Bài tập tham khảo chương Chất khí

- Về định luật Bôilơ-Mariốt

Bài 1: Một lượng khí xác định có thể tích 120cm3 và áp suất 105Pa được chứa trong một xilanh. Khi pittông nén khí trong xilanh đến khi thể tích còn 80cm3 thì áp suất khí lúc này là bao nhiêu, coi nhiệt độ khi không đổi?

Bài 2: Một lượng khí lý tưởng xác định có áp suất 2atm và thể tích 4lít. Khí được nén đẳng nhiệt đến khi áp suất là 6atm thì thể tích khí là bao nhiêu?

Bài 3: Khi nén đẳng nhiệt một lượng khí từ thể tích 10lít xuống còn 4lít thì áp suất tăng thêm 1atm. Xác định áp suất ban đầu của khí?

Bài 4: Khi nén đẳng nhiệt một lượng khí có thể tích 8lít thì áp suất tăng gấp đôi áp suất lúc đầu. Xác định thể tích khí sau khi nén?

Bài 5: Một quả bóng có dung tích không đổi là 2lít. Một học sinh dùng ống bơm để bơm căng quả bóng, biết rằng mỗi lần bơm thì đưa được một lượng khí có thể tích 100cm3 và áp suất 1atm vào trong bóng. Hỏi sau bao nhiêu lần bơm thì áp suất khí trong bóng là 2,5atm. Cho rằng nhiệt độ khí không thay đổi trong quá trình bơm. Xét hai trường hợp:

a) Ban đầu quả bóng xẹp (không chứa không khí).

b) Ban đầu quả bóng chứa khí có áp suất 1atm.

 

doc1 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tham khảo chương Chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tham khảo chương Chất khí - Về định luật Bôilơ-Mariốt Bài 1: Một lượng khí xác định có thể tích 120cm3 và áp suất 105Pa được chứa trong một xilanh. Khi pittông nén khí trong xilanh đến khi thể tích còn 80cm3 thì áp suất khí lúc này là bao nhiêu, coi nhiệt độ khi không đổi? Bài 2: Một lượng khí lý tưởng xác định có áp suất 2atm và thể tích 4lít. Khí được nén đẳng nhiệt đến khi áp suất là 6atm thì thể tích khí là bao nhiêu? Bài 3: Khi nén đẳng nhiệt một lượng khí từ thể tích 10lít xuống còn 4lít thì áp suất tăng thêm 1atm. Xác định áp suất ban đầu của khí? Bài 4: Khi nén đẳng nhiệt một lượng khí có thể tích 8lít thì áp suất tăng gấp đôi áp suất lúc đầu. Xác định thể tích khí sau khi nén? Bài 5: Một quả bóng có dung tích không đổi là 2lít. Một học sinh dùng ống bơm để bơm căng quả bóng, biết rằng mỗi lần bơm thì đưa được một lượng khí có thể tích 100cm3 và áp suất 1atm vào trong bóng. Hỏi sau bao nhiêu lần bơm thì áp suất khí trong bóng là 2,5atm. Cho rằng nhiệt độ khí không thay đổi trong quá trình bơm. Xét hai trường hợp: a) Ban đầu quả bóng xẹp (không chứa không khí). b) Ban đầu quả bóng chứa khí có áp suất 1atm. - Về định luật Sáclơ Bài 1: Một bình kim loại kín chứa khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất 105Pa. Hỏi khi nhiệt độ khí trong bình tăng lên tới 87oC thì áp suất khí trong bình là bao nhiêu? Cho rằng bình không giãn nở vì nhiệt. Bài 2: Một bóng đèn tròn chứa khí trơ. Biết khi đèn không sáng khí trong đèn có áp suất 0,8atm. Khi đèn cháy sáng, nhiệt độ khí trong đèn là 227oC và đèn không vỡ, không dãn nở. Tính áp suất khí trong bóng đèn lúc đèn sáng? Bài 3: Một lượng khí nhất định ở đkc. Người ta tăng nhiệt độ của khối khí đến khi áp suất tăng gấp 3 lần áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ lúc sau của khối khí? Biết thể tích khí không thay đổi. Bài 4: Một săm xe môtô được bơm căng bằng không khí có áp suất 1,5atm và nhiệt độ 27oC. Khi săm để ngoài trời nắng có nhiệt độ là 40oC thì săm có bị nổ không? Cho rằng sự giãn nở của săm là không đáng kể và săm chịu được áp suất tối đa là 2,4atm. - Về mối liên hệ giữa V và T khi p = hằng số Bài 1: Một lượng khí ở 27oC có thể tích 3lít được cho giãn nở đẳng áp đến khi thể tích tăng thêm 1lít. Nhiệt độ của khí khi đó là bao nhiêu? Bài 2: Cho 12g khí ở 7oC có thể tích là 4 lít. Biết rằng sau khí nung nóng đẳng áp thì khối lượng riêng của khí là 1,2g/lít. Xác định nhiệt độ khí sau khi nung? - Về quá trình bất kì ( Phương trình trạng thái KLT: pt Clapêrôn) Bài 1: Một bình cầu có dung tích 10lít chứa khí ở áp suất 50atm và nhiệt độ là 27oC. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn? Bài 2: Một lượng khí có trạng thái 1: 54oC, 2.105Pa, 10 lít được biến đổi đến trạng thái 2: 3,5.105Pa, 8lít, t2. Xác định t2? Bài 3: Chất khí trong xilanh của một động cơ đốt trong có áp suất 0,8.105Pa và nhiệt độ 50oC. Sau khi bị nén, thể tích giảm đi 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.105Pa. Tính nhiệt độ của khí cuối quá trình nén? Bài 4: Một phòng có kích thước 8m x 5m x 4m chứa không khí ở đkc. Sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên 15oC và áp suất là 780mmHg. Tính thể tích khí đã ra khỏi phòng? Bài 5: Một khối lượng khí xác định có thể tích 10 lít, nhiệt độ 27oC và áp suất 1atm, biến đổi qua hai quá trình: -Quá trình 1: đẳng tích đến khi áp suất tăng gấp đôi. -Quá trình 2: đẳng áp, thể tích sau cùng là 15lít. Xác định nhiệt độ sau cùng của khối khí? A B Bài 6: Một lượng khí xác định chứa trong bình cầu thủy tinh có thể tích 270cm3 gắn với ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 0,1cm2. Không khí bên trong được ngang cách với bên ngoài bởi giọt thủy ngân (hình vẽ). Ở 0oC, giọt thủy ngân cách A 30cm. Tìm khoảng di chuyển của giọt thủy ngân khi nung bình đến 10oC. Coi bình không giãn nở.

File đính kèm:

  • docBai_tap_chuong-Chất kh■_10.doc