Bài tập Sinh học

Bài tập 1

Dưới tác dụng của tia phóng xạ, gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất a.a thứ 12 trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen đó tổng hợp.

a. Xác định dạng đột biến gen ?

b. Xác định vị trí xảy ra đột biến trên gen ?

c. Số nucleotit mỗi loại và số liên kết H của gen có thể thay đổi nhe thế nào ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 Bài tập về các quy luật biến dị Bài tập 1 Dưới tác dụng của tia phóng xạ, gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất a.a thứ 12 trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen đó tổng hợp. a. Xác định dạng đột biến gen ? b. Xác định vị trí xảy ra đột biến trên gen ? c. Số nucleotit mỗi loại và số liên kết H của gen có thể thay đổi nhe thế nào ? Bài giải 1. Xác định dạng đột biến gen. Đột biến gen làm mất 1 a.a trong chuỗi polypeptit chứng tỏ gen đã bị mất trọn 1 bộ 3 mã hoá hay mất 3 cặp nucleotit kế tiếp nhau. Dạng đột biến mất một số cặp nucleotit. 2. Vị trí xảy ra đột biến trên gen - Mất a.a thứ 12 như vậy mất bộ 3 thứ 13 tương ứng với cặp nucleotit số 37. 38, 39 trên gen. 3. Số nucleotit mỗi loại và số liên kết H của gen có thể thay đổi như sau : - Trường hợp 1 : Cả 3 cặp là A – T. Số nucleotit bị giảm : A = T = 3. Số liên kết H bị giảm = 2 .3 = 6LK - Trường hợp 2 : Cả 3 cặp bị mất là G – X. Số nu bị giảm : A = T = 3. Số liên kết H bị giảm = 3.3 = 9 LK - Trường hợp 3 : 3 cặp mất gồm : 2 cặp A – T và một cặp G –X. Số nu bị giảm : A = T = 2 ; G = X =1. Số liên kết H bị giảm : 2.2 + 3. 1 = 7 LK - Trường hợp 4 : 3 cặp mất gồm 2 cặp G – X và 1 cặp A – T. Số nu bị giảm : A = T = 1 ; G = X = 2 ố liên kết H bị giảm : 2 . 1 + 3 . 2 = 8. Bài tập 2 1. Số liên kết H của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến : - Mất một cặp nucleotit. - Thêm một cặp nucleotit. - Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác. 2. Số a.a của phân tử Protein sẽ thay đổi như thế nào khi gen điều khiển tổng hợp phân tử protein đó bị đột biến ở vị trí của cặp nu thứ tư trong các trường hợp : - Mất một cặp nucleotit. - Thêm một cặp nucleotit. - Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác. Bài giải 1. Số liên kết H của gen : a. Đột biến mất một cặp nucleotit. - Cặp nu bị mất là A –T thì số liên kết H của gen giảm đi 2. - Cặp nu bị mất là G - X thì số liên kết của gen giảm đi 3. b. Thêm một cặp nu : - Nếu thêm cặp A – T số liên kết H của gen tăng thêm 2. - Nếu cặp thêm là G – X thì số liên kết của gen tăng thêm 3. c. Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác : - Nếu thay cặp thay thế giống nhau thì số liên kết không thay đổi. - Nếu cặp A – T thay bằng cặp G – X thì số liên kết tăng thêm 1. - Nếu cặp G – X thay bằng cặp A – T thì số liên kết H giảm đi 1. 2. Số a.a của phân tử P. a. Mất 1 cặp nu thì toàn bộ các a.a của phân tử P sẽ bị thay đổi. b. Thêm vào một cặp nu thì toàn bộ các a.a của P sẽ bị thay đổi. c. Thay thế một cặp nucleotit : a . a thứ nhất của chuỗi P (hoàn chỉnh) bị thay đổi, còn các a a khác không thay đổi. Bài tập 3 Xét một cặp NST tương đồng chứa một cặp gen dị hợp, mối alen đều dài 4080 anxtron. - Gen trội A có 3120 liên kết H - Gen lặn a có 3240 liên kết H 1. Số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu ? 2. Khi có hiện tượng giảm phân không bình thường gây đột biến thể dị bội thì số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu ? 3. Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn noí trên thì số lượng từng loại nucleotit của mỗi hợp tử bằng bao nhiêu ? Bài giải 1. Tính số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử Sau giảm phân, mỗi giao tử chứa một NST trong cặp tương đồng. Trên mỗi NST chứa một gen. Số nucleotit trong mỗi loại giao tử là số nu trên mỗi gen. - Số nucleotit trong mỗi gen = 4080 A : 3,4 A x 2 = 2400 nucleotit - Số nucleotit mỗi loại trong giao tử chứa gen A : 2 A + 3 G = 3120 2 A + 2 G = 2400 G = X = 720 A = T = 2400 : 2 - 721 = 480 - Số nucleotit mỗi loại trong giao tử chứa gen a :2 A + 3 G = 3240 2 A + 2 G = 2400 G = X = 840 A = T = 2400 : 2 - 840 = 360 2. Giao tử hình thành trong đột biến dị bội Có hai loại giao tử : A a và O - Giao tử chứa gen A a có các loại nucleotit là : A = T = 480 + 360 = 840 nu G = X = 720 + 840 = 1560 nu - Giao tử O có : A = T = G = X = O 3. Hợp tử không bình thường : Hợp tử không bình thường do giao tử không bình thường kết hợp với giao tử mang gen a . A aa có mỗi loại nucleotit : A = T = 840 + 360 = 1200 nu G = X = 1560 + 840 = 2400 nu aO có mỗi loại nucleotit : A = T = 360 nucleotit G = X = 840 nucleotit. Bài tập 4 Xét ba cặp NST tương đồng của người, cặp NST số 21 chứa một cặp gen dị hợp, cặp NST số 22 chứa hai cặp gen dị hợp và cặp NST số 23 chứa một cặp gen đồng hợp.. Kiểu gen trên ba cặp NST tương đồng đó có thể viết như thế nào ? 2. Khi giảm phân bình thường, thành phần kiểu gen trong mỗi loại giao tử sinh ra từ kiểu gen nói trên có thể viết như thế nào ? 3. Khi giảm phân ở lần phân bào I có hiện tượng đột biến thể dị bội cặp NST số 23, thành phần gen trong mỗi loại giao tử không bình thường sinh ra từ các kiểu gen nói trên có thể viết như thế nào ? Bài giải 1. Viết kiểu gen : 2. Thành phàn kiểu gen trong mỗi loại giao tử bình thường : - Kiểu gen Giảm phân bình thường, có hiện tượng hoán vị gen giữa 2 cặp Bb và Dd cho các loại giao tử giống nhau : ABDXE; AbdXE ; aBDXE ; abdXE ; ABdXE ; AbDXE ; aBdXE ; abDXE, - Kiểu gen : Giảm phân bình thường, có hiện tượng hoán vị gen giữa 2 cặp Bb và Dd cho các loại giao tử giống nhau : ABDXe; AbdXe ; aBDXe ; abdXe ; ABdXe ; AbDXe ; aBdXe ; abDXe. 3. Thành phần kiểu gen trong mỗi loại giao tử không bình thường. - Kiểu gen Cho các loại giao tử không bình thường giồng nhau ABDXEXE; AbdXEXE ; aBDXEXE ; abdXE XE ; ABdXEXE ; AbDXEXE ; aBdXEXE ; abDXEXE, ABDO; AbdO ; aBDO ; abdO ; ABdO ; AbDO ; aBdO ; abDO, - Kiểu gen Và Cho các loại giao tử không bình thường giống nhau : ABDXeXe; AbdXeXe ; aBDXeXe ; abdXeXe ; ABdXeXe ; AbDXeXe ; aBdXeXe ; abDXeXe ; ABDO; AbdO ; aBDO ; abdO; ABdO ; AbDO ; aBdO ; abDO Bài tập 5 Một cặp gen dị hợp dài 3060 anxtrong. Gen A có hiệu số giữa nucleotit loại G với một loại nu khác bằng 10%, gen a có 15% Adenin. 1. Đột biến 4n làm cho tế bào có kiểu gen A aaa. - Hãy tính số lượng từng loại nucleotit của kiểu gen. - Tế bào đó giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử với thành phần kiểu gen như thế nào ? Biết rằng chỉ có một loại giao tử 2n. - Tính số lượng từng loại nucleotit của mỗi kiểu giao tử. 2. Đột biến 4n làm cho có kiểu gen AA aa : - Hãy tính số lượng từng loại nucleotit của kiểu gen. - Tế bào đó giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử ? Thành phần kiểu gen viết như thế nào ? Biết rằng chỉ có một loại giao tử 2n. - Tính số lượng từng loại nucleotit của giao tử. Bài giải Tính số nucleotit mỗi loại của các gen : - Số nucleotit của gen : 3060 A : 3,4 x2 = 1800 nucleotit. - Số nu mỗi loại của gen A , Theo bài ra và theo nguyên tắc bổ sung ta có : G - A = 10% G + A = 50% G = X 30% ; -> A = T = 20 % A = T = 20% x 1800 = 360 nu G = X = 30 % x 1800 = 540 nu - Số nu mỗi loại của gen a : A = T = 15% -> G = X = 35% A = T = 15% x 1800 = 270 nu G = X = 35 % x 1800 = 630 nu 1. Đột biến 4n làm cho tế bào có kiểu gen Aaaa - Số lượng từng loại nucleotit của liểu gen A aaa A = T = 360 + 270 + 270 + 270 = 1170 nu G = X = 540 + 630 + 630 + 630 = 2430 - Các loại giao tử : A a , aa - Số lượng từng loại nucleotit của mỗi loại giao tử. + Giao tử A a có : A = T = 360 + 270 = 630 G = X = 540 + 630 = 1170 nu + Giao tử aa có : A = T = 270 + 270 = 540 nu G = X = 630 + 630 = 1260 nu 2. Đột biến 4n làm cho tế bào có kiểu gen : Aaaa - Số lượng từng loại nu của gen : A = T = 360 + 360 + 270 + 270 = 1260 nu G = X = 540 + 540 + 630 + 630 = 2340 nu - Các loại giao tử : AA , 4Aa, aa - Số lượng nucleotit của từng loại giao tử : + Giao tử AA : A = T = 360 + 360 = 720 nu G = X = 540 + 540 = 1080 nu + Giao tử A a : A = T = 360 + 270 = 630 nu G = X = 540 + 630 = 1170 nu + Giao tử aa : A = T = 270 + 270 = 540 nu G = X = 630 + 630 = 1260 nu Bài tập 6 Đậu Hà lan, gen A xác định màu hoa đỏ, gen a xác định màu hoa trắng. Khi cho những cây hoa đỏ tự thụ phấn thì xảy ra 2 trường hợp sau : a. Trường hợp 1 : F1:Đỏ : trắng = 5,25 : 1 b. Trường hợp 2 : F1: Đỏ : trắng = 4 : 1 Hãy giải thích và viết sơ đồ lai. Bài giải a. Trường hợp 1 - F1 xuất hiện cây hoa màu trắng (aa) chứng tỏ cây hoa màu đỏ P dị hợp tử A a. Nhưng F1 không thu được tỷ lệ kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng, mà cây hoa đỏ tăng, cây hoa trắng giảm. Như vậy có thể đã có hiện tượng đột biến giao tử của P theo chiều : a -> A. - Tỷ lệ : 5,25 : 1 tương đương 84% : 16% - F1 xuất hiện 16% hoa trắng có thể do 2 trường hợp sau : + 16% = 40% x 40% -> ở cả 2 loại giao tử đực và cái của P đều xảy ra đột biến gen a -> A với tần số 10%. Sơ đồ lai : P. Hoa đỏ x Hoa đỏ A a A a G. A60% ; a 40% A60% ; a 40% F1 : 36% AA ; 48% A a 16%aa (84% hoa đỏ ; 16% hoa trắng) + 16% = 50% x 32% -> chỉ xảy ra đột biến ở một cá thể, a đột biến thành A với tần số : 50% - 32 % = 18% Cá thể P còn lại cho giao tử bình thường : A50% ; a 50% Sơ đồ lai : P. Hoa đỏ x Hoa đỏ A a A a G. A68% ; a 32% A50% ; a 50% F1 : 34% AA ; 50% A a16%aa (84% hoa đỏ ; 16% hoa trắng) b. Trường hợp 2 : (4 : 1) - F1 xuất hiện cây hoa trắng aa, chứng tỏ P dị hợp tử A a. Cũng như trường hợp 1, tỷ lệ cây đỏ tăng, cây trắng giảm chứng tỏ đã xảy ra quá trinhg đột biến giao tử ở P , theo chiều a -> A. - Tỷ lệ : 4 : 1 = 80% : 20% - F1 xuất hiện 20% hoa trắng (aa) = 50% x 40%. Như vậy, một cơ thể cho giao tử bình thường còn một cơ thể có giao tử đột biến a - > A với tần số 10%. - Sơ đồ lai : P. Hoa đỏ x Hoa đỏ A a A a G. A50% ; a 50% A60% ; a 40% F1 : 30% AA ; 50% A a 20%aa (80% hoa đỏ ; 20% hoa trắng)

File đính kèm:

  • doctieng anh cho tre em.doc
Giáo án liên quan