Bài 1: a) Hãy lập biểu thức liên hệ giữa nồng độ % , khối lượng riêng và nồng độ mol
b) Lập biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ % của chất tan trong dd bảo hoà chất đó
c) Thiết lập biểu thức tổng quát tính số mol chất tan A trong Vml dd A nồng độ C%, khối lượng riêng D
d) Biểu diễn dd H2SO4 98% ( D = 1,84g/ml ) theo nồng độ M
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập suy luận tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BT SUY LUẬN TỔNG HỢP
Bài 1: a) Hãy lập biểu thức liên hệ giữa nồng độ % , khối lượng riêng và nồng độ mol
b) Lập biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ % của chất tan trong dd bảo hoà chất đó
c) Thiết lập biểu thức tổng quát tính số mol chất tan A trong Vml dd A nồng độ C%, khối lượng riêng D
d) Biểu diễn dd H2SO4 98% ( D = 1,84g/ml ) theo nồng độ M
Bài 2: Khi cho a gam dd H2SO4 nồng độ A% tác dụng hết với 1 lượng hỗn hợp 2 kim loại Na và Mg (dùng dư) thì thấy lượng H2 tạo thành là 0,05a gam. Tính A%?
Bài 3: Một dd chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3
Nếu thêm ( a + b ) mol CaCl2 vào dd thu được m1 gam kết tủa
Nếu thêm ( a + b ) mol CaCl2 vào dd thu được m1 gam kết tủa
Nếu thêm ( a + b ) mol Ca(OH)2 vào dd thu được m2 gam kết tủa
So sánh m1 và m2. Giải thích?
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn a mol 1 axit cacboxylic thu được b mol CO2 và d mol H2O. Biết b – d = a. Hãy tìm CTTQ.ø Nêu 1, 2 ví dụ cụ thể và ứng dụng của chúng
Bài 5: Hoà tan m1 gam Na vào m2 gam H2O thu dược dd B có tỉ khối là d
Khi đó có phản ứng: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
a) Tính C% dd B theo m
b) Tính CM dd B theo m và d
c) Cho C% = 16%. Hãy tính tỉsố m1/ m2. Cho CM = 3,5M. Hãy tính d ? (BDTHCS)
Bài 6:
+Cho m1 gam Na tác dụng với p gam H2O thu được dd NaOH có nồng độ a +Cho m2 gam Na2O tác dụng với p gam H2O thu được dd NaOH có nồng độ a%
Lập biểu thức liên hệ giữa m1, m2, p
Bài 7: Cho a mol bột sắt tác dụng với dd chứa b mol CuSO4. Sau 1 thời gian khi phản ứng kết thúc thu được dd X và chất rắn Y. Hỏi X, Y có những chất gì? bao nhiêu mol?
Bài 8: Hoà tan m1 gam Al và m2 gam Zn bằng dd HCl dư, thu được những thể tích H2 như nhau. Tính m1, m2 ?
Bài 9: Hoà tan hỗn hợp Al và Cu bằng dd HCl cho tới khi khí ngừng thoát ra, thấy còn lại chất rắn X. Lấy a gam chất rắn X nung trong không khí tới phản ứng hoàn toàn thu dược 1,36a gam oxit. Hỏi Al bị hoà tan hoàn toàn không?
Bài 10: Để sản xuất 1 lượng gang như nhau người ta đã dùng m1 tấn quặng hematit (Fe2O3) chứa 60% Fe2O3 và m2 tấn quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4 . Tính m1, m2 ( theo tỉ lệ)
Bài 11: Nếu 1 dãy hidrocacbon được biểu diễn công thức chung là CnH2n+2 thì thành phần % của hidrô biến đổi như thế nào khi giá trị n thay đổi
Bài 12:
a) Cho 1 mol Cl2 tác dụng với a mol C2H4 thu được hỗn hợp X ( hiệu suất 100%) . Hỏi trong hỗn hợp X có những chất gì? bao nhiêu mol?
b) Cho 2a mol Br2 tác dụng với a mol C2H4 thì được sản phẩm Y ( hiệu suất 100%). Viết các PTPƯ và CTCT của các sản phẩm
Bài 13: Cho V lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dd NaOH dư. Sau đó thêm vào lượng dư dd BaCl2 thấy tạo thành m gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng khử CuO theo V, a, m?
Bài 14: Cho biết 2,8 lít ( đktc) hỗn hợp khí CH4, C2H4,C2H2 tác dụng vừa đủ với 500ml dd Br2 0,04M. Hỏi % thể tích của mêtan biến đổi trong khoảng nào?
Bài 15: Hoà tan a gam 1 chất vào b gam H2O
a) Hãy thiết lập công thức tính C% của dd thu được theo a, b
b) Nêu rõ điều kiện để áp dụng công thức vừa lập được
Bài 16: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau
Nếu cho X tác dụng với dd HCl vừa đủ, rồi cô cạn dd thu được a gam muối
Nếu cho X tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 rồi cô cạn thu được b gam hỗn hợp muối khan.
Lập biểu thức tính tổng số mol X theo a, b
Bài 17: Nung a gamKClO3 và b gam KMnO4 thu được cùng 1 khối lượng oxi. Tính tỉ lệ a : b
Bài 18: Cho a mol kim loai M, hoá trị n không đổi, tan vừa hết trong dd chứa a mol H2SO4 được muối A và khí B. Lượng khí được hấp thụ hoàn toàn bởi dd NaOH tạo thành muối. Viết PTPƯ và biện luận khí B
Bài 19: Cho PTPƯ sau: S + O2 SO2
Hãy nêu cách tính để chứng tỏ tổng khối lượng chất tạo thành bằng tổng khối lượng chất tham gia
Bài 20: Khi nung 2,8g silic trong khí oxi thu được 6g SiO2 . Khi đốt cháy SiH4 cần 64g oxi thu được 60g SiO2 và 36g H2O . Các số liệu có phù hợp với định luật thành phần không đổi không?
Bài 21: Để điều chế sunfur, người ta đem nung trong không khí hỗn hợp gồm 27g Al và 60g S. Sau khi phản ứng kết thúc chỉ thu được 75g sản phẩm phản ứng. Điều đó có mâu thuẫn với định luật bảo toàn không?
Bài 22: Cho a mol bột Zn vào dd chứa b mol CuCl2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd C và chất rắn D. Hãy biện luận trong A, C có những chất gì?
Bài 23: Cho a gam Fe hoà tan trong dd HCl (TN 1), sau khi cô cạn dd thu được 3,1g chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg (TN 2) vào dd HCl ( cũng với lượng như trên) sau khi cô cạn dd thì thu được 3,34g chất rắn và 448ml hidrô. Tính a, b?
Bài 24: Khi cho Zn tác dụng với dd HCl thì khối lượng ZnCl2 tạo thành nhỏ hơn khối lượng của Zn cộng với khối lượng HCl đã tham gia phản ứng. Hãy giải thích xem kết quả thu được trên có phù hợp với định luật bảo toàn không?
Bài 25: Lấy cùng 1 lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế oxi, chất nào cho nhiều khí oxi hơn? Viết PTPƯ và giải thích?
Bài 26: Cần điều chế 5,6 lít H2 ( đktc) từ những chất có sẵn là Mg, Al, Fe, HCl, H2SO4 loãng. Hãy chọn
a) Kim loại nào có khối lượng nhỏ nhất
b) Axit nào có khối lượng nhỏ nhất
Bài 27: Hoà tan m1 gam kim loại A hoá trị I vào H2O thu được dd X và V1 lít khí bay ra. Cho V2 lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dd X thu được dd Y chứa m2 gam chất tan. Cho dd Y tác dụng hết với dd HCl thấy thoát ra V3 lít khí ( các khí đo đktc)
a) Viết các PTPƯ xảy ra
b) Cho V2 = V3 . Hãy biện luận thành phần chất tan trong dd Y theo V1 và V2
Cho V2 = 5/3 V1 . Lập biểu thức tính m1 theo m2 và V1
Bài 28: Chứng minh rằng nếu X là hỗn hợp đồng khối lượng của 2 khí A và B thì X có phân tử khối trung bình là:
MX
Bài 29: Nung a gam CaCO3 để lấy CO2
Điện phân dd chứa b gam NaCl, có vách ngăn hiệu suất 75% để lấy NaOH
Sục CO2 vào dd NaOH được dd A. Dd A tác dụng được với dd KOH và dd BaCl2
a) Viết các PTPƯ xảy ra? Cho biết các chất trong dd A
b) Lập biểu thức biểu diễn quan hệ a, b
Bài 30: Một hợp kim của Fe với C, S, P cho tác dụng với dd HCl. Lọc tách phần không tan. Nước lọc cho tác dụng với dd NaOH. Nung kết tủa tạo thành ngoài không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn A , sau đó cho luồng khí CO đi qua thu được hỗn hợp B gồm 4 chất rắn
a) Viết PTPƯ. Cho biết A, B là những chất gì?
b) Nếu cho hợp kim trên tác dụng với HNO3 đặc nóng thì có những phản ứng gì xảy ra?
File đính kèm:
- bai tap suy luan tong hop.doc