Bài tham luận Đạo đức trong học đường

Không chỉ ở hiện tại mà ở cả quá khứ, con người luôn chú trọng giữ gìn và bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp. Rất nhiều bài phát biểu của các bạn học sinh, chúng ta nghe thấy những lời hứa tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Vậy, đạo đức là gì? Theo tôi, đạo đức là những phép tắc thông thường do xã hội đặt ra, quy định cách cư xử giữa người này với người khác và từng người đối với xã hội. Thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống từng ngày đổi thay, những chuẩn mực về đạo đức thì chắc chắn sẽ tồn tại mãi, tồn tại vĩnh hằng cùng thời gian.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tham luận Đạo đức trong học đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tham luận đạo đức trong học đường Kính thưa Đoàn chủ tịch! Kính thưa các qúy vị đại biểu! Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn! Lời đầu tiên tôi xin trân trọng kính chúc Đoàn chủ tịch, các qúy vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc các bạn đoàn kết học tập tốt và hoàn thành xuất sắc các hoạt động do Đoàn trường tổ chức. Hôm nay, trong buổi Đại hội Đoàn trường, tôi rất vinh dự thay mặt cho chi đoàn có vài ý kiến tham luận về vấn đề đạo đức trong học đường. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể Đại hội! Không chỉ ở hiện tại mà ở cả quá khứ, con người luôn chú trọng giữ gìn và bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp. Rất nhiều bài phát biểu của các bạn học sinh, chúng ta nghe thấy những lời hứa tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Vậy, đạo đức là gì? Theo tôi, đạo đức là những phép tắc thông thường do xã hội đặt ra, quy định cách cư xử giữa người này với người khác và từng người đối với xã hội. Thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống từng ngày đổi thay, những chuẩn mực về đạo đức thì chắc chắn sẽ tồn tại mãi, tồn tại vĩnh hằng cùng thời gian. Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập, sánh vai với thanh niên thế giới, nhìn chung, tầng lớp thanh niên Việt Nam đã có những cách cử xử thông minh và đúng mực, tôn trọng chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, là số đông nhưng đó không phải là tất cả. Trong bản tham luận của mình ngày hôm nay, tôi xin được nhắc đến một số biểu hiện chưa đẹp, một số cách cư xử chưa tốt của một số bộ phận học sinh trong lứa tuổi PTTH như chúng ta. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể Đại hội! Nói tới trường học là nói tới thầy giáo, cô giáo, nói tới học sinh. Mỗi quan hệ thầy trò giữa giáo viên và học sinh là mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở lắng nghe, tôn trọng. Học trò chúng ta luôn mong muốn một cách nhìn nhận thông cảm, một cách ứng xử tâm lý từ phía thầy cô. Đã có không ít học sinh than phiền về mức độ tôn trọng học sinh của thầy cô giáo, luôn miệng đòi hỏi …. Những người học sinh đó đã chắc chắn về sự tôn trọng của mình đối với thầy cô hay chưa, khi mà: Mặc kệ thầy cô giảng bài trên bảng, họ vẫn nói chuyện, làm việc riêng dưới lớp. Tình thầy trò cũng có những phút giây sóng gió. Soi vào những vết rạn trong quan hệ thầy trò, có thể thấy, điều khiến thầy trò xa nhau xuất phát từ cái nhìn bồng bột thiếu suy nghĩ trong học trò. ở tập thể đều phải có nội quy để giữ gìn kỷ cương bền vững. Bạn phải chịu phạt nếu không làm đúng theo nội quy ấy. Nói chuyện trong lớp nhiều lần, đã được thầy cô nhắc nhở, cảnh báo nhiều vẫn tiếp tục thì đương nhiên bạn phải chấp hành kỷ luật của trường lớp đó là nội quy. Hãy nhớ, mối quan hệ tốt phải bắt nguồn từ hai phía. Là học trò bạn phải giữ đúng cương vị học trò, đừng bao giờ để những phút giây bồng bột khiến bạn phải hối hận, luyến tiếc. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể Đại hội! Làm gì để chứng tỏ bản thân mình và khả năng của mình là câu hỏi của không ít học trò Việt. Ai cũng cố gắng chọn cho mình những lĩnh vực, sở trường, học hành, nghiên cứu, phát minh, công tác xã hội hay kinh doanh. Nhưng cũng có một vài trường hợp cá biệt, một vài cá nhân đặc biệt đã chọn cho mình một cách khá kỳ quặc để khẳng định bản thân mình, thể hiện cá tính. Là học sinh đang học tập và rèn luyện đạo đức trong nhà trường nhưng bạn lại hành động như đại ca, như những kẻ vô học ngoài xã hội, những lời nói không phù hợp với lứa tuổi, những cách ăn mặc lập di khác bạn bè. Thật đáng tiếc đã được một vài người trong số chúng ta chấp nhận. Nếu như bạn nghĩ rằng: Cá tính phải là khác người, nhất nhất phải khác người mới là mốt, là hợp thời thì suy nghĩ của bạn là hoàn toàn sai. Các bạn còn nhớ không? Những ý nghĩa cao đẹp trong bộ quần áo đồng phục xoá đi khoảng cách giàu nghèo, sang hèn, tạo sự tự tin cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tạo sự hoà đồng cho tất cả mọi người. Có thể gia đình bạn giàu có còn gia đình tôi thì không, có thể bạn sống trong nhung lụa còn tôi thì không, cuộc sống của tôi và bạn có thể hoàn toàn cách biệt nhưng khi đã bước chân vào trường học thì tôi và bạn là như nhau, chúng ta hoàn toàn bình đẳng. Bạn làm được điều này thì tôi cũng có thể, bạn làm được điều kia thì tôi cũng được làm. Chẳng có một quy định nào cho phép bạn nghĩ rằng bạn của mình không đáng được tôn trọng chỉ vì cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn cuộc sống của người bạn kia. Chẳng có một quy định nào cho phép bạn đối xử bạo lực với bạn của mình để giải quyết những xích mích - việc bất đồng ý kiến là rất khó tránh khỏi. Nhưng các bạn hãy nhớ, không có chuyện gì không thể giải quyết bằng lời nói, không có chuyện gì đáng để chúng ta bất hoà, cũng chẳng khi nào bạo lực được phép tồn tại. Đối với những con người nói chung và đối với những học sinh nói riêng mối quan hệ bạn bè là phần tất yếu của cuộc sống, vui vì bạn, sống tích cực nhờ bạn nhưng đôi khi buồn cũng vì bạn. Đã bao giờ bạn nghe thấy cụm từ “tẩy chay" chưa? Khởi nguồn từ một cách nghĩ nông cạn, thiếu rộng lượng, không muốn chấp nhận những bạn bè không giống mình, nạn tẩy chay rất đáng xấu hổ đang diễn ra với bạn bè ta trong chốn học đường. Lợi dụng, lôi kéo, doạ dẫm những thành viên ngại va chạm để bao vây, cấm vận, cô lập mọi người. Tẩy chay bạn mình là một cách hành xử hoàn toàn thiếu văn minh và không công bằng là một hình thức của tệ nạn bắt nạt trong học đường, nó ít nhiều có tính chất khủng bố tinh thần người khác. Thời trung cổ khi một người có cách sống dị biệt, người đó thường bị quy kết đó là phù thuỷ và bị đem đi thiêu sống. Đó là thời kỳ tăm tối của văn minh nhân loại, bởi không ai dám sống là mình, mọi cá nhân đều cố gắng núp mình trong số đông. Bạn có biết khi đầu têu và tham gia một việc tẩy chay, bạn đang hành xử một cách cực kỳ trung cổ và thiêu đốt tâm hồn bạn bè mình trong sự cô độc, dồn đẩy bạn bè mình thậm chí đến những kết cục bi thảm nhất. Hãy mở rộng tâm hồn hơn, chấp nhận bạn bè mình như họ vẫn thế. Bạn và bàn bè, mỗi cá nhân đều phải được tôn trọng với đặc điểm khác biệt của mình. Đối với tôi, cuộc sống là tập hợp của những mối quan hệ, mối quan hệ với gia đình, với nhà trường và với toàn xã hội. Con người với con người để có thể đến bên nhau, cùng hội nhập thì hành trang không thể thiếu chính là lòng yêu thương và sự tha thứ. Cần gạt bỏ đi những sự ích kỷ cá nhân và chúng ta cũng cần phải học nhiều lắm, học cách sống có người khác, sống cho người khác và sống tôn trọng người khác, học cách cho yêu thương để nhận yêu thương và cách quan tâm đến mọi người. Tuổi của chúng ta đã muộn để gọi là nhóc con và không còn sớm để nói chuyện trưởng thành. Đã từ lâu lắm rồi chúng ta giã từ ngôi nhà ấm cúng nhất, rời xa những âu yếm trong lòng mẹ và mái ấm gia đình đã nối chúng ta với học đường và với cả xã hội. Khi chúng ta lớn lên thì những mối quan của chúng ta cũng lớn lên. Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với những điều chưa tốt đẹp, chưa lương thiện trong chính cuộc sống đa dạng xung quanh chúng ta. Chúng ta cần biết rằng nói dối là ăn cắp niềm tin của bạn bè, quay cóp là ăn cắp trí tuệ, bắt nạt bạn là ăn cắp sự bình đẳng, thoả hiệp với cái xấu là ăn cắp sự minh bạch tự trọng. Đạo đức trong đời sống học đường với tôi đây không phải là một vấn đề dễ dàng đưa ra ý kiến. Quan niệm rằng: Đạo đức là cách xử sự giữa người với người, người với xã hội, tôi cho rằng chẳng có phép màu nào ngoài ý chí và tình thương yêu đồng loại của con người có thể giữ gìn và phát huy chuẩn mực đạo đức từ muôn đời. Đừng đợi phải nhìn thấy một nụ cười rồi mới mỉm cười lại. Đừng đợi khi được yêu thương mới yêu thương Đừng đợi khi cô đơn rồi mới nhận ra giá trị của những người bạn Đừng đợi một việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu vào làm việc Đừng đợi khi có thật nhiều rồi mới chia sẽ đôi chút Đừng đợi tới khi vấp ngã rồi mới nhớ những lời khuyên Đừng đợi khi có thật nhiều thời gian rồi mới khởi đầu một công việc Đừng đợi đến khi làm người khác buồn lòng rồi mới có xin lỗi Đừng đợi vì bạn không thể biết bạn sẽ đợi bao lâu Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi về vấn đề đạo đức trong học đường. Các ý kiến còn có nhiều thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những lời góp ý của các bạn về vấn đề này. Cuối cùng, một lần nữa tôi xin kính chúc Đoàn chủ tịch, các qúy vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc các bạn đoàn kết học tập tốt. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp! Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết tham luận Bài tham luận Củng cố và phát triển phong trào đoàn Kính thưa Đoàn chủ tịch! Kính thưa các qúy vị đại biểu! Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn! Lời đầu tiên tôi xin trân trọng kính chúc Đoàn chủ tịch, các qúy vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc các bạn đoàn kết học tập tốt và hoàn thành xuất sắc các hoạt động do Đoàn trường tổ chức. Hôm nay, trong buổi Đại hội Đoàn trường, tôi rất vinh dự thay mặt cho chi đoàn có vài nội dung ý kiến tham luận về vấn đề đổi mới nội dung và hình thức buổi sinh hoạt chi đoàn. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể Đại hội! Là một đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, trong chúng ta chắc chắn ai cũng đã nghe đến và hơn nữa là đã tham gia vào những buổi sinh hoạt chi đoàn. Bởi đây là hoạt động của Đoàn TNCSHCM. Sinh hoạt chi Đoàn là một buổi sinh hoạt về chính trị, thời sự, văn hoá, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn nhằm mục đích giáo dục của chi Đoàn. Tuy nhiên, hiểu và biết là hai phạm trù hoàn toàn khác. Hiện nay, xét một cách khái quát, chúng ta nhận thấy phần lớn những buổi sinh hoạt chi đoàn của rất nhiều chi đoàn đã diễn ra chưa hiệu quả, chưa bám sát với nội dung cần có của một buổi sinh hoạt và chưa thu hút được đông đảo Đoàn viên chi đoàn tham gia. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có thể do cán bộ Đoàn chưa hiểu rõ ý nghĩa của một buổi sinh hoạt, nhiệt tình nhưng chưa sáng tạo, cũng có thể do các đoàn viên trong chi đoàn ngại hoạt động, thảo luận… Trong bản tham luận của mình ngày hôm nay tôi xin phép được đưa ra một số ý kiến tham luận để góp phần nâng cao chất lượng của buổi sinh hoạt chi đoàn. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể Đại hội! Đội ngũ cán bộ Đoàn luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của mọi hoạt động Đoàn, đặc biệt đối với mỗi buổi sinh hoạt chi đoàn được tổ chức. Nghị lực, năng động, sáng tạo và đột phá là những yếu tố cần có ở mỗi cán bộ đoàn để xây dựng nên một chương trình sinh hoạt hấp dẫn, có nghị lực để vượt qua những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, để quyết định điều đúng và sai trong hoạt động của chi đoàn, có năng động để biết cách thay đổi, thích ứng nhanh với những điều kiện mới. Năng động là không đòi hỏi cơ hội có sẵn mà tự tìm cho mình những cơ hội phù hợp. Trong yếu tố năng động là khả năng sáng tạo và đột phá. Yếu tố đột phá đòi hỏi người cán bộ đoàn phải luôn ở thế chủ động, tạo cho bản thân những bước tiến quan trọng không chỉ trong công tác mà còn cả trong học tập để làm gương cho các đoàn viên khác. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể Đại hội! Buổi sinh hoạt chi Đoàn được xây trên hai yếu tố cơ bản là nội dung và hình thức. Trước tiên, xét về mặt nội dung, yêu cầu đặt ra cho mỗi buổi sinh hoạt chi đoàn theo chủ đề giáo dục đó là: Sau mỗi lần sinh hoạt chi đoàn, đoàn viên và thanh niên phải nâng cao được nhận thức của mình hoặc để lại một ấn tượng tốt đẹp, một điều gì đó mới mẻ mang tính thuyết phục cao. Từ yêu cầu trên chúng ta nhận thấy đề tài quyết định đến sự thu hút, hấp dẫn của một buổi sinh hoạt chi đoàn. Muốn vậy, đề tài đó trước hết phải đảm bảo gắn với thời sự nóng bỏng của cuộc sống, gắn với nhu cầu cần thiết của Đoàn viên, thanh niên. Bởi vì tuổi của chúng ta, không còn quá sớm để nói chuyện trưởng thành đã đến lúc, ngoài việc học tập chúng ta cần có hiểu biết về cuộc sống và những vấn đề, sự kiện đang diễn ra xung quanh chúng ta. Để cụ thể hoá việc lựa chọn đề tài sinh hoạt chi đoàn, tôi xin đưa ra một vài ý kiến, ví dụ về đề tài thảo luận như sau: “Người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó. Thanh niên Việt Nam có kiến thức, ham học hỏi và giàu khát vọng vươn lên… Họ có nhiều thế mạnh, nhưng họ vẫn chưa tỏ ra tự tin”. Đây là lời nhận xét của một số giáo sư và chuyên gia nước ngoài về thanh niên Việt Nam. Trước ý kiến này, câu hỏi “Vì sao sức bật của mỗi cá nhân vẫn còn quá khiêm tốn?”, hoàn toàn có thể được đưa ra trờ thành đề tài cho một cuộc thảo luận. Khi đoàn viên bước vào hội nhập, xã hội phát triển luôn đòi hỏi những cá nhân năng động, mà tự tin là yếu tố không thể thiếu ở họ. Khiêm tốn là yếu tố không thể thiếu ở họ. Khiêm tốn là tính tốt nhưng thiếu tự tin lại là thường dẫn đến thất bại. Bởi vậy, tổ chức một số buổi sinh hoạt chi đoàn, thảo luận và đưa ra biện pháp khắc phục tính nhút nhát, tự tin sẽ giúp ích rất nhiều cho mỗi đoàn viên không chỉ trong quá trình học tập mà ở cả sau này, khi mỗi cá nhân trưởng thành, sống, học tập và làm việc trong môi trường xã hội rộng lớn. Một ví dụ khác về việc lựa chọn đề tài mang tính thời sự nhưng vẫn gần gũi, phù hợp với đoàn viên, thanh niên: Trong tháng 9 vừa qua, một số bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo bạn đọc cả nước. Tác giả của các bài báo đã nói đến một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng ý nghĩa đối với mỗi người dân yêu nước. Đó là vấn đề “Chào cờ vào mỗi sáng thứ 2”. Tôi xin trích đọc một số đoạn trong bài viết “Chào lý quốc kỳ”: “Nghiêm trang chào lá quốc kỳ Tình yêu đất nước em ghi vào lòng” Đó là bài học đầu tiên của mỗi chúng ta để trở thành công dân đất Việt. Mỗi khi chào lá quốc kỳ, mỗi chúng ta lại ghi vào lòng tình yêu đất nước… Chào cờ không chỉ quan trọng vì sự nghi lễ mà còn quan trọng vì sự tập hợp. Chúng ta là 80 triệu người Việt Nam với những đặc điểm tính chất và tinh thần khác nhau, nhưng chúng ta sẽ là một khối thống nhất triệu người như một dưới cờ. Giáo dục tư tưởng chính trị là một trong những mục tiêu được đặt ra trong buổi sinh hoạt chi đoàn. Vậy thì đề tài “Chào lá quốc kỳ” như tựa đề của bài báo trên với nội dung giáo dục lòng yêu nước rất cần thiết để đưa ra thảo luận, qua đó định hướng cho đoàn viên, thanh niên về biểu hiện của lòng yêu nước trong cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Tóm lại, việc lựa chọn đề tài cho mỗi buổi sinh hoạt chi đoàn theo chủ đề giáo dục chính là yếu tố quan trọng trong việc đổi mới nội dung buổi sinh hoạt chi đoàn. Mỗi đề tài đưa ra có chọn lọc và được thảo luận một cách sâu sắc chắc chắn sẽ thu hút sự tham gia của đông đảo ĐV,TN, đồng thời sẽ giúp ích rất nhiều cho mỗi người trong học tập và cả trong cuộc sống. Ngày nay, trước sự phát triển của các phương tiện thông tin hiện đại, chúng tôi tin rằng việc lựa chọn một đề tài cho một buổi sinh hoạt chi đoàn là không quá khó khăn đối với đội ngũ cán bộ đoàn. Tuy nhiên, để đáp ứng những tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, để biết họ đang cần gì ở tổ chức đoàn và điều họ muốn khi tham gia hoạt động, các cán bộ đoàn có thể chủ động lập những mẫu phiếu khảo sát ý kiến của các đoàn viên, qua đó thể hiện tính dân chủ, tập thể của tổ chức. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể Đại hội! Yếu tố thứ 2 cầu thành nên buổi sinh hoạt chi đoàn chính là yếu tố hình thức. Hình thức sinh hoạt chi đoàn phải được cải tiến và thường xuyên thay đổi phù hợp với tâm lý ĐV,TN. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi mỗi chi đoàn phải tích cực, chủ động và sáng tạo để tìm ra hình thức sinh hoạt thích hợp nhất. Nhìn chung, từ trước tới nay, phần lớn các buổi sinh hoạt chi đoàn đều được các chi đoàn tổ chức tại phòng họp. Tuy nhiên, hình thức sinh hoạt này chỉ thực sự thích hợp với nội dung sinh hoạt theo chuyên đề giao dục vì cần yên tĩnh, có trang trí hài hoà để có ấn tượng. Trong khi, để tránh sự nhàm chán hay lý thuyết khô khan, thì cùng với những buổi sinh hoạt như vậy, đội ngũ cán bộ đoàn cũng cần kết hợp tổ chức những buổi sinh hoạt chi đoàn theo hình thức tham quan, du khảo, dã ngoại…, chọn những di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh để làm nơi sinh hoạt chi đoàn. Đồng thời sau những buổi sinh hoạt kết hợp tham quan, giã ngoại đó, chúng ta có thể phát động ĐV,TN viết những bài tìm hiểu, cảm nhận về những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đó. Việc phát động những cuộc thi nhỏ như vật sẽ giúp mỗi ĐV luyện tập cách học theo phương pháp tự nghiên cứu, tìm hiểu, tạo sự chủ động trong việc tiếp nhận kiế thức. Đặc biệt, tham gia cuộc thi mỗi ĐV,TN sẽ được làm giàu thêm kiến thức lịch sử, địa lý và đất nước mình, tạo hành trang cho con đường tương lai, như có ý kiến đã nhận định: Một người giỏi kinh doanh không những cần phải giỏi lịch sử để khi ra nước ngoài, họ làm việc với tinh thần, cốt cách Việt. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể Đại hội! Tinh thần đoàn kết và trách nhiệm đối với tập thể là điều vô cùng cần thiết, quan trọng số một đối với mỗi tập thể, tổ chức nói chung và đoàn thanh niên CSMCH nói riêng. Vấn đề cái “tôi” và cái “ta” đang được đặt ra trong xã hội là một vấn đề khá bức xúc. Người ta nhận thấy điểm chung giữa một thanh niên chạy xe bạt mạng bất kể người xung quanh, một thị dân xả rác bừa bãi và một ông cán bộ tham ô đó là họ chỉ biết đến bản thân mình và không có ý thức nào về trách nhiệm của họ đối với tập thể. Các chuyên gia quốc tế nhận xét rằng người Việt Nam không biết làm việc chung, thiếu tinh thần ê kíp. Đây là một điểm yếu rất đáng báo động đối với người Việt Nam nói chung và đặc biệt đối với thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước. Do đó, với mục đích định hướng, giáo dục tư tưởng trong các hoạt động của Đoàn thanh niên CSHCM, các cán bộ Đoàn cần chủ động, sáng tạo tổ chức những buổi sinh hoạt chi đoàn dưới hình thức các hoạt động vui chơi, cắm trại, tổ chức sinh nhật tập thể, các buổi giao lưu giữa các chi đoàn… từ đó giúp các đoàn viên tự tin hơn vào khả năng của bản thân, gắn bó với nhau, biết sống trách nhiệm đối với tập thể. Có thể nói, tổ chức những buổi sinh hoạt chi đoàn đạt hiệu quả tốt nhất không phải là một điều dễ thực hiện bởi vì đến trường, việc quan trọng chúng ta cần thực hiện là việc học tập. Tuy nhiên, kiến thức từ sách vở có lẽ là chưa đủ đối với cuộc sống vô vàn biểu hiện như hiện nay. Chính vì vậy, tôi mong rằng, với lòng nhiệt tình, năng động sẵn có, đội ngũ cán bộ Đoàn sẽ tổ chức thành công thật nhiều những buổi sinh hoạt chi đoàn để củng cố và mở rộng cho tất cả các đoàn viên, thanh niên những kiến thức cần thiết cho cuộc sống, để mỗi ĐV,TN có thể đóng góp tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi về vấn đề đổi mới nội dung và hình thức trong buổi sinh hoạt chi Đoàn. Các ý kiến còn nhiều thiếu sót, vì vậy tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý của các bạn. Cuối cùng, một lần nữa tôi xin kính chúc Đoàn chủ tịch, qúy vị đại biểu và các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc các bạn Đoàn viên học tập tốt và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của Đoàn trường. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp! Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết tham luận

File đính kèm:

  • docBai tham luan ve dao duc dung trong Dai hoi doan truong.doc