Bài tập ngữ văn 9 - Bài 1 đến bài 6

Câu hỏi: Kể tên những người Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? Phong cách Hồ Chí Minh có điểm gì giống và khác so với phong cách của các danh nhân trong lịch sử dân tộc ta?

Trả lời:

- Có 3 người Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh

- Nét giống và khác:

* Giống nhau: Cả ba danh nhân trên đều giản dị mà thanh cao trong cuộc sống, gắn bó hòa hợp với tự nhiên để di dưỡng tinh thần. Đó là cách sống rất dân tộc, rất Việt Nam, rất phương Đông.

* Khác nhau: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du là con người thời trung đại nên những gì hai ông tiếp thu được là tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa phương Đông. Còn Hồ Chí Minh, do điều kiện lịch sử của thời đại, ở Người là sự kết tinh văn hóa nhân loại từ phương Đông tới phương Tây, từ châu Á, châu Âu đến châu Phi, châu Mĩ; với những tinh hoa văn hóa truyền thống và hiện đại. Điều này do giới hạn của mối quan hệ giao lưu thời trung đại mà Nguyễn Trãi và Nguyễn Du không có được.

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ngữ văn 9 - Bài 1 đến bài 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: VB: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) Câu hỏi: Kể tên những người Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? Phong cách Hồ Chí Minh có điểm gì giống và khác so với phong cách của các danh nhân trong lịch sử dân tộc ta? Trả lời: - Có 3 người Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh - Nét giống và khác: * Giống nhau: Cả ba danh nhân trên đều giản dị mà thanh cao trong cuộc sống, gắn bó hòa hợp với tự nhiên để di dưỡng tinh thần. Đó là cách sống rất dân tộc, rất Việt Nam, rất phương Đông. * Khác nhau: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du là con người thời trung đại nên những gì hai ông tiếp thu được là tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa phương Đông. Còn Hồ Chí Minh, do điều kiện lịch sử của thời đại, ở Người là sự kết tinh văn hóa nhân loại từ phương Đông tới phương Tây, từ châu á, châu Âu đến châu Phi, châu Mĩ; với những tinh hoa văn hóa truyền thống và hiện đại. Điều này do giới hạn của mối quan hệ giao lưu thời trung đại mà Nguyễn Trãi và Nguyễn Du không có được. ------------------------------------------------------------------------------------------------ Bài 2: VB: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ( G. Mác-két) Câu hỏi: Tại sao chiến tranh và hòa bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại? Tài năng viết văn nghị luận của G. Mác-két trong văn bản này là gì? Trả lời: - Chiến tranh và hòa bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, vì nó quan hệ đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng triệu người và tất cả các dân tộc trên thế giới. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều những cuộc chiến tranh khác. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn, và đặc biệt vũ khí hạt nhân được phát triển mạnh đã trở thành hiểm họa khủng khiếp nhất, đe dọa toàn bộ loài người và tất cả sự sống trên trái đất. - Bài viết của nhà văn G.Mác–két giàu sức thuyết phục và gây được ấn tượng mạnh vì tác giả đã huy động được nhiều chứng cứ từ đời sống và trong các lĩnh vực khoa học có liên quan, với nhiều số liệu so sánh rất cụ thể, bằng lập luận chặt chẽ, cách nói thông minh, đầy trí tuệ, giàu cảm xúc. Bài 3: VB Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Liên hợp quốc) Câu hỏi: Tại sao Việt Nam lại tham gia kí Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989? Trả lời: Bởi vì, Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng: - Trẻ em là tương lai của một dân tộc, của nhân loại, là lực lượng xây dựng xã hội mai sau. - Được sống trong vui tươi, thanh bình, được học và phát triển là quyền lợi tất nhiên của mọi trẻ em. Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc, nên rất cần được bảo vệ và chăm sóc. - Thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay đang bị đe dọa từ nhiều phía với nhiều hiểm họa khác nhau. ----------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 4: VB: chuyện người con gáI nam xương ( Trích “Truyền kì mạn lục”- Nguyễn Dữ) Câu hỏi 1: Trong tác phẩm văn học có những chi tiết nghệ thuật rất quan trọng mà không có nó câu chuyện sẽ không phát triển được hoặc phát triển theo cách khác. Em hãy tìm 1 chi tiết như thế trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và lí giả tại sao chi tiết đó lại quan trọng như vậy? Trả lời: - HS có nhiều cách lựa chọn , miễn sao phân tích hợp lí thuyết phục. - Dưới đây là một cách lựa chọn: * Chi tiết đắt giá: cái bóng trên tường vách. * ý nghĩa: Chi tiết này trực tiếp dẫn đến cái chết oan khốc của Vũ Nương, đồng thời cũng là chi tiết giải oan cho nàng. Nguyễn Dữ muốn phê phán chiến tranh phong kiến, phê phán chàng Trương đa nghi và thiển cận, gửi tới bạn đọc thông điệp: hạnh phúc chỉ có được khi con người thông hiểu, tin cậy và thực sự yêu thương nhau. Câu hỏi 2: Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ muốn để người đọc suy nghĩ những duyên cớ sâu xa khiến một con người dung hạnh như Vũ Nương bị dẫn tới chỗ không thể sống được nữa. Nêu rõ nguyên nhân dẫn tới nỗi oan khiên đau đớn của VN. Trả lời: - CNCGNX là một trong 20 truyện ngắn được viết theo lối văn xuôi chữ Hán.Truyện đã được dịch ra tiếng Việt. Nhân vật chính diện trong nhiều truyện chủ yếu là những người phụ nữ bình thường có phẩm chất tốt đẹp, khao khát hạnh phúc nhưng gặp nhiều đau khổ bất hạnh. - CNCGNX là câu chuyện nàng Vũ Nương tính hạnh, tư dung tốt đẹp nhưng phải chịu nỗi oan khiên; nguyên nhân trực tiếp tạo nên nỗi oan đó là chiếc bóng trên vách tường. - Nguyên nhân sâu xa của câu chuyện bi thảm này là tính ghen tuông mù quáng, sự thô lỗ cùng với biểu hiện quyền thế độc đoán của một kẻ vô học nhưng lại là con nhà hào phú trong xã hội phong kiến nam quyền của Trương Sinh. - Chiến tranh phi nghĩa cũng là một nguyên nhân làm cho gia đình họ Trương tan nát, VN phải chịu nỗi bất hạnh đau thương to lớn. Câu hỏi 3: Trong CNCGNX, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện? Trả lời: - CTCB trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ. + Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì: * Đối với VN: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, VN đã chỉ cái bóng trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của VN với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. * Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu biết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. * Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác(chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thuỷ, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi VN đi để VN phải tìm đến cái chết đầy oan ức. + Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. * Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. * Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của TS và VN đều được hoá giải nhờ cái bóng. + Chính cách thắt nút, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của VN thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc. Câu 4: CNCGNX của ND có nhiều yếu tố kì ảo. Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc? Trả lời: - Các chi tiết kì ảo: + Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa; Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại VN trong động rùa; được sứ giả của Linh phi rẽ đường nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất. - ý nghĩa của các chi tiết kì ảo: + Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp trong tính cách VN. + Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm. + Tố cáo xã hội. Câu 5: Chi tiết cuối cùng trong CNCGNX là một chi tiết kì ảo. a. Em hãy kể lại ngắn gọn chi tiết ấy bằng 1 đoạn văn từ 3-5 câu văn. b. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo. nhận xét đó có đúng không? Vì sao? Trả lời: a. Khi TS lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang ba ngày, ba đêm, VN đã hiện về trên một chiếc kiệu hoa, theo sau là 50 chiếc thuyền, cờ hoa rợp một khúc sông đưa nàng trở về. VN đứng giưũa dòng sông, nói lời từ biệt TS, rồi bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến đi mất. b. Nhận xét trên là hoàn toàn đúng đắn. Dù câu chuyện có kết thúc phần nào có hậu, VN đã được sống một cuộc sống khác, ở một thế giới khác, giàu sang, được tôn trọng, yêu thương nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh. Dù cho VN trở lại dương thế, rực rỡ, uy nghi nhưng cũng chỉ thấp thoáng, ẩn hiện và ngậm ngùi từ tạ: “ Thiếp đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, rồi “ trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”. Tất cả chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận. người đã chết không thể sống lại, hạnh phúc thực sự đâu còn có thể làm lại được nữa. Đấy chính là bi kịch. Và điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Câu 6: (BTVN) Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đó viết thành Chuyện người con gái Nam Xương. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục. a. Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục. b. Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao? Câu 7: Nếu Lê Thánh Tông( Thế kỉ 15) đi trước thời đại trong việc lấy con người làm đối tượng trung tâm phản ánh của văn học thì Nguyễn Dữ( Thế kỉ 16) lại đi xa hơn một bước. Nhà văn đã lấy người phụ nữ dung hạnh nhưng bất hạnh làm nhân vật chính. Tại sao đó được coi là nét mới mẻ, độc đáo thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dũ? CNCGNX có nhiều nhân vật nhưng VN là nhân vật chính. Vai trò của nhân vật này trong tác phẩm cụ thể là: - Hình ảnh của nàng đựơc lấy làm nhan đề của truyện, chỉ riêng nàng mới đuợc giới thiệu đầy đủ họ tên, quê quán ngay ỏ dòng ở đầu tác phẩm. - Các nhân vật khác chỉ xuất hiện từng chặng, còn VN xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác phẩm khép lại cũng bàng chính câu nói và hình ảnh cuối cùng của nàng. - Thể hiện chủ đề tác phẩm : Số phận bi kịch của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. - Trước ND, văn học viết VN hầu nhu vắng bóng hình ảnh nguòi phụ nữ, nhất là nguời phụ nữ trong khung cảnh gia đình. Sự xuất hiện của VN trong tư cách nhân vật chính cho thấy sự thức tỉnh của những giá trị nhân bản, sự quan tâm đến hạnh phúc đời thường trong văn học VN. Đó là nét mới mẻ của CNCGNX, báo trước sự xuất hiện của những nàng chinh phụ, Thúy Kiều,… ở giai đoạn văn học sau này. Câu 8 : Những chi tiết nào cho thấy VN dù đã ở cõi tiên nhưng vẫn nặng lòng trần ? ý nghĩa của những chi tiết đó ?- VN dù ở cõi tiên nhưng vẫn nặng lòng trần, điều này thể hiệnqua chi tiết : -Chủ động nói chuyện với Phan Lang : Tôi với ông vốn người cùng làng, cách mặt chưa bao, đã quên nhâu rồi ư ?. Câu nói này cho thấy lòng quê chưa dứt ở VN. - Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa ! Lời nói này vẫn còn nguyên sự hờn giận trách cứ. - Khi nghe PL hỏi :Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao ?, nàng đã ứa nước mắt khóc, đổi giọng, hứatôi tất phải tìm về có ngày. - Như vậy, VN tuy ở cõi tiên nhưng những lời nói và hành động của nàng vẫn tha thiết với cuộc đời trần thế. Dù sống bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu cõi đời thì cõi trần vẫn là nơi nàng tha thiết gắn bó. Điều ấy cũng có nghĩa là những mất mát và khổ đau nơi dương thế vẫn nguyên vẹn trong nàng, vẫn khiến nàng rơi lệ. VN được cứu sống bằng phép kì ảo nhưng mất mát hạnh phúc của nàng là vĩnh viễn, chẳng có phép màu nào có thể cứu vãn và bù đắp. Câu9 : Làm rõ giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của CNCGNX. Gợi ý : CNCGNX là một truyện hay trong TKML, một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán ở VN thế kỉ 16. Truyện được ND viết trên cơ sở một truyện dân gian VN, cốt truyện và nhân vật gắn với 1 không gian cụ thể để phản ánh vấn đề bức thiết của xã hội VN đương thời, đó là thân phận con người nói chung, người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Truyện kể về cuộc đời và số phận bi đát của VN, người con gái ở huyện NX nết na thùy mị. Chồng là TS con nhà giàu có nhưng ít gọc, tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa qua s sức. Khi chồng đi lính, nàng sinh con trai và hết lòng dạy dỗ con, chăm sóc mẹ chồng. Khi giặc tan, TS về nhà thì mẹ chàng đã qua đời, con trai đang học nói. Đứa con nhất định không chịu nhận chàng làm cha nó vì bố nó đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi. Nghe con nói, chàng ngờ vợ thất tiết, đánh đuổi nàng đi. Uất ức quá, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Được các nàng tiên cứu, nàng được sống ở thủy cung cùng vợ vua Nam Hải. Một lần gặp người làng là Phan Lang cũng được tiên cứu, nàng nhờ PL về nói với chồng lập đàn giải oan cho nàng. Trong lễ giải oan nàng hiện về và ngỏ lời từ biệt chàng vĩnh viễn. Câu chuyện chỉ là một vụ ghen tuông bình thường trong một gia đình cũng bình thường như trăm nghìn gia đình khác, nhưng có ý nghĩa tốc áo xã hội vô cùng sâu sắc. Một người phụ nữ nết na, dung hạnh lấy phải một người chồng hay ghen lại độc đoán. Và chỉ vì một chuyện bông đùa với con khi xa chồng, vì chồng nàng qua tin lời con trẻ, nghi oan cho nàng, tàn nhẫn đối với nàng khiến nàng phải tìm đến với cái chết trên bến Hoàng Giang. Nỗi oan tày đình của nàng đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình ,là một trong muôn vàn oan khốc trong xãhội vùi dập thân phận con người, nhất là người phụ nữ. Sống trong xã hội đầy rẫy oan trái, bất công, quyền sống con người không được đảm bảo, người phụ nữ với thân phận bèo dạt, mây trôi, có thể gặp biết bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu mình vào bất cư lúc nào vì những nguyên cớ vu vơ không thể tưởng tượng được. Rõ ràng xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những TS với đầu óc nam quyền độc đoán, đã là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ của người phụ nữ. Vì vậy, khi sống ở thủy cung, nàng cũng có lúc định trở về quê cũ. Nhưng tại lễ giải oan, mặc dù còn nặng lòng với quê hương, lỗi lầm xưa của chồng , nàng cũng đã tha thứ, nhưng nàng vẫn dứy áo ra đi, đành phải sống ở cõi chết : Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Chi tiết mang tính chất truyền kì này đã nói lên thái độ phủ định của VN, của người phụ nữ đương thời đối với nhân gian, đối với xã hội phong kiến thối nát vì ở đó họ không tìm thấy niềm vui, không tìm thấy hạnh phúc. Bên cạnh giá trị tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, CNCGNX còn đề cao phẩm giá của người phụ nữ. Khi còn sống, VN là người vợ đảm, dâu hiếu. Lúc sống bên chồng, nàng giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng bất hòa. Lúc chồng đi lính, một mình nàng quán xuyến mọi việc, nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng đau ốm và khi mẹ chồng mất, nàng lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. Còn đối với chồng, nàng một dạ thủy chung. Sau khi đã chết, được sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, khi Phan Lang gợi nhớ đến quê hương, nàng xúc động ứa nước mắt khóc. Nàng giãi bày tâm sự : Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. Đọc đến đây, không ai không xúc động trước tấm lòng nặng nghĩa, nặng tình với quê hương bản quán của nàng. Tuy vừa được cứu sống, tuuy được sống trong nhung lụa, bên cạnh có những nàng tiên tốt bụng và là ân nhân của mình , nhưng lòng nàng lúc nào cũng nghĩ đến quê cha đất tổ, vẫn tâm niệm sẽ có ngày trở về. VN dưới ngòi bút của ND lúc sống trên trần thế với cuộc đời thường cũng như khi khi làm tiên ở thủy cung lộnglẫy đều là một phụ nữ đẹp, đẹp cả về hình dáng, cả về phẩm giá, về tâm hồn. Người phụ nữ đó lẽ ra phải được hưởng cuộc đời hạnh phúc. Nhưng tiếc thay xã hội phong kiến đã chà đạp lên cuộc đời nàng. Như phần trên đã nói, viết CNCGNX, ND đã lấy cốt truyện trong dân gian. Nhưng rõ ràng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện già dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thường, lúc thì lì ảo hoang đường, ông đã xây dựng được hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao. Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta tình yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc con người. Bài 6: VB Truyện Kiều (Nguyễn Du) 1. Thuyết minh nét chính về Nguyễn Du và Truyện Kiều. - ND(1765-1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiuên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - ND xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức tể tướng. Anh là Nguyễn Khản, được chúa Trịnh rất sủng áI, nổi tiếng về thơ Nôm. Truyền thống gia đình khiến Nguyễn Du từ nhỏ đã đã tiếp thu và đặc biệt am hiểu về văn học cổ điển Trung quốc. - ND sống trong một giai đoạn lịch sử bão táp với 2 đặc điểm nổi bật: Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như sấm sét mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã quét sạch các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh-Nguyễn. - Sau này những biến cố chính trị khiến ông phảI lưu lạc trong dân gian. Những nếm trảI trong cuuộc sốg giúp ND chiêm nghiệm và thấm thía lẽ đời, thân phận con người trong 1 thời đại loạn lạc dâu bể. Nó cũng giúp ông có cơ hội thâm nhập và tiếp thu văn hóa dân gian. - Thiên tài ND vì thế được hình thành từ vốn sống, trảI nghiệm cuộc sống phong phú và sự tích hợp giữa văn học bác học và văn học dân gian. - ND sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có 3 tập, gồm 243 bài. Sáng tác chữ Nôm tiêu biểu nhất là Đoạn trường tân thanh(thường gọi là Truyện Kiều) - Truyện Kiều thuộc thể loại truyện Nôm-một thể loại tự sự được viết bằng hình thức thơ lục bát(cũng có khi viết bằng thơ đường luật0. Có hai loại truyện Nôm: truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. Truyện Kiều là kết tinh những thành tựu tiêu biểu của cả hai dòng truyện Nôm nói trên. - Về nội dung: TK có2 giá trị lớn: giá trị hiện thự và giá trị nhân đạo. - Về nghệ thuật: TK là kết tinh thành tựu nghệ thuật của văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ và thể loại. Với TK, thể loại thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ với tư cách là mtj thể loại tự sự: cách dẫn chuyện, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách nhân vật, đặc biệt miêu tả tâm lí đều đạt tới trình độ cổ điển. Truyện Kiều cũng góp phần làm cho tiéng Việt thêm giàu có, tinh tế. - vì những lí do trên mà TK tuy có nguồn gốc cốt truyện từ TQ nhưng vẫn là một kiệt tác của thiên tài ND. 2. Văn bản Chị em Thúy Kiều. a.Nhận xét bút pháp miêu tả TK và TV của ND? - TK, TV là 2 nhân vật chính diện( TK, thậm chí còn là nhân vật lí tưởng), chính vì thế, khi miêu tả vẻ đẹp của hai nhân vật này, ND thường so sánh họ với hình tượng thiên nhiên mang tính ước lệ như: mai, tuyết , trăng ,hoa, mây, liễu, thu thủy, xuân sơn - Những so sánh này khiến cho vẻ đẹp nhân vật hiện lên thiên về gợi chứ không phảI là tả thực. Đặc biệt, nó không chỉ miêu tả vẻ đẹp hình thể mà còn khắc họa vẻ đẹp trong phẩm cách tâm hồn của nhân vật. b.Điểm khác nhâu khi ND miêu tả vẻ đẹp của TK và TV? - Khi tả TV tác giả nghiêng nhiều về vẻ đẹp trang trọng. Với TK nhà thơ nghiêng nhiều về vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. - TV đưụơc tập trung miêu tả ngoại hình( tất cả những chi tiết đều gợi lên vẻ tôn quý của nàng): gương mặt, nét ngài, tiếng cười, giọng nói, làn da, máI tóc. - Ngoại hình của Thúy Kiều chỉ được tập trung vào đôI mắt: làn thu thủy, nét xuân sơn. Đây là nghệ thuật điểm nhãn nhằm làm bật lên cáI thần trong trong vẻ đẹp của kKiều: thanh thoát(lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân) và trong sáng , giàu cảm xúc(đôI mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu). chỉ có một chi tiết nhưng chân dung nhân vật hiện lên rất sống động có hồn. - Vẻ đẹp của TV là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái. Vẻ đẹp ấy chinh phục đwcj cả tạo vật: mây thua, tuyết nhường-báo hiệu một cuộc đời suôn sẻ, luôn may mắn, yên ả. - vẻ đẹp của TK là vẻ đẹp rực tỡ khác thường. Sự vượt trội của vẻ đẹp ấy khiến tạo hóa cũng phảI hờn giận đố kị: hoa ghen, liễu hờn- báo hiệu một cuộc đời nhiều éo le trắc trở.Chi tiết này khiến ta nhớ đến hai câu mở đầu tác phẩm; Lạ gì bỉ sắc tư phong. Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Hai câu này viết ra như để ứng vào cuộc đời TK. c. Khi giứo thiệu TK Nguyễn Du có tuân theo công thức: công, dung, ngôn, hạnh của lễ giáo phong kiến không? - vẻ đẹp của người phụ nữ theo lễ giáo phong kiến đã được được định thành công thức: công(nữ công gia chánh), dung(vẻ đẹp thùy mị, nền nã), ngôn(lời nói đoan trang), hạnh( đạo đức tiết hạnh). Trong những vẻ đẹp nói trên không có vẻ đẹp nào dành cho người phụ nữ quyền được sốg chomình,quyền được tồn tại như một cá thể độc lập.C-D-N-H là những quy phạm, đòi hỏi người phụ nữ phảI có để thực hiện bổn phận, nghĩa vụ của họ - ND không miêu tả vẻ đẹp của Kiều theo những chuẩn mực nói trên . TráI lại, dường như ông muốn nhấn mạnh vào sự phá cách, khác thường trong vẻ đẹp của Kiều. Sắc đẹp không nằm trong khuôn khổ sẽ khiến hoa ghen,liễu hờn. Nó là vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Đặc biệt, giữa sắc và tài, ND dường như tô đậm vẻ đẹp của tài: ti-họa-cầm –kì- những tài năng thường dành cho người quân tử trong văn học trung đại. Nho giáo không khuyến khích tài, nhất là cáI tài ở một người phụ nữ. Kẻ có tài thường có sự phá cách, bất chấp thói tục để khẳng định cáI tôI của mình. Ca ngợi tài năng bên cạnh sắc đẹp của Kiều- một người con gái- cho thấy cảm hứng nhân văn của tác phẩm: đòi quyền tự do bình dẳng cho người phụ nữ. Ông miêu tả người phụ nữ như là biểu tượng cho vẻ đẹp lí tưởng của con người: đẹp từ ngoại hình, tài năng đến phẩmcách. d. Khi giưói thiệu tài năng TK, ND nhấn mạnh đến tài năng nào/ Vì sao? - Nhấn mạnh tài năng âm nhạc - Ông dành 4/12 câu thơ để giới thiệu chi tiết về tài năng này của Kiều: nàng rất am hiểu âm luật(Cung thương lầu bậc ngũ âm),nàng có sở trường về hồ cầm, nàng tự sáng tác bản nhạc cho riêng mình và lấy tên là Bạc mệng, khúc nhạc này có sức lay động lòng người. - Điều này không phải ngẫu nhiên. Tiếng đàn của Kiều cho thấy nàng là người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú., sâu sắc. Tiếng đàn cũng dự báo cuộc đời bạc mệnh của Kiều. Sau này, mỗi khi trong đời Kiều xảy ra biến cố thì tiếng đàn lại vang lên. Tiếng đàn ấy hô ứng với nhan đề tác phẩm: Đoạn trường tân thanh.(tiếng kêu đứt ruột mới). Tóm lại, tiếng đàn của Kiều vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, vừa cho thấy tài hoa hơn ngưòi nhưng cũng vừa dự báo cho cuộc đời oan tráI của nàng. So sánh cách giới thiệu nhân vật của ND và TTTN? - TTTN sau khi giới thiệu chung về hai chị em thì giới thiệu vẻ đẹp của TK trước, TV sau. Đây là cách giới thiệu theo thông lệ: chị trước, em sau. - ND lại giới thiệu TV trước. Ông miêu tả TV trong vẻ đẹp lí tưởng nhưng lại là để làm nền cho việc giới thiệu vẻ đẹp của TK., từ đó tô đậm vẻ đẹp của Kiều- một vẻ đẹp vượt lên trên mọi vẻ đẹp, mọi chuẩn mực thông thường. - Lời giới thiệu của TTTN bình thản, trung hòa về cảm xúc.ND trái lại, trong lời giới thiệu vẻ đẹp của Kiều như thấy được sự trân trọng chiêm ngưỡng trước tài sắc của nhân vật. TháI độ này góp phần thể hiện cảm hứng nhân văn trong tác phẩm: đề cao những giá trị đẹp đẽ của con người. Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở 6 câu thơ đầu có đặc điểm gì? có gì khác với 8 câu cuối? –Thiên nhiên trong 6 câu đầu là thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng: Bốn bề…kia.Con người hiện lên trong không gian đó trở thành bé nhỏ, côI cút. Trong lời thơ thấy rất rõ cảm giác rợn ngợp của nhân vật trữ tình. – Thiên nhiên này khác hẳn không gian quen thuộc của Kiều trước đây; Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đI về mặc ai Hình ảnh: Cát vàng…kia không chỉ gợi sự rộng lớn của không gian mà còn đánh thức cảm giác trôI dạt, bơ vơ của một sinh linh bị ném vào dòng đời. Đấy là cảm giác của kẻ tha hương yếu đuối không nơI bấu víu chón đất khách quê người. – Giữa thiên nhiên và con người hoàn toàn không có sự hòa đồng giao cảm. Thiên nhiên là một thực thể khách quan xa lạ với con người. Thiên nhiên hờ hững lạnh lùng với con ngưòi càng làm tăng thêm sự cô độc, nhỏ bé của Kiều. Đây là sự khác biệt cơ bản với 8 câu cuối. ậ 8 câu thơ cuối đoạn, thiên nhiên không còn là thiên nhiên khách quan nữa mà đã thấm đẫm cảm xúc chủ quan của con người, trở thành tiếng nói của tâm trạng nhân vật. ậư khác biệt này cho thấy tài năng của ND : rất linh hoạt trong việc tạo ra những quan hệ giữa con người và thiên nhiên để thể hiện cảm nhận và thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình từ nhiều góc độ khác nhau. 2. Câu thơ : tin sương luống những rày trông mai chờ. Là chỉ tâm trạng và cảnh ngộ của KT nhưng lại qua lời độc thoại nội tâm của Kiều. Chi tiết này nói lên điều gì? - Tin sương…là tâm trạng và cảnh ngộ của KT hiện lên qua lời độc thoại nội tâm của Kiều. Chỉ sau khi nghĩ đến KT, Kiều mới nghĩ về mình trong thân phận của kẻ Bên trời…vơ. Ngậm ngùi thương xót cho người tình rồi mới xót xa thương mình. Điều này chothấy tình yêu tha thiết của kiều dành cho KT. - Mặt khác Kiều hiểu được tâm trạng của KT bởi lẽ nàng cũng luôn yêu thương khắc khoảI về KT. Chỉ những người biết yêu mới có thể hiểu và cảm nhận được về tình yêu. Kiều thấu hiểu tâm trạng của KT chính qua tình yêu tha thiết của mình dành cho chàng. Chi tiết này cho thấy ND là bậc thầy trong sự am hiểu và khắc họa tâm lí nhân vật. 3. Thời gian thực tế Kiều xa cha mẹ là chưa nhiều nhưng trong câu thơ: Sân Lai…ôm. Thì dường như đã rất lâu, vời vợi, khô

File đính kèm:

  • docBAI TAP NGU VAN 9.doc
Giáo án liên quan