Bài tập Phần động lực học

Phần động lực học

Bài 13 : Một lực tác động vào một vật trong khoảng thời gian 0,6s làm vận tốc của nó thay đổi từ 8m/s đến 5m/s. Tiếp đó tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,2s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Hãy xác định vận tốc của vật tại thời điểm cuối.

Bài 14 : Một vật có khối lượng 100g bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và đi được 80cm trong 4s.

 1. Tính lực kéo, biết lực cản bằng 0,02N.

 2. Sau quãng đường ấy lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều.

Bài 15 : Hai quả cầu chuyển động ngược chiều trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5m/s. Sau va chạm cả hai quả cầu bật trở lại với vận tốc lần lượt bằng 0,5m/s và 1,5m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg. Hãy xác định khối lượng của quả cầu 2 .

Bài 16 : Một xe điện đang chạy với vận tốc vc = 36km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao xa thì đỗ hẳn. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là 0,2 và g = 9,8m/s .

 

doc1 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Phần động lực học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần động lực học Bài 13 : Một lực tác động vào một vật trong khoảng thời gian 0,6s làm vận tốc của nó thay đổi từ 8m/s đến 5m/s. Tiếp đó tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,2s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Hãy xác định vận tốc của vật tại thời điểm cuối. Bài 14 : Một vật có khối lượng 100g bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và đi được 80cm trong 4s. 1. Tính lực kéo, biết lực cản bằng 0,02N. 2. Sau quãng đường ấy lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều. Bài 15 : Hai quả cầu chuyển động ngược chiều trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5m/s. Sau va chạm cả hai quả cầu bật trở lại với vận tốc lần lượt bằng 0,5m/s và 1,5m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg. Hãy xác định khối lượng của quả cầu 2 . Bài 16 : Một xe điện đang chạy với vận tốc vc = 36km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao xa thì đỗ hẳn. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là 0,2 và g = 9,8m/s . Bài 17 : Một chiếc xe lăn khối lượng M = 500g được nối với một trọng vật có khối lượng m = 200g bằng một sợi dây không giãn vắt qua ròng rọc gắn cố định vào bàn (như hình vẽ). Tại thời điểm ban đầu, xe có vận tốc v0 = 2,8m/s và chuyển động về bên trái. Hãy xác định : 1. Độ lớn và hướng của vận tốc tại thời điểm t = 2s của xe. Lấy g=9,8m/s2 2. Vị trí của xe tại thời điểm đó và đoạn đường mà xe đã đi được trong khoảng thời gian 2s kể từ thời điểm ban đầu. Bỏ qua ma sát giữa xe và bàn, dây và ròng rọc. Bài 18 : Một lực kế lò xo một đầu gắn vào trần một thang máy đầu kia treo một vật có khối lượng 1kg. Hãy xác định trọng lượng của vật ở thời điểm đầu của chuyện động đi xuống. Biết rằng ở hai thời điểm gia tốc của chuyển động cùng có độ lớn bằng 2,4m/s2. Lấy g = 9,8m/s2. Bài 19 : Một vật có khối lượng m = 50kg đặt trên sàn một thang máy. Tính áp lực của vật lên sàn trong trường hợp : 1, Thang máy đi lên đều. 2, Thang máy bắt đầu đi lên với gia tốc a = 0,2m/s2. 3, Thang máy bắt đầu hạ xuống với a = 0,2m/s2 4, Thang máy rơi tự do 5. Thang máy đi lên chậm dần đều a = 0,2m/s2 6, Thang máy xuống chậm dần đều Bài 20 . Một ròng rọc được treo vào một lực kế. Một sợi dây vắt qua ròng rọc ở hai đầu dây treo hai vật có khối lượng m1 = 2kg và m2 = 4kg. 1, Xác định gia tốc của hai vật. 2, Xác định lực căng của dây treo. 3, Lực kế chỉ bao nhiêu ? Lấy g = 10m/s2 Bỏ qua ma sát và khối lượng của ròng rọc. Bài 21 : Một đầu tàu có khối lượng 50 tấn được nối với hai toa , mỗi toa có khối lượng 20 tấn. Đoàn tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc 0,2m/s2. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với đường ray là 0,05. Lấy g = 10m/s2. Hãy tính : 1, Lực phát động tác dụng vào đầu tàu (Phân biệt lực kéo của động cơ và lực nội lực). 2. Lực căng ở những chỗ nối. Bài 22 . Người ta vắt qua một chiếc ròng rọc một đoạn dây, ở hai đầu có treo hai quả cầu A và B có khối lượng lần lượt là mA = 260g và mB = 240g (hình vẽ). Sau khi buông tay, hãy tính : 1, Vận tốc của mỗi quả cầu ở cuối giây thứ nhất. 2, Quãng đường mà mỗi quả cầu đi được trong giây thứ nhất. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc, coi dây là không giãn lấy g = 10m/s2. Bài 23 : Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h = 2m so với mặt đất vật đạt được tầm ném xa bằng 7m. Tìm vận tốc ban đầu và vận tốc tiếp đất, lấy g=10m/s2

File đính kèm:

  • docbt dong luc hoc.doc