Bài 1: Cho 2 lực đồng qui có độ lớn F1 = 120 N và F2 = 160 N.
a. Hợp lực của chúng có thể có độ lớn 300 N hoặc 30 N được không?
b. Tìm hợp lực của chúng khi góc giữa chúng là 00 , 300 , 900 , 1800.
Bài 2: Một vật có trọng lượng P = 20 N được treo vào 1 vòng nhẫn O ( được coi là chất điểm ). Vòng nhẫn được giữ
yên bằng 2 dây OA và OB. Biết dây OA nằm ngang và hợp với dây OB một góc 1200. Tính lực căng của 2
dây?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn Vật lý 10 - Chương III: Tĩnh học vật rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III Tĩnh học vật rắn
Bài 1: Cho 2 lực đồng qui có độ lớn F1 = 120 N và F2 = 160 N.
a. Hợp lực của chúng có thể có độ lớn 300 N hoặc 30 N được không?
b. Tìm hợp lực của chúng khi góc giữa chúng là 00 , 300 , 900 , 1800.
Bài 2: Một vật có trọng lượng P = 20 N được treo vào 1 vòng nhẫn O ( được coi là chất điểm ). Vòng nhẫn được giữ
yên bằng 2 dây OA và OB. Biết dây OA nằm ngang và hợp với dây OB một góc 1200. Tính lực căng của 2
dây?
Bài 3: Một viên bi nhỏ có trọng lượng 10 N được treo bằng dây, tựa vào 1 quả cầu.
Dây treo dài l = 20 cm, IH = 15 cm, r = 10 cm.
Quả cầu chỉ tác dụng lên bi phản lực vuông góc.
Tính lực căng của dây treo.
Tính lực nén của bi lên quả cầu.
Bài 4: Hai mặt phẳng tạo với mặt nằm ngang các góc . Trên hai mặt đó người ta
đặt một quả cầu có khối lượng 2 kg. Xác định áp lực của quả cầu lên hai mặt phẳng đỡ?
Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc và lấy g = 10 m/s2.
Bài 5: Một giá treo như hình vẽ , gồm: thanh AB = 1 m tựa vào tường ở A.
Dây BC = 0,6 m nằm ngang. Treo vào đầu B một vật nặng khối lượng m = 1 kg.
Tính độ lớn lực đàn hồi F xuất hiện trên thanh AB và sức căng T của của dây BC
khi giá treo cân bằng.
Bài 6: Hai thanh AB và AC được nối với nhau và nối vào tường nhờ các bản lề. Tại A có
treo vật có trọng lượng P = 1000 N. Tìm lực đàn hồi xuất hiện ở các thanh? Cho
. Bỏ qua trọng lượng các thanh.
áp dụng :
Bài 7: Một vật có khối lượng m = 2kg nằm trên một mặt phẳng nghiêng so với phương ngang.
a. Bỏ qua ma sát, muốn giữ vật cân bằng cần phải đặt vào vật một lực F bằng bao nhiêu trong trường hợp:
- Lực song song với mặt phẳng nghiêng.
- Lực song song với mặt phẳng nằm ngang.
b. Giả sử hệ số ma sát của vật với mặt phẳng nghiêng là k = 0,1 và lực song song với mặt phẳng nghiêng.
Tìm độ lớn F khi vật được kéo lên đều và khi vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 8: a. Hai lực song song cùng chiều đặt tại 2 đầu thanh AB có hợp lực đặt tại O cách A 12cm, cách B
8cm và có độ lớn F = 10 N. Tìm F1, F2 ?
b. Hai lực song song trái chiều đặt tại 2 đầu thanh AB có hợp lực đặt tại O với OA = 8 cm,
OB = 2 cm và có độ lớn F = 10,5 N. Tìm F1, F2 ?
Bài 9: Một miếng ván hình chữ nhật có chiều dài AB = l và có khối lượng m. Dùng 2 dây treo để treo miếng ván này . Cho biết BC = d(d < l). Xác định lực căng của 2 dây treo ? ứng dụng bằng số: m = 25 kg, l = 1,8 m,d = 0,3 m.
Bài 10: Một thanh nhẹ AB được gắn vào sàn tại B ( thẳng đứng ). Tác dụng lên A 1 lực kéo F = 100 N. Thanh
được giữ cân bằng nhờ dây AC. Tính lực căng của dây . Biết góc hợp bởi dây giữ và thanh AB là 300 .
Bài 11: Một thanh dài AO có trọng tâm G ở chính giữa thanh và có khối lượng m = 1kg. Một đầu thanh liên kết với
tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm
với thanh một góc . Hãy xác định:
a. Giá của phản lực Q của bản lề tác dụng vào thanh.
b. Độ lớn của lực căng của dây và phản lực Q.
Bài 12: Hai lò xo L1 , L2 có độ cứng K1 , K2 chiều dài tự nhiên bằng nhau. Đầu trên của 2 lò xo móc vào trần nhà nằm
ngang, đầu dưới móc vào thanh AB = 1m, nhẹ, cứng sao cho 2 lò xo luôn thẳng đứng. Tại O (OA = 40cm) ta
móc quả nặng khối lượng m = 1kg thì thanh có VTCB mới và nằm ngang.
a. Tính lực đàn hồi của mỗi lò xo.
b. Biết K1 = 120 N/m. Tính K2 ? Lấy g = 10 m/s2.
Bài 13: Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N có thể quay xung quanh một trục nằm ngang qua O với
OA = 30cm. Đầu A treo vật nặng P1 = 30 N. Để thanh cân bằng cần phảI treo vào đầu B một vật có trọng
lượng P2 bằng bao nhiêu?
Bài 14: Một đèn khối lượng m = 4kg được treo vào tường bởi dây BC và thanh AB. Thanh AB gắn vào tường bằng
bản lề A. Cho. Tính lực tác dụng lên thanh AB, nếu:
a. Bỏ qua khối lượng thanh.
b. Khối lượng thanh AB = 2kg.
Bài 15: Hai vật m1 và m2 được nối với nhau qua ròng rọc . Hệ số ma sát giữa m1 và mặt phẳng nghiêng là k. Bỏ qua
khối lượng ròng rọc và dây nối. Dây không co giãn. Tính tỉ số giữa m2 và m1 để vật m1:
a. đi lên thẳng đều.
b. đi xuống thẳng đều.
c. đứng yên ( ban đầu vật đứng yên).
Bài 16 : Nêm A phải chuyển động ngang với gia tốc bao nhiêu để vật m trên nêm nằm yên ? Cho hệ số ma sát giữa m
và nêm là k.
Bài 17 : Một thang nhẹ dài l = 4m tựa vào tường nhẵn và nghiêng với sàn góc . Hệ số ma sát giữa thang và
sàn là k. Hỏi người có thể leo đến chiều dài tối đa bao nhiêu mà thang vẫn đứng yên . Xét trong 2 trường hợp:
k = 0,2 và k = 0,5.
File đính kèm:
- BT Tinh hoc vat ran 10 NC .doc