1/ Nitơ(tính chất và điều chế)
- Số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
- N2 có tính oxi hoá(tác dụng với H2, KL mạnh) và tính khử(tác dụng với O2).
- N2: khí không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự sống, sự cháy, nhẹ hơn không khí.
- Điều chế: NH4NO2 N2 + H2O. Hoặc: NH4Cl + NaNO2 N2 + NaCl + H2O
[1]. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac là
A. 10,00%. B. 18,75%. C. 20,00%. D. 25,00%.
[2](A-2008). Cho các phản ứng sau:
(1) Cu(NO3)2 ; (2) NH4NO2 ; (3) NH3 + O2 ; (4) NH3 + Cl2 ; (5) NH4Cl (6) NH3 + CuO . Các phản ứng đều tạo khí N2 là:
A. (2), (4), (6). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (5), (6).
[3](A-2010). Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 25%. B. 50%. C. 36%. D. 40%.
[4](TT Đoàn Thượng – 2010). Đưa một hỗn hợp khí N2 và H2 có tỷ lệ 1: 3 vào tháp tổng hợp, sau phản ứng thấy thể tích khí đi ra giảm 1/10 so với ban đầu. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 15%. B. 10%. C. 20%. D. 25%.
[5](TT Ninh Giang – 2010). Trong quá trình sản xuất khí NH3¬ trong công nghiệp, hãy cho biết nguồn cung cấp H2 được lấy chủ yếu từ phản ứng:
A. Điện phân nước. B. CH4 + hơi nước. C. Al, Zn + kiềm. D. Kim loại + axit.
2/ NH3
- Khí, mùi khai, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí.
- NH3 trong nước(là dd bazơ yếu): làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit, oxit axit, dd muối.
- Khí NH3: tác dụng với axit, dd muối, có tính khử.
[6]. Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là:
A. NH4H2PO4 B. (NH4)2HPO4
C. (NH4)3PO4 D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Phần: Nitơ và hợp chất của Nitơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TRỌNG ĐIỂM: NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ(dùng cho học sinh ôn vòng 2)
1/ Nitơ(tính chất và điều chế)
- Số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
- N2 có tính oxi hoá(tác dụng với H2, KL mạnh) và tính khử(tác dụng với O2).
- N2: khí không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự sống, sự cháy, nhẹ hơn không khí.
- Điều chế: NH4NO2 N2 + H2O. Hoặc: NH4Cl + NaNO2 N2 + NaCl + H2O
[1]. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac là
A. 10,00%. B. 18,75%. C. 20,00%. D. 25,00%.
[2](A-2008). Cho các phản ứng sau:
(1) Cu(NO3)2 ; (2) NH4NO2 ; (3) NH3 + O2 ; (4) NH3 + Cl2 ; (5) NH4Cl (6) NH3 + CuO . Các phản ứng đều tạo khí N2 là:
A. (2), (4), (6). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (5), (6).
[3](A-2010). Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 25%. B. 50%. C. 36%. D. 40%.
[4](TT Đoàn Thượng – 2010). Đưa một hỗn hợp khí N2 và H2 có tỷ lệ 1: 3 vào tháp tổng hợp, sau phản ứng thấy thể tích khí đi ra giảm 1/10 so với ban đầu. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 15%. B. 10%. C. 20%. D. 25%.
[5](TT Ninh Giang – 2010). Trong quá trình sản xuất khí NH3 trong công nghiệp, hãy cho biết nguồn cung cấp H2 được lấy chủ yếu từ phản ứng:
A. Điện phân nước. B. CH4 + hơi nước. C. Al, Zn + kiềm. D. Kim loại + axit.
2/ NH3
- Khí, mùi khai, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí.
- NH3 trong nước(là dd bazơ yếu): làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit, oxit axit, dd muối.
- Khí NH3: tác dụng với axit, dd muối, có tính khử.
[6]. Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là:
A. NH4H2PO4
B. (NH4)2HPO4
C. (NH4)3PO4
D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
[7]. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X gồm các ion: NH4+, SO42-, NO3- rồi tiến hành đun nóng thì thu được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Nồng độ mol của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X lần lượt là:
A. 1M và 1M
B. 1M và 2M
C. 2M và 1M
D. 2M và 2M
[8](A-2007). Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH(dư)rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
[9](B-2009). Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là
A. 21,95% và 2,25. B. 78,05% và 2,25 C. 21,95% và 0,78. D. 78,05% và 0,78.
3/ Muối amoni
- Hầu hết đều tan trong nước.
- Mang tính chất hóa học của muối, có phản ứng nhiệt phân.
- Điều chế: PTN: Muối amoni + dd kiềm; CN: N2 + H2.
- Nhận biết: dùng dd kiềm đun nóng(có khí NH3 mùi khai hoặc làm xanh quỳ tím ẩm).
[10]. Viết các phương trình phản ứng khi nhiệt phân các muối sau: NH4Cl, NH4HCO3, NH4NO3, (NH4)2CO3, NH4NO2.
[11]. Cho 150 ml ddNH4HSO4 1M vào 100 ml ddBa(OH)2 1M đun nóng. Tính thể tích khí(đktc) và khối lượng kết tủa thu được.
[12]. Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% vào 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68% và đun nhẹ. Tính thể tích khí mùi khai bay ra (quy về đktc) và khối lượng kết tủa thu được? Biết tính axit của HSO-4 > NH+4.
A. 2,24 lít khí và 23,3 gam kết tủa B. 2,24 lít khí và 18,64 gam kết tủa
C. 1,792 lít khí và 18,64 gam kết tủa D. 1,344 lít khí và 18,64 gam kết tủa
[13]. Một dung dịch có chứa Na+ 0,4 mol, NH+4 x mol, SO2-4 0,2 mol, Cl- 0,1 mol và NH+4 x mol. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 vào dd trên và đun nóng thu được 23,3 gam kết tủa và V lít khí NH3 bay ra (đktc). Xác định V?
A. 5,60 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít
4/ HNO3
- Có tính axit(làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối).
- Có tính oxi hóa mạnh: tác dụng với hầu hết KL(-Au, Pt), một số PK(C, S, P), hợp chất(có chứa nguyên tố(KL hoặc PK) có số oxi hóa ở mức trung gian.
- Điều chế: PTN: NaNO3 + H2SO4 đặc; CN: N2 NH3 NO NO2 HNO3.
[14]. Cho 11,52 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thu được 2,688 lít khí NO (đktc). NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Xác định kim loại M?
A. Cu B. Al C. Fe D. Mg
[15]. Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 1,0M vào 100,0 ml dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch có chứa 9,76 gam chất tan. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3? A. 1,2M B. 1,0M C. 1,4M D. 0,8M
[16]. Cho 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc, đun nóng thu được dung dịch X và hỗn hợp khí NO2 và NO. Khối lượng dung dịch X đúng bằng khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu. Thể tích khí NO2 (đo ở 270C và 1 atm) là:
A. 4 lít B. 3 lít C. 2 lít D. 1 lít
[17]. Cho 12,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, Al, Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,3 mol NO2. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng. Biết N+5 trong HNO3 chỉ có hai sự thay đổi số oxi hóa.
A. 50,0 gam B. 53,8 gam C. 49,2 gam D. 70,8 gam
[18]. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe trong dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol NO2 và 0,1 mol NO. Xác định số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
A. 0,9 mol B. 1,2 mol C. 0,8 mol D. 1,0 mol
[19]. Cho 4,8 gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được 0,56 lít khí N2O (đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 32,6 gam B. 29,6 gam C. 31,6 gam D. 30,6 gam
[20]. Hòa tan 3,2 gam S trong 100 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch Y và khí NO2 (đktc). Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hòa dung dịch Y?
A. 800 ml B. 200 ml C. 400 ml D. 600 ml
[21]. Hòa tan hoàn toàn 15,3 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được V lít hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỷ khối của X đối với H2 là 16,75. Tính V (đktc)?
A. 11,2 lít B. 4,48 lít C. 8,96 lít D. 6,72 lít
[22]. Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thì thu được 2,24 lít khí NO (đktc). NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Tính khối lượng muối Fe(NO3)3 thu được?
A. 36,3 gam B. 24,2 gam C. 48,4 gam D. 72,6 gam
[23]. Cho 3,6 gam Mg vào 100,0 gam dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí X và 100,6 gam dung dịch Y. Xác định công thức của khí X. A. N2O B. NO C. NO2 D. N2.
5/ Muối nitrat
- Hầu hết đều tan trong nước.
- Tính chất hóa học của muối, phản ứng nhiệt phân.
- Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit(giống HNO3)
[24]. Nung nóng 18,8 gam Cu(NO3)2 ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được 10,7 gam chất rắn. Xác định % Cu(NO3)2 đã phân hủy. A. 75% B. 60% C. 80% D. 67%
[25]. Cho hỗn hợp gồm Cu và Zn(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa 2 chất tan. Vậy % khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 50,4% B. 49,6% C. 54,0% D. 45,6%
[26]. Hãy cho biết dãy muối nào sau đây khi nhiệt phân thu được sản phẩm là oxit kim loại, khí NO2 và khí O2?
A. Hg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 B. NaNO3, AgNO3, Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2 D. NaNO3, Ba(NO3)2, AgNO3
[27]. Cho 18,8 gam Cu(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch X. Cho bột Cu dư vào dung dịch X thu được bao nhiêu lít khí NO (đktc). Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO-3.
A. 2,24 lít B. 1,68 lít C. 4,48 lít D. 3,36 lít
[28]. Nung hỗn hợp X gồm Zn(NO3)2 và NaNO3 ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được 8,96 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho khí hấp thụ vào nước thu được 2 lít dd Z và còn lại thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Xác định pH của dung dịch Z.
A. pH = 2 B. pH = 0 C. pH =3 D. pH = 1
[29]. Nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol muối M(NO3)2 thu được 8 gam oxit kim loại và 5,04 lít hỗn hợp khí gồm NO2 và O2 (đktc). Xác định công thức của muối.
A. Mg(NO3)2 B. Cu(NO3)2 C. Zn(NO3)2 D. Fe(NO3)2
[30]. Người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau đây:
Thí nghiệm 1: Cho bột Cu dư vào V lít dung dịch HNO3 4M thu được V1(lít) khí NO (đktc).
Thí nghiệm 2: Cho bột Cu dư vào V lít dd HNO3 4M và H2SO4 1M thu được V2 (lít) khí NO(đktc). So sánh V1 với V2.
A. V2 = 3V1 B. V2 = V1 C. V2 = 2V1 D. V2 = 1,5V1
[31]. Để nhận biết NO-3 trong dung dịch, thuốc thử cần dùng là:
A. Cu và H2SO4 đặc. B. Cu và H2SO4 loãng.
C. Fe và dung dịch HCl D. Cu và dung dịch NaOH loãng.
[32]. Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được CuO và hỗn hợp khí NO2 và O2. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp khí NO2 và O2 bằng nước thu được 1 lít dung dịch có pH = 1,0
A. 4,7 gam B. 9,4 gam C. 14,1 gam D. 18,8 gam
[33]. Cho 8,5 gam NaNO3 vào 400 ml dung dịch H2SO4 1,2M thu được dung dịch X. Cho 12,8 gam Cu vào dung dịch X thu được khí NO (đktc). Xác định thể tích khí NO (đktc).
A. 4,48 lít B. 1,68 lít C. 2,24 lít D. 2,688 lít
[34]. Nung hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2 và Mg ở nhiệt độ cao thu được khí NO2 duy nhất thoát ra và chất rắn Y. Cho Y vào dd HCl không thấy có khí thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính % khối lượng của Mg trong hỗn hợp X?
A. 16% B. 36% C. 14% D. 24%
[35]. Cho các phản ứng nhiệt phân: NH4NO2; Hg(NO3)2; NaNO3; AgNO3; Fe(NO3)2 ; NH4Cl. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng tạo ra đơn chất?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Bài tập về nhà: phần nitơ và hợp chất(dùng cho học sinh ôn vòng 2)
[36]. Hỗn hợp khí H2 và N2 có thể tích bằng nhau. Đun nóng hỗn hợp chỉ có 25% N2 phản ứng. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp thu được sau phản ứng.
[37]. Hỗn hợp N2 và hiđro có tỉ lệ số mol là 1:3 được lấy vào bình phản ứng có dung tích 20 lít. Áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 372 atm và nhiệt độ là 427oC.
a/ Tính số mol N2 và H2 lúc đầu
b/ Tính tổng số mol các khí trong hỗn hợp sau phản ứng biết hiệu suất của phản ứng là 20%.
[38]. Trộn 8 lít H2 với 3 lít N2 rồi đun nóng với chất xúc tác bột sắt. Sau phản ứng thu được 9 lít hh khí. Tính hiệu suất phản ứng. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
[39]. Hỗn hợp A gồm ba khí NH3, N2 và H2. Dẫn A vào bình có nhiệt độ cao. Sau phản ứng phân huỷ NH3 (coi như hoàn toàn) thu được hỗn hợp B có thể tích tăng 25% so với A. Dẫn B đi qua ống đựng CuO nung nóng sau đó loại nước thì chỉ còn lại một chất khí có thể tích giảm 75% so với B.Tính thành phần % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp A.
* Các bài tập dùng bảo toàn e(cơ bản)
[40]. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là: A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.
[41]. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là:
A. NO và Mg. B. NO2 và Al. C. N2O và Al. D. N2O và Fe.
[42]. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là: A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36.
[43]. Hòa tan hoàn toàn m gam Al kim loại trong dung dịch HNO3 thu được 44,8 lit (đktc) hỗn hợp khí B gồm 3 khí: NO, N2O và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2: 2. Giá trị của m là:
A.35,1 gam B.16,8 gam C. 140,4 gam D.2,7 gam
[44]. Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào dung dịch HNO3 rất loãng, thu được hỗn hợp khí gồm 0,009 mol N2O và 0,006 mol NO. Giá trị của m là:
A. 0,405 gam. B. 0,486 gam. C. 0,81 gam. D. 0,243 gam.
[45]. Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 224 ml (ở đktc) một khí không mầu hoá nâu trong không khí. Lượng Fe đã hoà tan là:
A. 0,56 gam. B. 0,84 gam. C. 2,8 gam. D. 1,4 gam.
[46]. Một hỗn hợp bột kim loại Mg và Al được chia thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít H2. Phần 2 hoà tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không khí (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.
[47]. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại (đều có hoá trị không đổi, đứng trước hiđro trong dãy hoạt động và không tác dụng với nước). Cho A phản ứng hoàn toàn với dd CuSO4 dư, lấy lượng Cu thu được cho phản ứng hết với dd HNO3 dư thì thu được 1,12 lit NO duy nhất (đktc). Nếu cho lượng A ở trên phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 loãng thì thu được V lit N2 (đktc). Tính V?
A. 0,448 lit B. 0,336 lit C. 0,112 lit D. 0,224 lit
[48]. Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít hỗn hợp Y (gồm NO và NO2) có tỉ khối so với H2 bằng 21,4. (thể tích các khí đo ở đktc). Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là:
A. 9,65 gam. B. 5,96 gam. C. 6,59 gam. D. 5,69 gam.
[49]. Hoà tan hoàn toàn 4,431 gam hỗn hợp Al và Mg bằng 200 ml dd HNO3 loãng, vừa đủ thu được dd A (không chứa NH4NO3) và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không màu, có khối lượng là 2,59 gam, trong đó có một khí hoá nâu ngoài không khí.
*Thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp tương ứng là:
A. 15 và 85. B. 12,8 và 87,2. C. 25 và 70. D. 25,6 và 74,4.
* Nồng độ mol/lit của dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 0,35M. B. 0,525M. C. 1,435M. D. 2,45M.
[50]. Hòa tan hết hỗn hợp A gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4, có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164 gam hỗn hợp các muối khan. Trị số của x và y là:
A. x = 0,08; y = 0,03 B.x = 0,07; y = 0,02 C. x = 0,09; y = 0,01 D.x = 0,12; y = 0,02
[51]. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là: A. 8,88 gam. B. 13,92 gam. C. 6,52 gam. D. 13,32 gam.
[52]. Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98.
[53]. Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 18,90 gam B. 37,80 gam C. 39,80 gam D. 28,35 gam
[54]. Hoà tan hoàn toàn 4,86 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 0,672 lit khí N2 điều kiện tiêu chuẩn du nhất thoát ra. Cô cạn dung dịch A (chỉ có H2O) bay hơi thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A.38,34 gam B.21,3gam C.24 gam D.40,74gam
[55]. Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dd HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dd X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 34,10 B. 31,32 C. 34,32 D. 33,70
[56]. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dd HNO3 1,5M, thu được dd chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20 B. 97,20 C. 98,75 D. 91,00
[57]. Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dd HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dd Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 127 gam hỗn hợp muối. Tổng số mol electron các kim loại trong X đã nhường là:
A. 1,5 B. 1,1 C. 1,2 D. 0,7
[58]. Hoà tan 6,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,02 mol NO và 0,02 mol N2O. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 25,4 gam muối khan. Số mol HNO3 bị khử trong phản ứng trên là:
A. 0,08 mol B. 0,06 mol C. 0.09 mol D. 0,07 mol
[59]. Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là:
A. N2. B. N2O. C. NO. D. NO2.
[60]. Cho hỗn hợp gồm 3,36 gam Mg và 0,4 gam MgO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,448 lít khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 0,32 mol B. 0,28 mol C. 0,34 mol D. 0,36 mol
[61]. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1. Thể tích của hỗn hợp khí X (ở đktc) là:
A. 86,4 lít. B. 8,64 lít. C. 19,28 lít. D. 192,8 lít.
[62]. Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Zn (có tỉ lệ số mol là 2:1) vào dung dịch HNO3 loãng dư, sinh ra 0,4 mol NO và 0,1 mol N2O. Tổng số mol Al và Zn trong X là:
A. 1,6 mol. B. 0,4 mol C. 0,75 mol. D. 0,6 mol.
[63]. Cho m gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,224 lít(đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và NO. Tỉ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Giá trị của m là :
A. 0,27 gam. B. 0,495 gam. C. 0,6075 gam. D. 0,405 gam.
[64]. Hòa tan hoàn toàn 5,94 gam kim loại R hóa trị (III) không đổi vào 564ml dung dịch HNO310% (d = 1,05g/ml) thu được dung dịch A và 2,688 lit hỗn hợp khí B gồm N2O và NO có tỉ khối so với hidro là 18,5. Kim loại R là :
A. Fe B.Cr C.Al D.Mn
[65]. Hòa tan hết m gam bột kim loại nhôm trong dung dịch HNO3, thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N2O và N2. Tỉ lệ thể tích VNO : VN2O : VN2 = 3:2:1. Trị số của m là:
A. 32,4 gam B. 31,5 gam C. 40,5 gam D. 24,3 gam
[66]. Hoà tan hoàn toàn 6,75 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,792 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là NO và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 14,5. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 55,55. B. 53,25. C.106,38. D. 97,98.
[67]. Cho một lượng bột Al vào dung dịch CuSO4 dư, lấy chất rắn thu được cho tác dụng dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra 2,24 lít NO đktc. Nếu đem lượng Al trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 sẽ thu được thể tích N2 đktc là
A. 0,672 lít B. 0,896 lít C. 0,448 lít D. 0,336 lít.
[68]. Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,84. B. 4,78. C. 5,80. D. 6,82.
[69]. Hoà tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R (có hóa trị không đổi) bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 1,96 lít N2O duy nhất (đktc) và không tạo ra NH4NO3. Kim loại R là
A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Ca.
[70]. Hòa tan hoàn toàn m gam bột kim loại nhôm vào một lượng dung dịch axit nitric rất loãng có dư, có 0,03 mol khí N2 duy nhất thoát ra. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với luợng dư dung dịch xút, đun nóng, có 672 ml duy nhất một khí (đktc) có mùi khai thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
A. 3,24 gam B.4,32 gam C.4,86 gam D.3,51 gam
[71]. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là:
A. 11,5. B. 10,5. C. 12,3. D. 15,6.
[72]. Hoà tan 27,9 gam hợp kim gồm Al, Mg với lượng vừa đủ dung dịch HNO3 1,25M, thu được 8,96 lít khí X (đktc) gồm NO và N2O,
[73]. Hoà tan hoàn toàn 6,48 gam Al vào V lít dung dịch HNO3 1M (lấy dư 25% so với lượng cần thiết) thì thu được 1,568 lít khí X duy nhất ở đktc và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 52,72 gam chất rắn khan. ThÓ tÝch của dung dịch HNO3 ban đầu là: A. 0,9 B. 1,125 C. 1,25 D. 1,1
[74]. Hoà tan 5,76 g Mg trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thì thu được dung dịch B và 0,896 lít khí X duy nhất . Cô cạn cẩn thận dung dịch B thu được 37,12 gam chất rắn . Xác định số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
A. 1,0 mol B. 0,8 mol C. 0,6 mol D. 0,06 mol.
[75]. Hoà tan hỗn hợp chứa 0,8 mol Al và 0,6 mol Mg vào dung dịch HNO3 1M vừa đủ, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí N2 và N2O (ở đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được 267,2 gam muối khan. Thể tích HNO3 cần dùng là:
A. 4,2 lít. B. 4,0 lít. C. 3,6 lít. D. 4,4 lít.
[76]. Cho 16,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), thu được 13,44 lít H2 (đktc). Kim loại M là:
A. Ca. B. Zn. C. Al. D.Fe
[77]. Hòa tan hoàn toàn 17,4 g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lit khí H2 (đktc). Còn nếu cho 34,8 g hỗn hợp đó tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3 thì thu được bao nhiêu lit khi NO (đktc). (sản phẩm không tạo ra NH4+).
A. 4,48 (lit). B. 3,36 (lit). C. 8,96 (lit). D. 17,92 (lit)
[78]. Cho 5,6 gam Fe phản ứng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch muối và sản phẩn khử duy nhất là khí X. Biết số mol Fe phản ứng bằng 27,78% số mol HNO3 phản ứng. Thể tích khí X (ở đktc) là
A. 6,72 lít. B. 0,84 lít. C. 2,24 lít. D. 0,672 lít.
[79]. Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y, 10m/17 gam chất rắn không tan và 2,688 lít H2 (đktc). Để hoà tan hết m gam hỗn hợp X cần tối thiểu V lít dung dịch HNO3 1M (sản phẩm khử duy nhất là khí NO). Giá trị của V là: A. 0,88. B. 0,72. C. 0,80. D. 0,48.
[80]. Cho x mol Fe tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3 ( tỷ lệ x : y = 16 : 61) ta thu được một sản phẩm khử Y duy nhất và dung dịch Z chỉ chứa muối sắt. Số mol electron mà x mol Fe đã nhường khi tham gia phản ứng là :
A. 0,75y mol B. y mol C. 2x mol D. 3x mol
[81]. Cho 9,6 gam kim loại R tác dụng với 500ml dung dịch HNO3, C mol/lít vừa đủ, thu được 2,24 lít khí A (là khí duy nhất, đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 59,2 gam muối khan. A không thể là khí nào sau đây?
A. N2 O B. N2 C. NO D. N2 O
[82]. Để hoà tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml dung dịch HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 ( trong đó số mol của N2O và NO2 bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là
A. 90,58 B. 62,55 C. 9,42 D. 37,45
File đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_phan_nito_va_hop_chat_cua.doc