Bài 1859:2 đồng tiền xu đường kính 1 cm và độdày 1 mm nằm cách nhau 1 m, mặt
phẳng của 2 đồng xu vuông góc với đường thẳng nối tâm của chúng. Tích điện cho 2
đồng xu. Hỏi dấu của các điện tích và tỉsốgiá trịcủa chúng là bao nhiêu đểlực tác dụng
giữa chúng bằng 0? Trường hợp điện tích bằng 0 không xem xét. (А. Повторов)
Bài 1860: Một cầu điện trởgồm 5 điện trở được mắc vào 1 nguồn pin. 4 trong 5 điện trở
có giá trịR. Điện trởthứ5 bằng bao nhiêu đểcường độdòng điện qua 2 điện trởnào đó
trong hệbằng nhau và không cường độdòng điện nào bằng 0? (А. Зильберман)
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập vật lý Kvant năm 2003, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Available on
Translator by HHA (damap2010@yahoo.com)
Bài tập vật lý Kvant năm 2003 phần Điện học
Bài 1859: 2 đồng tiền xu đường kính 1 cm và độ dày 1 mm nằm cách nhau 1 m, mặt
phẳng của 2 đồng xu vuông góc với đường thẳng nối tâm của chúng. Tích điện cho 2
đồng xu. Hỏi dấu của các điện tích và tỉ số giá trị của chúng là bao nhiêu để lực tác dụng
giữa chúng bằng 0? Trường hợp điện tích bằng 0 không xem xét. (А. Повторов)
Bài 1860: Một cầu điện trở gồm 5 điện trở được mắc vào 1 nguồn pin. 4 trong 5 điện trở
có giá trị R. Điện trở thứ 5 bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện qua 2 điện trở nào đó
trong hệ bằng nhau và không cường độ dòng điện nào bằng 0? (А. Зильберман)
Bài 1861: Một tụ điện 1 µF và 1 cuộn cảm 1 H được mắc nối tiếp vào nguồn pin 12 V.
Tại thời điểm mà cường độ dòng điện trong cuộn dây là lớn nhất người ta mắc song song
với cuộn dây 1 điện trở 1 MΩ (mega), và khi dòng điện qua cuộn dây 1 lần nữa đạt cực
đại và có chiều như trước, người ta tháo điện trở. Hỏi nhiệt tỏa ra trên điện trở là bao
nhiêu? Điện tích chạy qua điện trở bằng bao nhiêu? (Р. Катушкин)
Bài 1866: Điện tích q nằm ở khoảng cách h so với mặt phẳng vô hạn dẫn điện kém. Điện
tích được dịch chuyển nhanh, song song với mặt phẳng đến khoảng cách 2h, sao cho sự
phân bố điện tích không kịp thay đổi. Nhiệt tỏa ra là bao nhiêu khi sự phân bố điện tích 1
lần nữa được thiết lập? Nhiệt lượng tỏa thêm là bao nhiêu nếu dịch chuyển điện tích
vuông góc với mặt phẳng 1 đoạn h? (Е. Антышев)
Bài 1867: Hai nguồn phát dao động điều hòa với tần số lần lượt là 50 Hz và 400 Hz được
mắc với nhau như trên hình 1 : các đầu ra “chung” được nối với nhau còn các đầu ra “tín
hiệu” được mắc với cuộn dây 1 H và tụ điện 1 µF nối tiếp. Biên độ hiệu điện thế của mỗi
một nguồn phát 10 V, điện trở dây dẫn dùng để quấn cuộn dây bằng 1Ω, các thành phần
còn lại của mạch điện là lý tưởng. Tìm điện tích lớn nhất của tụ điện và công suất tỏa
nhiệt trung bình. (З. Рафаилов)
Bài 1874: Năm điện trở được nối với nhau như hình 2. Điện trở của một trong số chúng
(không biết là điện trở ở vị trí nào) là 200 Ω, những điện trở còn lại là 100 Ω. Điện trở
nào cần phải bỏ ra để điện trở giữa 2 điểm A và B thay đổi ít nhất? (З. Мостов)
Bài 1875: Tụ điện 1 µF và 2 µF được mắc nối tiếp nhau. Mỗi tụ có thể chịu được 200 V
(thông số được ghi trong tài liệu). Có thể nối chúng với mạng điện biến đổi 220 V được
không? Còn nối với nguồn không đổi 220 V thì sao? Chất cách điện là giấy tẩm dầu (loại
phổ biến nhất trong các tụ điện kiểu này cách đây không lâu). (А. Повторов)
Bài 1876: Một tụ điện C được tích điện đến hiệu điện thế U0 và được mắc với cuộn cảm
L, sau đó trong mạch xuất hiện dao động. Tại một thời điểm nào đó mắc cụm nối tiếp
điện trở R và cuộn cảm 3L song song tụ điện. Tìm lượng nhiệt tỏa ra lớn nhất và nhỏ nhất
có thể trên điện trở trong khoảng thời gian dài. Cho rằng các thành phần của mạch điện là
lý tưởng. ( Р. Александров)
Bài 1881: Ampe kế A1, A2, A3 chỉ bao nhiêu nếu mạch mắc theo sơ đồ như hình vẽ 3,
hai đầu dây A và B được nối với nguồn điện hiệu điện thế U = 3,3 V? Trở kháng của
Ampe kế rất nhỏ so với trở kháng của các điện trở. (О. Шведов)
Bài 1888: Một tụ điện phẳng gồm 2 bản tròn, mỏng, không dẫn điện, diện tích S được giữ
cố định cách nhau d, tích điện Q và – Q phân bố đều theo mặt phẳng. Tại tâm của các bản
tròn người ta đục một lỗ nhỏ. Dọc theo đường thẳng đi qua các lỗ nhỏ có 1 quả cầu rất
nhỏ từ rất xa chuyển động hướng về phía tụ điện. Quả cầu khối lượng m, tích điện q cùng
dấu với điện tích bản tròn gần hơn. Vận tốc nhỏ nhất của quả cầu là bao nhiêu khi nó còn
cách xa các bản tụ để đi xuyên qua tụ điện? Vận tốc của quả cầu khi ra khỏi tụ là bao
nhiêu nếu vận tốc khi nó còn cách xa gấp 2 lần vận tốc nhỏ nhất nói trên? (А. Повторов)
Bài 1889: Trong sơ đồ hình 4 thì nguồn pin lý tưởng. Giữa 2 điểm A và B mắc nối tiếp 1
tụ điện C và 1 điện trở R. Điện tích chạy qua điện trở này là bao nhiêu sau khi mắc vào
mạch? Lượng nhiệt tỏa ra trên điện trở này là bao nhiêu? (З. Рафаилов)
Bài 1890: Trong trường từ không đồng nhất với độ cảm ứng từ biểu diễn bằng công thức
B = ax ( x ≥ 0 ) một hạt khối lượng m, điện tích q xuất phát với vận tốc ban đầu bằng v
hướng dọc theo trục Ox (hình 5). Xác định độ dịch chuyển lớn nhất của hạt dọc theo trục
Ox. (В. Муравьев)
Bài 1891: 2 cuộn cảm giống nhau L được quấn trên thanh sắt từ dài (dây quấn có điện trở
rất nhỏ, đối xứng so với tâm của thanh). Sau khi nối đầu ra của 1 trong 2 cuộn cảm với
nguồn phát với tần số âm thanh và biên độ hiệu điện thế 1 V thì người ta đo hiệu điện thế
của cuộn cảm thứ 2 với sự giúp đỡ của Vôn kế có điện trở rất lớn. Vôn kế chỉ 0,2 V (giá
trị biên độ). Độ tự cảm của 1 trong 2 cuộn dây thay đổi thế nào nếu nối đầu ra của cuộn
dây thứ 2 với nhau. (А. Зильберман)
Bài 1892: Mạch dao động gồm 1 cuộn cảm L có điện trở nhỏ và 1 tụ phẳng C có 2 bản tụ
cách nhau khoảng d. Các bản tụ không tích điện và không có dòng trong mạch. Trong
thời gian τ << (LC)1/2 trong vùng không gian nơi có tụ điện người ta tạo ra một trường
điện đồng nhất E hướng vuông góc với bản tụ. Cuộn dây khi đó ngoài trường điện. Dòng
lớn nhất trong mạch sau đó sẽ là bao nhiêu? (С. Варламов)
Bài 1896: Trong sơ đồ hình 6 nguồn pin bên phải có giá trị 5 V, Vôn kế bên phải chỉ 6 V.
Tìm hiệu điện thế của nguồn pin bên trái và chỉ số của 2 Vôn kế còn lại. Tất cả các Vôn
kế giống nhau. (Р. Александров)
File đính kèm:
- Bai tap kvant 2003 Dien hoc.pdf
- Nam 2003 Co hoc.pdf