân này.
Bài tập 10’
C6H14 có 5 đồng phân. Viết CTCT và đọc tên các đồng phân này.
Bài tập 11
-120C ; -0,50C ; 9,50C ; 280C ; 360C ; 600C ; 690C ; 980C ; 1260C
là nhiệt độ sôi của các chất sau đây (không theo thứ tự): n-Pentan; Isobutan; Isohexan; n-
Octan; n-Butan; n-Hexan; Isopentan; n-Heptan và Neopentan. Hãy chọn nhiệt độ sôi
thích hợp cho từng chất.
Bài tập 11’
Sắp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần của các chất sau đây:
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 13
2-Metylhexan; 2,2-Đimetylpentan; n-Octan; n-Heptan; Neohexan; n-Pentan; n-
Hexan; Neopentan và Isobutan.
II.4. Tính chất hóa học
II.4.1. Phản ứng cháy
CnH2n +2 + ( 2
13 +n )O2 t0 nCO2 + (n + 1)H2O
Ankan (n mol) (n + 1) mol
Lưu ý
Trong các loại hiđrocacbon, chỉ có ankan (hay parafin) khi đốt cháy tạo số mol nước lớn
hơn số mol khí cacbonic hay thể tích của hơi nước lớn hơn thể tích khí CO2 (các thể tích
đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Các loại hiđrocacbon khác khi đốt cháy
đều số mol H2O ≤ số mol CO2.
Bài tập 12
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X, thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích là
VCO2 : VH2O = 4 : 5 (các thể tích đo trong cùng nhiệt độ và áp suất).
a. Xác định CTPT và viết các CTCT có thể có của X.
b. So saùnh nhieät ñoä soâi giöõa caùc ñoàng phaân naøy.
ĐS: C4H10
Bài tập 12’
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, thu được 44,8 lít CO2 (đktc) và 43,2 gam H2O.
a. Xác định CTPT của A.
b. So sánh nhiệt độ sôi các đồng phân của A và đọc tên các đồng phân này.
(H = 1 ; O = 16)
ĐS: C5H12
II.4.2. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử của phân tử
này được thay thế bởi một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử của phân tử kia.
Thí dụ: CH4 + Cl2 ánh sáng CH3Cl + HCl
C6H5-H + HNO3 H2SO4(đ) C6H5-NO2 + H2O
Tính chất hóa học cơ bản của ankan là tham gia phản ứng thế với halogen, chủ yếu là
Cl2, với sự hiện diện của ánh sáng khuếch tán hay đun nóng. Nếu dùng Cl2 đủ dư và thời
gian phản ứng đủ lâu thì lần lượt các nguyên tử H của ankan được thay thế hết bởi −Cl
(của Cl2).
CnH2n + 2 + X2 askt CnH2n + 1X + HX
Ankan Halogen Dẫn xuất monohalogen của ankan Hiđro halogenua
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 14
CnH2n + 1X + X2 askt CnH2n X2 + HX ....
Dẫn xuất đihalogen của ankan
Thí dụ:
CH4 + Cl2 askt CH3Cl + HCl
Metan Clo Clometan, Metyl clorua Hidro clorua
CH3Cl + Cl2 askt CH2Cl2 + HCl
Điclometan, Metylen clorua
CH2Cl2 + Cl2 askt CHCl3 + HCl
Triclometan, Cloroform
CHCl3 + Cl2 askt CCl4 + HCl
Tetraclometan, Cacbon tetraclorua
Ghi chú
G.1. Dẫn xuất monohalogen của ankan là một loại hợp chất hữu cơ trong đó một
nguyên tử H của ankan được thay thế bởi nguyên tử halogen X. Dẫn xuất
monohalogen của ankan có công thức dạng tổng quát là CnH2n + 1X.
G.2. Dẫn xuất đihalogen của ankan là một loại hợp chất hữu cơ trong đó hai nguyên tử
H của ankan được thay thế bởi hai nguyên tử halogen X. Dẫn xuất đihalogen của
ankan có công thức tổng quát là CnH2nX2.
G.3. Cơ chế phản ứng là diễn tiến của phản ứng. Khảo sát cơ chế phản ứng là xem từ
các tác chất đầu, phản ứng trải qua các giai đoạn trung gian nào để thu được các sản
phẩm sau cùng.
G.4. Phản ứng thế H của ankan bởi halogen X (của X2) là một phản ứng thế dây
chuyền theo cơ chế gốc tự do. Phản ứng trải qua ba giai đoạn: Khơi mạch, Phát
triển mạch và Ngắt mạch.
Thí dụ: Khảo sát cơ chế của phản ứng:
CH4 + Cl2 askt CH3Cl + HCl
Giai đoạn 1 (Giai đoạn khơi mạch, khơi mào): Có sự tạo gốc tự do Cl•
Cl-Cl as 2Cl•
Giai đoạn 2 (Giai đoạn phát triển mạch):
Cl• + CH4 HCl + CH3• (gốc tự
do metyl)
CH3• + Cl2 CH3Cl + Cl•
...............(Tiếp tục lặp đi lặp lại như trên cho đến khi kết thúc phản ứng, giai
đoạn ngắt mạch).
Giai đoạn 3 (Giai đoạn ngắt mạch, cắt mạch, đứt mạch, tắt mạch): Các gốc tự do kết hợp,
không còn gốc tự do, phản ứng ngừng (kết thúc):
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 15
CH3• + Cl•
CH3Cl
Cl• + Cl•
Cl2
CH3• + CH3•
CH3-CH3
G.5. Bậc của cacbon: Người ta chia cacbon bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4. Bậc của cacbon
bằng số gốc cacbon liên kết vào cacbon này bằng các liên kết đơn. C trong CH4 là
cacbon bậc 1.
Thí dụ: I
CH3
I II III IV I I
CH3 CH2 CH C CH3 CH4
I I
CH3 CH3
G.6. Nguyên tử H liên kết bậc cao của ankan dễ được thế bởi halogen X2 (nhất là Br2)
hơn so với H liên kết vào cacbon bậc thấp.
Thí dụ:
CH3-CH-CH3 + HBr
I II I Br
CH3-CH2-CH3 + Br2 as hay t0 (SP chính)
(1mol) (1mol)
CH3-CH2-CH2-Br + HBr
(SP phụ)
I III II I Br
CH3-CH-CH2-CH3 + Br2 t0 CH3-C-CH2-CH3 + HBr
CH3 CH3
(1mol) (1mol)
(SP chính)
Bài tập 13
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A cần dùng 5,376 lít O2 (đktc). Cho sản phẩm cháy
hấp thụ hết vào nước vôi trong dư, ta thu được 15 gam kết tủa màu màu trắng.
a. Xác định CTPT của A.
b. A tác dụng Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất.
Xác định CTCT của A.
c. So sánh nhiệt độ sôi giữa các đồng phân của A.
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ; Ca = 40)
ĐS: C5H12
Bài tập 13’
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X cần dùng 70 lít không khí (đktc). Cho sản
phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 78,8 gam kết tủa.
Giáo khoa hóa hữu cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 16
Xác định CTCT và đọc tên của X, biế
File đính kèm:
- bai_tap_hoa_huu_co_vo_hong_thai.pdf