Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về từ trường?
A. Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm .
B. Từ trường có thể tác dụng lực lên thanh nam châm thử đặt trong nó.
C. Từ trường có ở xung quanh Trái Đất.
D. Các phát biểu A,B và C đều đúng.
Câu2: Ở đâu tồn tại từ trường? Trong các câu trả lời sau đây , câu nào không đúng?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Mọi nơi trên Trái Đất.
Câu 3: Trong thí nghiệm về từ phổ, tại sao người ta không dùng mạt đồng hoặc mạt kẽm mà lại dùng mạt sắt? Chọn lí do đúng trong các lí do sau:
A. Đồng và kẽm là những chất khó tìm hơn sắt.
B. Đồng và kẽm là những chất có từ tính yếu hơn nhiều so với sắt.
C. Đồng và kẽm có thể bị nóng chảy khi đặt trong từ trường.
D. Cả 3 lí do đều đúng.
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI TËP TR¾C NGHIƯM §IƯN Tõ
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về từ trường?
Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm .
Từ trường có thể tác dụng lực lên thanh nam châm thử đặt trong nó.
Từ trường có ở xung quanh Trái Đất.
Các phát biểu A,B và C đều đúng.
Câu2: Ở đâu tồn tại từ trường? Trong các câu trả lời sau đây , câu nào không đúng?
Xung quanh nam châm.
Xung quanh dòng điện.
Xung quanh điện tích đứng yên.
Mọi nơi trên Trái Đất.
Câu 3: Trong thí nghiệm về từ phổ, tại sao người ta không dùng mạt đồng hoặc mạt kẽm mà lại dùng mạt sắt? Chọn lí do đúng trong các lí do sau:
Đồng và kẽm là những chất khó tìm hơn sắt.
Đồng và kẽm là những chất có từ tính yếu hơn nhiều so với sắt.
Đồng và kẽm có thể bị nóng chảy khi đặt trong từ trường.
Cả 3 lí do đều đúng.
Câu 4: Nam châm hút sắt rất mạnh, nhưng tại sao khi thí nghiệm từ phổ, nam châm không hút được các mạt sắt mà sắp xếp chúng theo đường nhất định? Giải thích nghịch lý này như thế nào? Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
Vì các mạt sắt quá nhẹ.
Vì các mạt sắt quá nhiều.
Vì các mạt sắt luôn nảy lên, nảy xuống nhiều lần.
Vì các mạt sắt bị nhiễm từ mạnh nên chúng trở thành các nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ đều có hai cực.
Câu 5: Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ ( đường cong) của một thanh nam châm thẳng. Sự định hướng của các kim nam châm trên đường sứa từ sẽ như thế nào?Chọn phương án trả lời đúng nhất.
Trục của các kim nam châm song song nhau.
Trục của các kim nam châm gần nhau sẽ vuông góc với nhau.
Trục của các kim nam châm luôn nằm trên một đường thẳng.
Trục của các kim nam châm luôn nằm trên những đường tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đặt của nam châm và chúng địng hướng theo một chiều nhất định.
Câu 6: Khi đặt một nam châm thẳng gần một ống dây, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn phương án đúng trong các phương sau:
Chúng luôn hút nhau.
Chúng luôn đẩy nhau.
Chúng không tương tác gì với nhau nếu trong ống dây không có dòng điện chạy qua.
Trong mọi điều kiện, chúng không bao giờ tương tác nhau.
Câu 7: Người ta nói rằng về phương diện từ, một ống dây có dòng điện chạy qua tương đương với một thanh nam châm thẳng.Dựa vào đâu để kết luận như vậy? Chọn cách lý giải đúng trong các cách sau:
Vì dạng từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua giống dạng từ phổ của nam châm thẳng.
Vì ống dây có dòng diện chạy qua có thể hút hoặc đẩy thanh nam châm đặt gần nó.
Vì khi hai ống dây có dòng điện chạy qua đặt gần nhau, chúng có thể hút hoặc đẩy nhau.
Cả ba cách lí giải trên đều đúng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của quy tắc nắm tay phải?
Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây.
Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện?
A. Khi cho đoạn dây dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó.
B. Khi cho đoạn dây dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và song song với các đường sức từ thì có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó.
C. Khi cho đoạn dây dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường, ở mọi vị trí của dây dẫn thì luôn có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về tác dụng của lực điện từ lên khung dây có dòng điện?
A. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ làm cho khung dây quay.
B. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ không làm cho khung dây quay.
C. Khi mặt phẳng khung dây đặt vuông góc với các đường sức từ thì lực điện từ chỉ có tác dụng làm nén hoặc dãn khung dây.
D. Khi mặt phẳng khung dây đặt vuông góc với các đường sức từ thì lực điện từ làm cho khung dây quay.
Câu 11: Chọn đáp án đúng theo qui ướctrên hình vẽ:
I: cường độ dòng điện, chiều dòng điện được biểu diễn bằng mũi tên.
B: là đường sức từ, chiều đường sức từ biểu diễn bằng mũi tên.
F: lực từ.
B B
I
F F I
A. hình vẽ 1 đúng, hình vẽ 2 sai.
B. hình vẽ 1 sai, hình vẽ 2 đúng.
C. cả 2 hình vẽ đều đúng.
D. cả 2 hình vẽ đều sai.
Câu 12.: Đặt một khung dây hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ như hình vẽ:
Lực tác dụng lên khung dây có tác dụng gì? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Lực từ làm khung dây quay.
B. Lực từ làm dãn khung dây.
C. Lực từ làm khung dây bị nén lại.
D. Lực từ không tác dụng lên khung dây.
B
Câu 13: Treo một thanh nam châm lên một sợi dây mềm, thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng OA như hình vẽ. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn có đặc tính gì? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất trong các câu trả lời sau đây:
A. có cường độ dòng điện không đổi. O
B. có chiều không thay đổi.
C. có chiều và cường độ dòng điện không thay đổi.
A
D. có chiều và cường độ điện luôn thay đổi.
Câu 14: Hai cuộn dây có số vòng quấn quanh lõi sắt non khác nhau ( cuộn 1 có số vòng gấp 3 lần cuộn 2), đường kính ống dây như nhau, khi cho hai dòng điện cùng cường độ đi qua hai cuộn thì:
từ tính của cuộn 1 nhiều hơn
từ tính của cuộn 2 nhiều hơn
từ tính của cuộn 1 gấp 3 lần từ tính của cuộn 2
từ tính của cuộn 2 gấp 3 lần từ tính của cuộn 1
Câu 15: Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện khi:
A. Dây dẫn được đặt trong từ trường
B. Dây dẫn song song với các đường sức từ
C. Dây dẫn đặt trong từ trường và song song với các đường sức từ
D. Dây dẫn đặt trong từ trường và không song song với các đường sức từ
Câu 16: Thiết bị nào sau đây hoạt động dựa vào ứng dụng của nam châm điện:
A. Bàn là điện
B. Chuông báo động
C. Chuông xe đạp
D. Cả b và c đều đúng
Câu 17: Cần cẩu điện hoạt động dựa trên:
A. Tác dụng nhiệt của nam châm điện
B. Tác dụng từ của nam châm điện
C. Tác dụng từ của nam châm vĩnh cửu
D. Cả a, b và c đều đúng
Câu 18: Nam châm điện nào sau đây nhiễm từ mạnh nhất?
A. Nam châm 1 có 60 vòng dây dẫn quấn quanh và có dòng điện 1A chạy qua
B. Nam châm 2 có 60 vòng dây dẫn quấn quanh và có dòng điện 5A chạy qua
C. Nam châm 3 có 120 vòng dây dẫn quấn quanh và có dòng điện 1A chạy qua
D. Nam châm 4 có 180 vòng dây dẫn quấn quanh và có dòng điện 5A chạy qua
Câu 19: Nam châm điện nào sau đây nhiễm từ yếu nhất?
A. Nam châm 1 có 600 vòng dây dẫn quấn quanh và có dòng điện 1A chạy qua
B. Nam châm 2 có 300 vòng dây dẫn quấn quanh và có dòng điện 1,5A chạy qua
C. Nam châm 3 có 120 vòng dây dẫn quấn quanh và có dòng điện 1A chạy qua
D. Nam châm 4 có 180 vòng dây dẫn quấn quanh và có dòng điện 5A chạy qua
Câu 20: Chiều của lực từ phụ thuộc:
A. Chiều của đường sức từ
B. Chiều của dòng điện
Cả chiều đường sức và chiều dòng điện
D. Khi 1 trong hai yếu tố A và B thay đổi thì chiều của lực từ cũng đổi theo
Câu 21: Hình vẽ nào sau đây chỉ đúng chiều của lực từ:
S
N
I
F
S
N
I
F
S
N
I
F
.
S
N
I
F
+
A. B.
C. D.
Câu 22: Để xác định chiều của lực từ, người ta dùng quy tắc bàn tay trái, trong quy tắc bàn tay trái lực từ được xác định là:
Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa
Chiều hứng của lòng bàn tay
Chiều hướng của ngón tay cái choãi ra 900
Chiều từ cổ tay đến 4 ngón tay còn lại
Câu 23: Để xác định chiều của lực từ, người ta dùng quy tắc bàn tay trái, trong quy tắc bàn tay trái chiều dòng điện được quy ước là:
Chiều từ cổ tay đến 4 ngón tay còn lại
Chiều từ cổ tay đến ngón tay cái
Chiều hứng của lòng bàn tay
Chiều hướng của ngón tay cái choãi ra 900
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường sức từ của ống dây có dòng điện
A.Dạng của đừơng sức từ giống như dạng đừơng sức từ của nam châm thẳng
B .Chiều của đừơng sức từ bên ngoài ống dây xác định theo qui tắc nắm tay phải.
C. Các đừơng sức từ có thể cắt nhau.
D. Các câu trên đều đúng
Câu 25: Chọn câu đúng khi nói về sự nhiễm từ của sắt
A. Sắt đặt trong ống dây có dòng điện chạy qua nó sẽ bị nhiễm từ
B. Khi lõi sắt trong ống dây đang bị nhiễm từ ,nếu ngắt dòng điện thì lõi sắt mất từ tính.
C. Sự nhiễm từ của sắt được ứng dụng trong việc chế tạo nam châm điện
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 26: Chọn câu đúng
A.Khi cho dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và cắt các đừơng sức từ thì có lực điện từ tác dụng lên dây dẫn đó.
B.Khi cho dòng điện chạy qua đoạn dâydẫn đặt trong từ trường và song song với các đừơng sức từ thì có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.
C .Khicho dòn g điện chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường ,ở mọi vị trí của dây dẫn thì luôn có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây.
D.Các phát biểu trên đều đúng.
Câu 27: Chọn câu sai
A. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường sức từ thì có lực điện từ làm cho khung dây quay.
B. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đừơng sức từ thì lực điện từ không làm cho khung dây quay.
C. Khi mặt phẳng khung dây đặt vuông góc với các đường sức từ thì lự c điện từ chỉ có tác dụng làm nén hay giãn khung dây.
D. Khi mặt phẳng khung dây đặt không vuông góc với các đừơng sức từ thì lực điện từ làm khung dây quay.
Câu 28: Đặt một dây dẫn thẳng ở phía trên , gần và song với trục bắc nam của một kim nam châm đang nằm yên trên một trục quay. Khi cho dòng điện không đổi chạy qua dây dẫn thẳng này thì:
Kim nam châm vẫn tiếp tục nằm yên như trước
Kim nam châm quay một góc xác định và tới nằm yên ở vị trí mới
Kim nam châm quay liên tục theo một chiều xác định.
Kim nam châm quay đi rồi quay lại xung quanh vị trí nằm yên ban đầu
Câu 29: Đoạn dây dẫn thẳng AB có dòng điện cường độ I chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai cực của nam châm như hình vẽ . Lực diện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB có chiều:
Hướng thẳng đứng lên trên .
Hướng thẳng đứng xuống dưới
Hướng thẳng ra phía trước
Hướng thẳng vào phía sau
Câu 30: Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn, trong ống dây có lõi:
Bằng sắt non vì sau khi bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài
Bằng thép vì sau khi bị nhiễm từ , thép giữ được từ tính lâu dài
Bằng sắt non hoặc thép vì chúng đều làm tăng tác dụng từ của ống dây
Bằng sắt non hoặc thép ví chúng đều có khối lượng riêng lớn nên có thể hút được các vật nặng
Câu 31: Điều nào sau đây là đúng khi nói về từ trường ?
Xung quanh nam châm luôn có từ trường
Từ trường có thể tác dụng lực lên nam châm thử đặt trong nó
Xung quanh trái đất cũng luôn có từ trường
Các phát biểu A,B và C đều đúng
Câu 32: Muốn cho một cái đinh thép trở thành một nam châm, ta làm như sau;
Hơ đinh lên lửa
Lấy búa đập mạnh một nhát vào đinh.
Dùng len cọ xát mạnh, nhiều lần vào đinh.
Quệt mạnh một đầu đinh vào một cực của nam châm.
Câu 33: Khung dây của động cơ điện một chiều quay được là vì :
Khung dây bị nam châm hút.
Khung dây bị nam châm đẩy.
Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực điện từ ngược chiều tác dụng.
Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực điện từ cùng chiều tác dụng
Câu 34: Các đường sức từ của một ống dây có dòng điện một chiều không đổi chạy qua có chiều:
Từ cực Nam đến cực Bắc ở ngoài ống dây.
Từ cực Bắc đến cực Nam ở trong ống dây.
Từ cực Bắc đến cực Nam ở ngoài ống dây.
Từ cực Nam đến cực Bắc địa lý.
Câu 35: Một nam châm điện có tác dụng:
Làm quay kim của ampe kế điện từ .
Làm cho thanh thép bị nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu.
Làm màng loa điện rung động và phát ra âm thanh.
Các câu A,B,C đều đúng .
Câu 36: Hãy chọn câu phát biểu sai trong các câu sau:
Đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ thì có lực từ tác dụng lên nó .
Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường .
Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt vuông góc với các đường cảm ứng từ .
Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt không vuông góc với các đường cảm ứng từ .
Câu 37: Quan sát hình vẽ sau
Cực Bắc địa lý
Cực Nam địa lý
a/. Xác định các cực từ của ống dây.
b/. A, B được nối với cực nào của nguồn điện .
c/. Khi K hở thì kim nam châm sẽ như thế nào?
Câu 38: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất:
Phần giữa của thanh
Chỉ có cực Bắc
Cả 2 cực từ.
Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau
Câu 39: Thanh nam châm có thể :
Hút được mọi vật
Chỉ hút được kim loại
Chỉ hút cực Bắc của kim nam châm
Tác dụng lực từ vào dây dẫn có dòng điện chạy qua
Câu 40: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?
Tạo với kim nam châm một góc bất kì.
Song song với kim nam châm.
Vuông góc với kim nam châm.
Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
File đính kèm:
- Tuyen tap trac nghiem 9Dap an.doc