Câu 1: Rượu nào sau đây khó bị oxy hóa nhất
A. 2- metylbutanol- 1 B. 2- metylbutanol- 2 C. 3- metylbutanol- 2 D. 3- metylbutanol-1
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m(g) rượu rồi cho các sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên p(g) và có t(g) kết tủa. Biết rằng p=0,71t và thì rượu đó là:
A. C2H5OH B. Glixerin C. Etylen glycol D.Propilen glycol-1,2
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm hóa học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Rượu nào sau đây khó bị oxy hóa nhất
A. 2- metylbutanol- 1 B. 2- metylbutanol- 2 C. 3- metylbutanol- 2 D. 3- metylbutanol-1
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m(g) rượu rồi cho các sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên p(g) và có t(g) kết tủa. Biết rằng p=0,71t và thì rượu đó là:
A. C2H5OH B. Glixerin C. Etylen glycol D.Propilen glycol-1,2
Câu 3: Bậc của các rượu n-butylic, iso- butylic, sec- butylic, tert-butylic lần lượt là:
A. 1,1,2,3 B. 1,1,3,2 C. 1,1,2,2 D. 1,2,2,3
Câu 4: C2H5OH tan vô hạn trong nước, trong khi đó đimetyl ete chỉ tan có hạn còn etyl clorua và propan hầu như không tan. Giải thích nào sau đây là đúng:
A. C2H5OH có khối lượng phân tử lớn
B. C2H5OH phân cực mạnh
C. C2H5OH có liên kết Hidro với nhau
D. C2H5OH tác dụng được với nước
Câu 5:Trong phản ứng este hóa giữa rượu và axit hữu cơ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra este khi:
A. Cho rượu dư or axit dư
B. Dùng chất hút nước để tách nước
C. Chưng cất ngay để tách este ra
D. A, B, C đều đúng.
Câu 6: Có 4 lọ mất nhãn M, N, P, Q chứa hóa chất riêng biệt (không theo thứ tự): rượu n-propylic; Andehit propionic; Axit propionic; metyl axetic. Biết rằng:
- Chất trong lọ M và chất trong lọ N khi tác dụng với Na có khí thoát ra.
- Chất trong lọ M có nhiệt độ sôi cao nhất.
- Chất trong lọ P khi tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo Ag
A. M(axit), N(rượu), P(andehit), Q(este)
B. M(rượu), N(axit), P(este), Q(andehit)
C. M(Axit), N(rượu), P(este), Q(andehit)
D. M(rượu), N(andehit), P(axit), Q(este)
Câu 7: Đun 5,75g etanol với H2SO4 đặc ở 1700C. Dẫn các sản phẩm khí và hơi lần lượt đi qua các bình chứa riêng lẽ các chất: CuSO4 khan; dd NaOH; dd Br2 dư trong CCl4. Sau thí nghiệm, khối lượng bình cuối cùng tăng thêm 2,1g. Hiệu suất chung của quá trình đehidrat hóa etanol là bao nhiêu?
A. 59% B. 55% C. 60% D. 70%
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn a(g) rượu no đơn chức bằng CuO thu được 0,9mol CO2, 1,2mol H2O và b(g) Cu. Tính các giá trị a, b:
A. 11,2g và 86,4g B. 18g và 172,8g C. 44,4g và 345,6g D. không xác định được
Câu 9: Trong các chất sau:
(1) o- Cresol (2) o- nitro phenol (3) o- cianophenol
(4) o- iot phenol (5) o-flo phenol
Chất cho được liên kết hidro trong nội phân tử là:
A. Chỉ có (2) B. Chỉ có (2),(5) C. Chỉ có (2),(3),(5) D. Chỉ có (2),(3),(4)
Câu 10: Ba chất hữu cơ X, Y, Z cùng chứa C, H, O. Khi đốt cháy mỗi chất, lượng oxi cần dùng bằng 9 lần lượng oxi có trong mỗi chất tính theo số mol và thu được CO2, H2O có tỉ lệ khối lượng tương ứng bằng 11:6. Ở thể hơi, mỗi chất đều nặng hơn không khí d lần(cùng nhiệt độ và áp suất). CTN của X, Y, Z là:
A. (C2H6O)n B. (C4H10O)n C. (C3H8O)n D. Kết quả khác.
Câu 11: Trong công nghiệp, phenol được điều chế bằng phương pháp nào sau đây:
A. Từ nguyên liệu ban đầu là benzene điều chế ra phenol.
B. Nhựa than đá cho tác dụng với dd kiềm rồi sục CO2 dư vào dd tách lay phenol.
C. Tiến hành oxi hóa Cumen thu sản phẩm là phenol.
D. Cả A, B, C
Câu 12: So sánh chiều dài liên kết C-O trong phenol với C-O trong rượu etylic
A. C-O trong phenol dài hơn nhiều.
B. C-O trong phenol chỉ hơi dài hơn C-O trong rượu.
C. C-O trong phenol ngắn hơn.
D. 2 liên kết C-O trong phenol và rượu bằng nhau.
Câu 13: Trong số các dẫn xuất của benzene (CTPT C8H10O) có bao nhiêu đồng phân X thỏa mãn các điều kiện sau:
-H2O
X + NaOH
X Y Y Polyme
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14: Cho 18,32g 2,4,6- trinitrophenol vào một chai bằng gang có thể tích không đổi 560cm3 (không có không khí). Đặt kíp nổ vào chai rồi cho nổ ở 19110C. tính áp suất trong bình tại nhiệt độ đó, biết rằng sản phẩm nổ là hỗn hợp CO, CO2, N2, H2 trong đó tỉ lệ và áp suất thực tế nhỏ hơn áp suất lý thuyết 8%.
A. 107,36atm B. 211,968atm C. 201atm D. 223,6atm
Câu 15: Trong các gốc sau: - NO2; - C º N; - COOH; - O-;- CH3. Gốc làm tăng tính axit của phenol là:
A. - NO2; - CH3; - COOH B. - NO2; - C º N; - COOH; - O-;- CH3
C. - NO2; - C º N; - COOH D. - NO2; - C º N; - CH3
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 phenol Y và Z đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 83,6g CO2 và 18g H2O. Tổng số mol của Y và Z thu được bằng bao nhiêu?
A. 0,3mol B. 0,25mol C. 0,2mol D. 0,15mol
Câu 17: Phương pháp nào sau đây để phân biệt 2 khí CH3NH2 và NH3
A. Dựa vào mùi của khí
B. Thử bằng quỳ tím ẩm
C. Đốt rồi cho sản phẩm đi qua dd Ca(OH)2
D. Thử bằng HCl đặc
Câu 18: Khi đốt cháy một amin đơn chức no thì tỉ lệ thể tích biến đổi như thế nào theo số C trong phân tử:
A. Tăng dần theo số C B. Giảm dần theo số C C. Tăng từ 0,4 đến 1 D. Không thay đổi
Câu 19: Khi rửa dụng cụ thủy tinh đựng anilin người ta:
A. Tráng bằng dd Kiềm rồi rửa lại bằng nước.
B. Tráng bằng dd axit rồi rửa lại bằng nước.
C. Tráng bằng dd Brom rồi rửa lại bằng nước.
D. Chỉ cần rửa lại bằng nước vì anilin rất dễ tan.
Câu 20: Có thể phân biệt các bậc của amin bằng thuốc thử:
A. CuO/t0 B. dd Br2 C. NaNO2/HCl(t0) D. dd KMnO4
Câu 21: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá, trước khi nấu nên:
A. Ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi.
B. Rửa cá bằng giấm ăn.
C. Rửa cá bằng dd Xô đa.
D. Rửa cá bằng dd thuốc tím có tính sát trùng.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm ancol etylic (R),Phenol (P) và Anilin(A).
- Cho m gam X tác dụng với Na có dư thu được x mol H2.
- Cho m gam X tác dụng vừa đủ với y mol NaOH.
- Cho m gam X tác dụng hết với dd Br2 thu z gam kết tủa.
Quan hệ nào sau đây là đúng:
A. 46nR + 93nP + 94nA = m
B. nR + nP = x
C. nR + nP + nA = y
D. 331nP + 330nA = z
Câu 23: dd formandehit để lâu ta thấy xuất hiện một ít kết tủa trắng là do:
A. Sự oxy hóa bởi không khí tạo axit formic.
B. Phản ứng lục hợp tạo tinh thể C6H12O6 không tan
C. Sự tạo thành rượu đa chức CH2(OH)2
D. Sự tạo thành polymer (CH2O)n.
Câu 24: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, ngươi ta thường thực hiện phản ứng hóa học nào sau đây:
Cho C2H2 tác dụng với ddAgNO3/NH3
Cho HCOOH tác dụng với ddAgNO3/NH3
Cho HCHO tác dụng với ddAgNO3/NH3
Cho Glucozo tác dụng với ddAgNO3/NH3
Câu 25: Tính chất đặc trưng của HCHO là:
(1) Chất khí (2) Có mùi xốc (3) Rất độc (4) Tan nhiều trong nước
Tham gia phản ứng: (5) oxi hóa; (6) khử; (7) este hóa; (8) Trùng hợp; (9) Trùng ngưng; (10) Tráng bạc
A. 1,2,5,6,8,9,10 B. 4,7,9,10 C. 1,4,7,9,10 D. 3,6,7,9,10
Câu 26: Đốt cháy a mol andehit mạch hở (M) được b mol CO2 và c mol H2O. Biết b – c = a. Chỉ ra phát biểu đúng:
A. M là andehit chưa no đa chức.
B. M tráng gương cho ra Ag theo tỉ lệ mol 1 : 4.
C. M là đồng đẳng của andehit fomic.
D. M công H2 cho rượu 3 lần rượu.
Câu 27: Có p gam hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ A có CTTQ là CnH2nO2 và một rượu B có CTTQ là CmH2m+2O. Biết A và B có khối lượng phân tử bằng nhau. Lấy 1/10 hỗn hợp X cho tác dụng với lượng dư Na thì thu được 168ml khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 1/10 hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dd NaOH dư sau đó thêm tiếp dd BaCl2 dư thì nhận được 7,88g kết tủa. CTCT của A, B là:
A. HCOOH và C2H5OH
B. C2H5COOH và C2H5OH
C. C2H5COOH và C4H9OH
D. CH3COOH và C3H7OH
Câu 28: Muối Na, K của axit nào dùng làm xà phòng:
A. Axit caproic B. Axit suncinic C. Axit stearic D. Axit butanoic
Câu 29: Axit nào dùng điều chế aspirin:
A. Axit salicylic B. Axit axetic C. Axit picric D. A, B đều đúng
Câu 30: Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ:
A. Hidro hóa axit béo. B. Hidro hóa lipid lỏng
C. Đehidro hóa lipid lỏng D. Xà phòng hóa lipid lỏng
Câu 31: Muốn trung hòa 2,8g lipid cần 3ml dd KOH 0,1M. Chỉ số axit của lipid là:
A. 2 B. 5 C. 6 D. 10
Câu 32:Xà phòng hóa 1kg lipid có chỉ số axit bằng 7, chỉ số xà phòng hóa là 200. Khối lượng glyxerin thu được là:
A. 352,43g B. 105,69g C. 320,52g D. 193g
Câu 33: Trong cơ thể, lipid bị chuyển hóa thành những chất nào sau đây:
A. NH3 và CO2 B. NH3, CO2 và H2O C. CO2 và H2O D. NH3 và H2O
Câu 34: Có hai bình không nhãn đựng riêng biệt hai hỗn hợp: dầu bôi trơn máy, dầu thực vật. Có thể nhận biết hai hỗn hợp trên bằng cách nào:
A. Dùng KOH dư B. Dùng Cu(OH)2
C. Dùng NaOH D. Đun nóng với dd KOH, để nguội, cho thêm vài giọt CuSO4
Câu 35:Mỡ tự nhiên là:
A. Este của axit panmitic và đồng đẳng
B. Muối của axit béo
C. Hỗn hợp của các triglixerit khác nhau
D. Este của axit oleic và đồng đẳng
Câu 36: Cho vào cốc thủy tinh dd saccarozo, nhỏ thêm vào vài giọt vôi sữa. Khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh sau đó dẫn khí CO2 vào dd. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Vẫn đục của nước vôi sữa tan hết. Khi dẫn khí CO2 vào lại thấy kết tủa xuất hiện
B. Vôi sữa tan được là do saccarozo đã phản ứng với Ca(OH)2 tạo canxi saccarat.
C. Khi CO2 tác dụng với canxi saccarat tạo CaCO3, kết tủa kéo theo các chất bẩn trong dd lắng xuống đồng thời tạo lại saccarozo
D. Tính chất này được áp dụng trong việc tinh chế đường
Câu 37: Giữa saccarozo và glucozo có đặc điểm giống nhau là:
A. Đều lấy từ củ cải đường
B. Đều có trong biệt dược “Huyết thanh ngọt”
C. Đều tham gia phản ứng tráng gương
D. Đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dd xanh lam
Câu 38: Để phân biệt dd các chất riêng biệt: dd táo xanh, dd táo chín, dd KI người ta có thể dùng một trong những hóa chất nào sau đây:
A. O3 B. Hồ tinh bột C. Vôi sữa D. dd AgNO3/NH3
Câu 39: Glicogen còn được gọi là gì?
A. Glixin B. Tinh bột động vật C. Glixerin D. Tinh bột thực vật
Câu 40: Từ glixin và alanin có thể tạo được bao nhiêu tripeptit
A. 3 B. 6 C. 8 D. Không xác định
Câu 41: Một số bệnh nhân cần phải tiếp đạm. Đó là loại đạm gì?
A. Đạm 1 lá B. Đạm 2 lá C. a- aminoaxit D. w - aminoaxit
Câu 42: Trong 4 polime cho dưới đây, polime nào cùng loại với tơ lapsan
A. Tơ tằm B. Tơ nilon-6,6 C. Xenluloxo trinitrat D. Cao su thiên nhiên
Câu 43: Cho công thức
( NH – (CH2)6 – CO )n
Giá trị n trong công thức này không thể gọi là:
A. Hệ số polime hóa B. Độ polime hóa
C. Hệ số trùng hợp D. Hệ số trùng ngưng
Câu 44: Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo:
A. Polimetacrylat B. Poliacrylonitrin
C. Polivinylclorua D. Poliphenolformandehit
Câu 45: Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi đan áo len, áo rét:
A. Tơ Capron B. Tơ nilon – 6,6 C. Tơ Lapsan D. Tơ Nilon
Câu 46: Trong các polime sau, polime nào có cấu trúc mạng không gian:
A. Thủy tinh hữu cơ B. Cao su Isopren C. Cao su lưu hóa D. Tơ capron
Câu 47: Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân
A. Sự thay đổi số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong nguyên tử
B. Sự thay đổi trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
C. Sự thay đổi tính chất các chất
D. Sự thay đổi tính chất lý học các chất
Câu 48: Khi clo hóa 48g ankan A được 3 dẫn xuất monocle, diclo, triclo của A theo tỉ lean thể tích ở trạng thái hơi là 1 : 2 : 3. Tỉ khối hơi của dẫn xuất diclo so với H2 là 42,5. Tìm công thức phân tử A
A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10
Câu 49:Etylen cháy trong không khí với ngọn lửa nhiều khói hơn metan vì trong phân tử etilen
A. Chứa nhiều C hơn B. Có thể bị phân cực C. Có cấu trúc phẳng D, Có liên kết đôi
Câu 50: Nạp một hỗn hợp có 20% ankan A khí và 80% O2 dư vào một khí kế. Sau khi cho nổ hỗn hợp rồi cho nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất khí kế giảm đi 2 lần. Xác định ankan A.
A. C3H8 B. C2H4 C. C2H6 D. C4H10
File đính kèm:
- De thi thu TN Hoa Hoc.doc