Bài 1: cho những chất sau: Cu, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, N2O5, Al2O3
Những chất nào tác dụng được với các dung dịch HCl, H2SO4. viết các pthh
Bài 1’: những chất nào tác dụng với dung dịch NaOH trong số các chất sau: Cu, K, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, Al2O3, H2S
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Axitbazo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AXIT-BAZO
A. LÝ THUYẾT
SS
AXIT
BAZO
Định nghĩa
Axit là hợp chất, phan tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Bazo là hợp chất, phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit(OH)
Phân loại.
axit có oxi: H2SO4 , HNO3, H3PO4….
axit ko co oxi: HCl, H2S…..
axit mạnh : H2SO4, HCl…
axit yếu: H2S, H2CO3..
bazo tan được trong nước (gọi là kiềm): KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3
Tính chất hóa học
I. tính chất chung
1) axit làm đổi màu chất chỉ thị ( quỳ tím thành đỏ)
2) tác dụng với kim loại ( đứng trước hidro)
Fe + HCl → FeCl2 + H2
2Al + 3H2SO4(l) → Al2(SO4)3 + 3H2
3) tác dụng với bazo tạo muối và nước
H2SO4 + Ba(OH)2 →BaSO4 + 2H2O
HCl + NaOH → NaCl + H2O
4) tác dụng với oxit bazo tạo muối và nước.
Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
5) tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Điều kiện để phản ứng xảy ra: axit mới dễ bay hơi hoặc muối mới ko tan
6) một số tính chất riêng
- axit HCl tham gia phản ứng oxi hóa khử
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
- axit HNO3 đặc, axit H2SO4 đặc ở nhiệt độ thường không phản ứng với Al và Fe
6HNO3 (loãng) + Fe → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2H2SO4 (đặc nóng) +Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- axit sunf uric đặc có tính háo nước.
C12H22O11 → 11H2O + 12C
C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O
1) tác dụng với chất chỉ thị màu:
quỳ tím→xanh ffkhông màu → màu hồng
2, tác dụng với kim loại( lưỡng tính)
Al + NaOH + H2O→ NaAlO2 + 3/2H2
3) tác dụng với oxit axit, axit
a, dung dịch bazo + oxit axit →muối + nước
2NaOH + SO2 → K2SO3 + H2O
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
b, bazo + axit → muối + nước ( pứ trung hòa)
NaOH + HCl → NaCl +
4) tác dụng với muối tạo muối mới và bazo mới
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
5) bazo không tan bị nhiệt phân hủy
Cu(OH)2 → CuO + H2O
Điều chế
Điều chế
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
Đpdung dịch
S
NaCl + H2O NaOH + Cl2 + H2
Đpdung dịch
NaCl + H2O →NaOH + Cl2 + H2
II BÀI TẬP.
Bài 1: cho những chất sau: Cu, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, N2O5, Al2O3
Những chất nào tác dụng được với các dung dịch HCl, H2SO4. viết các pthh
Bài 1’: những chất nào tác dụng với dung dịch NaOH trong số các chất sau: Cu, K, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, Al2O3, H2S
Bài 2: hãy tìm công thức hóa học của những axit có thành phần khối lượng như sau:
A, H – 2,1%; N-29,8% , O – 68,1%
B, H – 2,4 % , S – 39,1%, O – 58,5%
C, H- 3,7% , P – 37,8%, O – 58,5%.
Bài 3: nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:
a, cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
b, cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3
c, hòa tan Fe bằng dung dịch HCl rồi thêm KOH vào dung dịch và để lâu ngoài không khí
d, sục khí CO2 từ từ vào nước vôi trong.
Bài 4: viết pthh để
a, điều chế trực tiếp CuO, MgO bằng 2 cách
b, SO2, HCl, H2SO4 bằng 2 cách
c, NaOH, Al(OH)2, Ca(OH)2 bằng 2 cách
bài 5: nhận biết :
a, 4 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, HNO3, H2SO4, H2O
b, HCl, NaCl, H2SO4, Na2SO4
c, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3 chỉ bằng dung dịch NaOH
d, NaOH, H2SO4, BaCl2, NaCl chỉ bằng dung dịch phenolphtalein
e, NaOH, H2SO4, Ba(OH)2, NaCl chỉ bằng quỳ tím
Bài 6 cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (đktc)
a, tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng
b, tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng
bài 7: hòa tan hoàn toàn 12,1gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M.
a, tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
b, hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
Bài 8 rót 400gam dung dịch BaCl2 5,2% (D = 1,03g/ml) vào 100ml dung dịch H2SO4 20% ( D= 1,14g/ml
a, tính khối lượng kết tủa tạo thành
b, xác định nồng độ % các chất trong dung dịch còn lại sau khi tách bỏ kết tủa.
Bài 9: trong công nghiệp, điều chế H2SO4 từ FeS2 theo sơ đồ
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
a, viết pthh và ghi rõ điều kiện phản ứng
b, tính khối lượng axit H2SO4 98% điều chế được từ 1 tấn quặng chứa FeS2. biết hiệu suất của quá trình là 80%
bài 9’: tính khối lượng FeS2 (hoặc S) cần dùng để điều chế 200gam H2SO4 98%. Biết hiệu suất của toàn quá trình là 50%.
Bài 10: từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh, người ta sản xuất được 73,5 tấn axit sunfuric.
A, tính hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric
B, tính khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được từ 73,5 tấn H2SO4 đã được sản xuất ở trên.
Bài 11: a, trên hai đĩa cân ở vị trí thăng bằngcos 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hòa tan 0,2mol HNO3. thêm vào cốc thứ nhất 20g CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20gam MgCO3. sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không? Giải thích.
b, nếu dung dịch trong mỗi cốc có hòa tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giũ vị trí thăng bằng ko? Giải thích.
Bài 12: trộn 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5M với 150ml dung dịch Ba(OH)2 2,0M thu được kết tủa A và dung dịch B. nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. thêm BaCl2 dư vào dung dịch B thì tạo kết tủa E.
a, viết các pthh
b, tính khối lượng của D và E
c, tính nồng độ của các chất trong ddB( coi thể tích thay đổi ko đáng kể)
bài 13: cho 16,8 lít CO2(đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600ml dung dịch NaOH 2,0M được dung dịch A.
a, tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch A( giả sử ko có phản ứng xảy ra khi cô cạn dung dịch A)
b, cho dung dịch A tác dụng với lượng dư BaCl2. tính khối lươgj kết tủa tạo thành.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: khí O2 bị lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2, H2S, có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất?
A. nước B. dung dịch CuSO4 C. ddH2SO4 loãng D. dd Ca(OH)2
Câu 2: tự tìm những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau:
axit sunfuric loãng + kim loại mạnh →….+ …..
axit sunfuric + oxit bazo →….+ …..
axit sunfuric + cacbonat kim loại →….+ …..
axit sunfuric + bazo →….+ …..
câu 3: dãy chất nào trong các dãy chất sau đây thỏa mãn điều kiện các chất đều có thể phản ứng với dung dịch NaOH?
A. quỳ tím, CO2, SO2, CuSO4 B. quỳ tím, CO2, CuSO4, SO2, H3PO4
B. KOH, quỳ tím, CO2, SO2, CuSO4 D. cả A, B đều đúng
Câu 4: chọn dãy chất mà tất cả các bazo đều bị nhiệt phân trong các dãy sau:
A. Fe(OH)2, Cu(OH)2, NaOH, KOH B. Zn(OH)2, Fe(OH)2, Cu(OH)2
C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2
Câu 5: nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào một ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch FeCl3. lắc nhẹ ống nghiệm có hiện tượng là:
A. có kết tủa màu xanh B. có kết tủa, sau đó tan đi
C. có kết tủa màu nâu đỏ D. có kết tủa màu trắng
Bài6: trong các dãy chất cho dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả đều phản ứng với axit clohidric?
A. Cu, BaO, Ca(OH)2, NaNO3 B. quỳ tím, AgNO3, Zn, NO, CaO
C. quỳ tím, CuO, Ba(OH)2, AgNO3, Zn D. quỳ tím, CuO, AgNO3, Cu
Bài 7: trong các dãy axit sau đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện các dung dịch axit đều phản ứng được với Mg tạo ra khí H2?
A. HCl, H2SO4 ( đậm đặc) B. HCl, H2SO4( loãng)
C. HNO3 ( đậm đặc), H2SO4 ( đậm đặc) D. tất cả đều sai
Bài 8: sản phẩm của phản ứng phân hủy Cu(OH)2 bởi nhiệt là:
A. CuO và H2 B. Cu, H2O và O2 C. Cu, O2 và H2 D. CuO và H2O
Bài 9: một bình hở miệng đựng dung dịch Ca(OH)2 để lâu ngày trong không khí( lượng nước bay hơi có thể bỏ qua) thì khối lượng bình thay đổi như thế nào?
A. không thay đổi B. giảm đi C. tăng lên D. tăng lên rồi giảm đi
Bài 10: có thể dùng dung dịch NaOH để phân biệt được hai muối nào trong các cặp muối sau:
A. dd NaCl và ddBaCl2 B. ddKNO3 và dd Ba(NO3)2 C. ddFeSO4 và ddFe2(SO4)3 D. dd Na2S và BaS
Bài 11: cho 12 gam hỗn hợp gồm MgO và Ca tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 2,24 lit khí ở ĐKTC. Phần trăm khối lượng của MgO và Ca trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 33,3% và 66,7% B. 23,7% và 76,3% C. 66,7% và 33,3% D. 53,3% và 46,7%
Bài 12 cho 4,2 g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 2,24 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
A. 9,75gam B. 9,5 gam C. 6,75 gam D. 11,3 gam
Bài 13: để trung hòa 200ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H2SO40,1M cần dùng V lít dung dịch Ba(OH)2 0,2M. V có giá trị là:
A. 400ml B. 500ml C. 300ml D. 250ml
Bài 14: khí O2 bị lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2, H2S. có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất?
A. nước B. dd H2SO4 loãng C. dd CuSO4 D. dd Ca(OH)2
Bài 15: cho a g CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 200g dung dịch CuSO4 nồng độ 16%. Giá trị của a là:
A. 12g B. 14g C. 15g D. 16g
Bài 16: từ 176g FeS điều chế được bao nhiêu gam H2SO4? (giả sử các phản ứng đều có hiệu suất 100%)
A. 64g B. 128g C. 196g D. 192g
Bài 17: cho 1,44 g kim loại M có hóa trị 2 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, phản ứng xong thu được 1,344 lít H2 ở cùng đktc và dung dịch A. M là:
A. Cu B. Mg C. Ca D. Zn
Bài 18:cho 6,4 gam đồng tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, đồng tan hết. khối lượng dung dịch H2SO4 thay đổi ntn?
A. tăng thêm 6,4g B. giảm đi 6,4g C. không thay đổi d. ko xác định
Câu 19: một dung dịch có chứa 1g NaOH trong 100ml dung dịch. Nồng độ mol nào sau đây là của dung dịch
A. 0,1 B. 0,15 C. 0,2 D. 0,25
Câu 20:
File đính kèm:
- axitbazo(1).doc