Bài tập về chuyển động ném

Câu 1: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu 20 m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2.

 1. Tìm độ cao và vận tốc của vật sau khi ném 1,5s.

 2. Xác định độ cao tối đa mà vật có thể đạt được và thời gian vận chuyển động trong không khí .

 3. Sau bao lâu sau khi ném, vật ở cách mặt đất 15m? Lúc đó vật đang đi lên hay đi xuống?

Câu 2: Từ đỉnh tháp cao 25m, một hòn đá được ném lên với vận tốc ban đầu 5m/stheo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc = 300.

1. Viết phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo của hòn đá.

2. Sau bao lâu kể từ lúc ném, hòn đá sẽ chạm đất? Lấy g = 10 m/s2

Câu 3: Trong Câu 2, tính:

1. Khoảng cách từ chân tháp đến điểm rơi của vật.

2. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất.

Câu 4: Từ một khí cầu đang hạ thấp thẳng đứng với vận tốc không đổi v01 = 2m/s, người ta ném một vật nhỏ theo phương thẳng đứng lên phía trên với vận tốc với vận tốc ban đầu v02 = 18m/s so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 9,8 m/s2 .Tính khoảng cách giữa khí cầu và vật khi vật đến vị trí cao nhất. Sau thời gian bao lâu thì vật rơi trở lại gặp khí cầu?

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về chuyển động ném, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bµi tËp vÒ chuyÓn ®éng nÐm Câu 1: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu 20 m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. 1. Tìm độ cao và vận tốc của vật sau khi ném 1,5s. 2. Xác định độ cao tối đa mà vật có thể đạt được và thời gian vận chuyển động trong không khí . 3. Sau bao lâu sau khi ném, vật ở cách mặt đất 15m? Lúc đó vật đang đi lên hay đi xuống? Câu 2: Từ đỉnh tháp cao 25m, một hòn đá được ném lên với vận tốc ban đầu 5m/stheo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc = 300. 1. Viết phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo của hòn đá. 2. Sau bao lâu kể từ lúc ném, hòn đá sẽ chạm đất? Lấy g = 10 m/s2 Câu 3: Trong Câu 2, tính: 1. Khoảng cách từ chân tháp đến điểm rơi của vật. 2. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất. Câu 4: Từ một khí cầu đang hạ thấp thẳng đứng với vận tốc không đổi v01 = 2m/s, người ta ném một vật nhỏ theo phương thẳng đứng lên phía trên với vận tốc với vận tốc ban đầu v02 = 18m/s so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 9,8 m/s2 .Tính khoảng cách giữa khí cầu và vật khi vật đến vị trí cao nhất. Sau thời gian bao lâu thì vật rơi trở lại gặp khí cầu? Câu 5: Từ một điểm A trên sườn một quả đồi, một vật được ném theo phương nằm ngang với vận tốc 10m/s. Theo tiết diện thẳng đứng chứa phương ném thì sườn đồi là một đường thẳng nghiêng góc = 300 so với phương nằm ngang điểm rơi B của vật trên sườn đồi cách A bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2. Câu 6: Một máy bay theo phương ngang với vận tốc v1= 150m/s, ở độ cao 2km (so với mực nước biển) và cắt bom tấn công một tàu chiến. 1. Tìm khoảng cách giữa máy bay và tàu chiến theo phương ngang để máy bay cắt bom rơi trúng đích khi tàu đang chạy với vận tốc v2= 20m/s? Xét hai trường hợp: a. Máy bay và tàu chiến chuyển động cùng chiều. b. Máy bay và tàu chiến chuyển động ngược chiều. 2. Cũng ở độ cao đó, vào đúng thời điểm khi máy bay bay ngang qua một khẩu pháo đặt cố định trên mặt đất (cùng độ cao với mặt biển) thì pháo nhả đạn. Tìm vận tốc ban đầu nhỏ nhất của đạn để nó trúng máy bay và xác định góc bắn khi đó.Cho biết: Máy bay và tàu chiến chuyển động trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản không khí. Câu 7: Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0= 20m/s. 1. Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất và khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp. A B C D E 2. Gọi M là một điểm trên quỹ đạo tại đó vectơ vận tốc hợp với phương thẳng đứng một góc = 600. Tính khoảng cách từ M tới mặt đất. Câu 8: Từ đỉnh A của một mặt bàn phẳng nghiêng người ta thả một vật có khối lượng m = 0,2kg trượt không ma sát không vận tốc đầu. Cho AB = 50cm; BC = 100cm; AD = 130cm; g = 10m/s2. 1. Tính vận tốc của vật tại điểm B 2. Chứng minh rằng quỹ đạo của vật sau khi rời khỏi bàn là 1 parabol. Vật rơi cách chân bàn một đoạn CE bằng bao nhiêu? (Lấy gốc toạ độ tại C). Câu 9: Một vật được ném lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0= m/s. Lấy g = 10m/s2. 1. Tính độ cao lớn nhất mà vật đạt được, nếu bỏ qua lực cản của không khí. 2. Nếu có lực cản không khí, coi là không đổi và bằng 5% trong lượng cảu vật thì độ cao lớn nhất mà vật đạt được và vận tốc chạm đất cảu vật là bao nhiêu? Câu 10: Người ta buộc một viên đá vào một sợi dây có chiều dài 1,5m rồi quay đều sợi dây sao cho viên đá chuyển động theo một quỹ đạo tròn. Biết rằng cả sợi dây và viên đá đều nằm trong mặt phẳng nằm ngang cách mặt đất 2m. Khi dây đứt viên đá bị văng rơi ra xa 10m. Hỏi khi chuyển động tròn viên đá có gia tốc hướng tâm là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Câu 11: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 = 30 m/s và ở độ cao h = 80 m. a) Vẽ quỹ đạo chuyển động của vật. b) Xác dịnh tầm bay xa của vật (theo phương ngang). c) Xác định vận tốc vật lúc chạm đất của vật. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2 Câu 12: Một máy bay theo phương nằm nagng ở độ cao 10 km với vận tốc 720 km/h. Người phi công thả bom từ xa cách mục tiêu bao xa để có thể trúng được mục tiêu ở mặt đất. Câu 13: Một vật được ném theo phương nằm ngang với vận tốc v0 = 25m/s và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi vật được ném được từ độ và tầm xa sẽ đạt là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2 . Câu 14: Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang với vận tốc v0 = 10m/s. Hòn đá rơi tại vị trí cách chổ ném ( phương nằm ngang) một đoạn xM = 10 m. Xác định độ cao nơi ném. Lấy g = 10 m/s2 Bµi tËp vÒ nhµ Câu 1: Một vật được ném theo phương ngang ở đôi cao h = 2 m so với mặt đất. Vật đạt được tầm xa 7m. Tìm vận tốc đầu và vận tốc khi tiếp đất. Lấy g = 10 m/s2 . vo vo a1 a2 Bài 2: Từ cùng một điểm người ta ném đồng thời hai vật với vận tốc v1 và v2 có cùng phương ngang nhưng ngược chiều. Hỏi sau bao lâu thì góc giữa hai vectơ vận tốc bằng 90o? Biết gia tốc rơi tự do bằng g. Bài 3: Từ cùng một điểm người ta ném đồng thời hai vậtvới vận tốc đầu vo bằng nhau, nhưng dưới các góc khác nhau a1 và a2 so với phương ngang (hình vẽ). Hãy tính: Vận tốc chuyển động tương đối giữa hai vật. Khoảng cách giữa hai vật trong khi đang chuyển động. v2 v1 v1 v2 a1 a2 Hình b Hình a Bài 4: Cùng một lúc vật 1 được thả rơi tự do từ độ cao h, còn vật 2 được ném thẳng đứng xuống dưới từ độ cao H (H > h). Hỏi phải truyền cho vật 2 một vận tốc đầu vo bằng bao nhiêu để hai vật cùng chạm đất một lúc? Bài 5: Một máy bay theo phương ngang ở độ cao H = 20km với vận tốc v = 1440km/h. Đúng lúc nó ở trên đỉnh đầu của một cỗ pháo cao xạ thì pháo bắn. Tính vận tốc tối thiểu vo của đạn và góc a mà vectơ vận tốc vo làm với phương ngang để có thể bắn trúng máy bay. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2. Bài 6: Một người đứng ở ném một hòn đá ra biển. Hỏi người ấy phải ném hòn đá dưới một góc bằng bao nhiêu so với phương ngang để nó rơi xa bờ nhất. Khoảng cách xa nhất ấy là bao nhiêu? Cho biết bờ dốc đứng và hòn đá được ném từ độ cao H = 20m so với mặt nước và vận tốc ban đầu hòn đá vo = 14m/s. lấy g = 9,8m/s2.

File đính kèm:

  • docBai tap tu luan chuyen dong nem.doc