Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Hóa vô cơ, hữu cơ

Câu 1: Một chất hữu cơ X có thành phần khối lương các nguyên tố là: 54,5% C; 9,1% H; 36,4% O. Ở đktc, 0,88 gam hơi X chiếm thể tích 224ml. CTPT của X là:

A. C3H4O3 B. C5H12O C. C4H8O2 D. C2H4O2

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 g chất hữu cơ X, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa nước vôi trong dư thì khối lượng bình tằng thêm 1,02 g và có 1,5 g kết tủa. Xác định CTPT của X biết dX/He = 15.

A. C3H8O B. C3H8 C. C3H8O2 D. C2H6O

Câu 3: Phân tích một chất hữu cơ X người ta thu được thành phần các nguyên tố như sau:

76,10 %C; 10,24 %H ; 13,66 %N. Công thức đơn giản nhất của X là:

A. C6H10N B. C19H30N3 C. C20H33N3 D. C13H21N2

Câu 4: Phân tích một hợp chất X người ta thu được các số liệu sau: 55,81 %C; 6,98 %H còn lại là oxi. Biết tỉ khối hơi của X so với nitơ xấp xỉ bằng 3,07. CTPT của X là:

A. C2H3O B. C4H7O2 C. C4H6O2 D. C5H7O2

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Hóa vô cơ, hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dưới đây là những bài tập tổng hợp về hóa vô cơ, hưũ cơ Câu 1: Một chất hữu cơ X có thành phần khối lương các nguyên tố là: 54,5% C; 9,1% H; 36,4% O. Ở đktc, 0,88 gam hơi X chiếm thể tích 224ml. CTPT của X là: A. C3H4O3 B. C5H12O C. C4H8O2 D. C2H4O2 Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 g chất hữu cơ X, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa nước vôi trong dư thì khối lượng bình tằng thêm 1,02 g và có 1,5 g kết tủa. Xác định CTPT của X biết dX/He = 15. A. C3H8O B. C3H8 C. C3H8O2 D. C2H6O Câu 3: Phân tích một chất hữu cơ X người ta thu được thành phần các nguyên tố như sau: 76,10 %C; 10,24 %H ; 13,66 %N. Công thức đơn giản nhất của X là: A. C6H10N B. C19H30N3 C. C20H33N3 D. C13H21N2 Câu 4: Phân tích một hợp chất X người ta thu được các số liệu sau: 55,81 %C; 6,98 %H còn lại là oxi. Biết tỉ khối hơi của X so với nitơ xấp xỉ bằng 3,07. CTPT của X là: A. C2H3O B. C4H7O2 C. C4H6O2 D. C5H7O2 Câu 5: Khi đốt 2(l) hơi một hợp chất hữu cơ A cần 5 (l) O2 , Sau phản ứng thu được 4 (l) CO2 và 6 (l) H2O . Biết thể tích các khí và hơi đo ở cùng nhiệt độ và áp suất . CTPT của A là A. C2H6O2 B. C2H6O C. C2H4O D. C2H4O2 Câu 6: Phân tích 1,47g chất hữu cơ Y (C,H,O) bằng CuO thì thu được 2,156g CO2 và lượng CuO giảm 1,568g . CT đơn giản nhất của Y là : A. CH3O B. CH2O C. C2H3O D. C2H3O2 Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng có tỉ lệ mol 1:1,thu được 4,48 lit CO2(đktc) và 4,5 gam nước. Công thức của 2 hidrocacbon là: A. C3H8, C4H10 B. C4H8, C4H10 C. C3H8, C5H12 D. C3H8, C5H10 Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon đồng đẳng có phân tử khối hơn kém nhau 28đvC, ta thu được 4,48 lít khí CO2 ở đktc và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon đó là A. C3H4 và C5H8 B. C2H2 và C4H6 C. CH4 và C3H8 D. C2H4 và C4H8 Câu 9:Để điều chế 5,6 g CH4 thì khối lượng nhôm cacbua cần dùng là bao nhiêu (Biết hiệu suất phản ứng là 75%) A. 16,8 g B. 12,6 g C.22,4 g D.9,6 g Câu 10: Cracking m gam butan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6 ,C3H6 , C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gamH2O, 17,6 gam CO2. Giá trị của m là A. 5,8. B. 11,6. C. 2,6. D. 23,2. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít. Câu 12: Hỗn hợp khí A gồm Etan và Propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là: A. 18,52% và 81,48% B. 45% và 55% C. 28,13% và 71,87% D. 25% và 75% Câu 13: Đốt cháy hỗn hợp CH4, C2H6, C3H8 thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia phản ứng cháy là: A. 5,12 l B. 3,92 l C. 2,48 l D. 4,53 l Câu 14: Hỗn hợp khí A gồm metan, etilen, và axetilen có thể tích là 4,48 lít (đktc). Dẫn A vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 24g kết tủa và hỗn hợp khí B bay ra. Dẫn B vào dung dịch brom dư thì thấy khối lượng bình tăng lên 1,4g. Lượng khí metan trong hỗn hợp khí A ban đầu là: A. 0,9g B. 0,7g C. 0,6g D. 0,8g Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 4,4g CO2 và 2,52g H2O. Tính m: A. 1,48g B. 2,48 g C. 14,8g D. 24,7 g Câu 16: Hỗn hợp 2 ankin đồng đẳng kế tiếp nhau, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 3,52g CO2 và 0,9g H2O. Tìm công thức phân tử. A. C4H6 và C5H8 B. C2H2 và C3H4 C. C5H8 và C6H10 D. C3H4 và C4H6 Câu 17: Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm 2 olefin lội qua nước brom dư thấy khối lượng bình tăng 7,35g. Hãy tìm công thức phân tử các olefin. A. C2H4 và C4H8 B. C3H6 và C4H8 C. C2H4 và C3H6 D. a hoặc b Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai anken thu được (m+32) g CO2 và (m+6) g H2O .Giá trị của m là: A. 4g B. 8g C. 10g D. 12g Câu 19: Đốt cháy 1 thể tích hiđrocacbon A ở thể khí cần 5 thể tích oxi (đo cùng điều kiện). Vậy công thức phân tử của A là A. C3H6 hoặc C3H8 B. C3H6 hoặc C4H4 C. C3H8 hoặc C4H4 D. b và c đúng Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankin A, B thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Vậy số mol hỗn hợp ankin bị đốt cháy là A. 0,05 mol B. 0,15 mol C. 0,08 mol D. 0,25 mol Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam hidrocacbon X thu được 4,48 lít CO2 (đkc) và 3,6 gam nước. Giá trị của m là A. 2,8 gam. B. 14,2 gam. C. 8,8 gam. D. 3,0 gam. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam ancol X thu được 0,375 mol CO2 và 0,5 mol H2O. CTPT X là: A. C2H5OH B. C3H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X với = 66 gồm: C3H7OH, C4H7OH, C5H7OH thì thể tích CO2 thu được ở đktc là: A. 7,84 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D. 6,72 lít Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,92 g h/c hữu cơ thu được 1,76 g CO2 và 1,08 g H2O. Xác định % khối lượng mỗi nguyên tố trong h/c hữu cơ trên. A.57,21%, 7,85% và 34,94% B.40%, 6,67% và 53,33% C.57,69%, 11,54% và 30,7% D.52,17%, 13,04% và 34,79% Câu 25: Oxi hoá hoàn toàn 6,15 g chất hữu cơ X, người ta thu được 2,25 g H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích đo ở đktc). Xác định công thức chất X: A.C6H5N B.C6H7N C.C6H5O2N D.C6H5O2 Câu 26: Kết quả phân tích các nguyên tố trong nicotin như sau: 74% C; 8,65% H; 17,35% N. Xác định CTPT của nicotin, biết nicotin có khối lượng mol phân tử là 162. A.C10H14N2 B.C8H10N4 C.C9H12N3 D.C7H13N3 Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 g h/c hữu cơ A thu được 13,2 g CO2 và 3,6 g H2O. Tỉ khối của A so với H2 là 28. Xác định CTPT của A. A.C3H4N B.C3H7N C.C3H4O D.C3H8O Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,30 g chất A (chứa C, H, O) thu được 0,44 g CO2 và 0,18 g H2O. Thể tích hơi của của 0,30 g chất A bằng thể tích của 0,16g khí oxi (ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất). Xác định CTPT của chất A. A.C2H4O B.C2H4O2 C.C3H8O D.C3H8O2 Câu 29: Cho 28g bột sắt vào dung dịch AgNO3 dư, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khi sắt tác dụng hết sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn? A. 162g B. 216g C. 270g D. 108g Câu 30: Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl, lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m gam và V lít khí (đktc). Giá trị của V và m lần lượt là A. 1,12 lít và 18,20 gam B. 4,48 lít và 21,55 gam C. 2,24 lít và 33,07 gam D. 4,48 lít và 33,07 gam Câu 31: Cho 4,48 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa. Giá trị đúng của m là: A. 20,4g. B. 15,2g C. 9,85g D. 19,7g Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 1,4 gam bột Fe kim loại bằng dung dịch HNO3 nồng độ 2M lấy dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối hơi so với hiđro là 17. Giá trị của V là A. 0,448 lít. B. 0,672 lít. C. 0,896 lít. D. 0,112 lít. Câu 33: Chia hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2, nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại ban đầu là: A. 1,8 gam B. 2,4 gam C. 3,12 gam D. 1,56 gam Câu 34: X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8g kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100ml dung dịch Y khuấy đều tới khi kết thúc phản ứng thấy trong cốc có 10,92 g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X bằng: A. 3,2 M B. 2,0 M C. 1,6 M D. 1,0 M Câu 35: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 0,1 gam H2. Hoà tan hết 3,04 gam hỗn hợp X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được ở đktc là A. 0,224 lít B. 0,336 lít C. 0,896 lít D. 0,448 lít Câu 36: Một hỗn hợp X gồm 1 ankan A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử cacbon. Trộn X với H2( vừa đủ) để được hỗn hợp Y. Khi cho Y qua Pt, xúc tác thì thu được khí Z có tỉ khối đối với CO2 bằng 1 (phản ứng cộng H2 hoàn toàn). Biết rằng Vx = 6,72 lít và VH2 = 4.48 lit. Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X. Các thể tích khí được đo ở đktc. A. C3H8,C3H4, 0,2 mol C3H8, 0,1 mol C3H4 B. C3H8,C3H4, 0,1 mol C3H8, 0,2 mol C3H4 C. C2H6,C2H2, 0,2 mol C2H6, 0,2 mol C2H2 D. C2H6,C2H2, 0,1 mol C2H6, 0,2 mol C2H2 Câu 37: Hỗn hợp (X) gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hoàn toàn vào nước, tạo ra dung dịch (C) và giải phóng 0,12 mol H2. Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần thiết để trung hoà dd (C) là: A. 1,2 ml B. 60 ml C. 120 ml D. Kết quả khác Câu 38: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 120 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là A.32,20 B. 17,71 C. 24,15 D. 16,10 Câu 39: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là A.12,00 B. 12,80 C. 6,40 D. 16,53 Câu 40: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 9,4. Giá trị của m là A.0,345 B. 0,205 C. 0,620 D. 0,585 Câu 41: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là A.Li và Be B.Na và Mg C.K và Ca D.K và Ba Câu 42: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là A.14,62 gam B. 18,46 gam C. 13,70 gam D. 12,78 gam Câu 43: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 5,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là A. 0,08 và 4,8 B. 0,04 và 4,8 C. 0,07 và 3,2 D. 0,14 và 2,4 Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C3H8 B. C3H6 C. C3H4 D. C2H6 Câu 45: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A.14,12% B. 87,63% C. 85,88% D. 12,37% Câu 46: Cho m gam hổn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được 11,2 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ) và còn lại 15 gam chất rắn không tan gồm 2 kim loại. Giá trị của m là A.57 gam B. 42 gam C. 28 gam D. 43 gam Câu 47: Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hổn hợp X gồm Fe và FeO, hổn hợp X tác dụng vừa hết với 3 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loảng). Giá trị của m là A.46,4 gam B. 23,2 gam C. 11,6 gam D. 34,8 gam Câu 48 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hydrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28đvC, ta thu được 4,48 l CO2 (đktc) và 5,4g H2O. CTPT của 2 hydrocacbon trên là : A. C2H4 và C4H8 B. C2H2 và C4H6 C. C3H4 và C5H8 D. CH4 và C3H8 Câu 49 : Đốt cháy 2 hydrocacbon đồng đẳng liên tiếp ta thu được 6,48g H2O và 9,68gam CO2. vậy CTPT 2 hydrocacbon là : A.   C2H4 và C3H6 B.   CH4 và C2H6 C.   C2H6 và C3H8 D.   Tất cả đều sai. Câu 50 : Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hydrocacbon X và H2 với xt Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B ta thu được 8,8g CO2 và 5,4g H2O. Biết VA=3VB. Công thức của X là : A.   C3H4 B.   C3H8 C.   C2H2 D.   C2H4 Câu 51 : Một hỗn hợp khí X gồm ankin B và H2 có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp X với Ni xt để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CH4 là 1. Cho hỗn hợp Y qua dd Brom dư thì bình chứa Brom có khối lượng tăng lên là : A.   8g B.   16g C.   0 D.   Tất cả đều sai. Câu 52 : Đốt cháy một hỗn hợp hydrocacbon ta thu được 2,24l CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là : A.   5,6 lít B.   2,8 lít C.   4,48 lít D.   3,92 lít Câu 53: Hỗn hợp khí A gồm Etan và Propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là : A.18,52% và 81,48% B.45% và 55% C.28,13% và 71,87% D.25% và 75% Câu 54: Cho phản ứng sau: Cu + HCl + NaNO3 CuCl2 + NO + NaCl + H2O Hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là: A. 3, 8, 2, 3, 2, 2, 4 B. 2, 6, 2, 6, 4, 2, 4 C. 3, 4, 2, 3, 4, 2, 4 D. 3, 4, 2, 3, 3, 2, 4 Câu 55: Kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại N nung nóng. Oxit này bị khử cho kim loại N. M và N có thể là cặp kim loại nào sau đây: A. Cu và Ag B. Cu và Pb C. Cu và Zn D. Zn và Hg Câu 56: Hoà tan hoàn toàn 5,6g bột sắt trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Để phản ứng hết với FeSO4 trong dung dịch X cần dùng tối thiều khối lượng KMnO4 là bao nhiêu A. 3,26g B. 3,46g C. 1,58g D. 3,16g Câu 57: Nung nóng 10g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không thay đổi thì còn lại 6,9g chất rắn.Thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 84% và 16% B. 83% và 17% C. 80% và 20% D. 74% và 26% Câu 58: Cho 7g hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra x lít khí ở đktc. Dung dịch thu được đem cô cạn thấy có 9,2g muối khan. Thể tích x là giá trị nào sau đây: A. 3,48 lít B. 1,28 lít C. 2,28 lít D. 4,48 lít Câu 59: Khi hoà tan hoàn toàn cùng một lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và dung dịch H2SO4 loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện. Khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% khối lượng muối sunfat. R là kim loại nào trong các kim loại dưới đây A. Mg B. Cu C. Al D. Fe Câu 60: Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là: A. 5,69 gam B. 5,07 gam C. 2,485 gam D. 4,45 gam Câu 61: Hoà tan hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được tăng bao nhiêu gam. A. 1,95g B. 2,95g C. 4,95g D. 3,95g Câu 62: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có khối lượng là 15,2 gam Giá trị của m là: A. 25,6 gam B. 8 gam C. 2,56 gam D. 16 gam Câu 63: Hòa tan hoàn toàn 2,16g một oxit kim loại M thu được 0,224 lít khí NO(đktc). Xác định công thức oxit. A. CuO B. FeO C. Fe3O4 D. Fe2O3 Câu 64: Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch A(không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được 2,24 lít khí (đktc) và 23,2g kết tủa. Xác định M. A. Fe B. Mg C. Al D. Ca Câu 65: Hòa tan hoàn toàn 0,368g hỗn hợp Al, Zn cần vừa đủ 25lít dung dịch HNO3 0,001M. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 muối. Số gam mỗi kim loại ban đầu là? A. 0,108g và 0,26g B. 0,081g và 0,287g C. 0,135g và 0,233g D. 0,081 cà 0,26g Đây là một số dạng cơ bản của hóa vô cơ và hữu cơ 11. Chúc các bạn học tập tốt.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_hoa_vo_co_huu_co.doc