Bài tham luận đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn

Việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn đang là vấn đề quan trọng có tính thời sự được nhiều cấp học, bậc học quan tâm, đặc biệt là đối với các trường THCS. Theo chủ trương của Bộ giáo dục – đào tạo cũng như thực tiễn đào tạo hiện nay vẫn đang đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH trong các trường THCS nói riêng. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ : “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện thói quen, nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”. Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS là Vận dụng các PPDH theo hướng phát huy các yếu tố tích cực và những ưu điểm của các PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong học tập, từ đó GV tạo điều kiện tối ưu để học sinh suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn, thực hành nghe, nói, đọc, viết nhiều hơn.Chú trọng vận dụng triệt để và hiệu quả các PPDH đặc thù của bộ môn như:

- PPDH văn: PP đọc sáng tạo; PP dùng lời có nghệ thuật; PP vấn đáp gợi tìm.

- PPDH tiếng Việt và tập làm văn: PP giao tiếp; PP rèn luyện theo mẫu; PP phân tích ngôn ngữ.

- Hướng dẫn học sinh rèn luyện phương pháp tự học và tính tích cực học tập môn ngữ văn: giúp HS biết sử dụng SGK, SBT và các tư liệu tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả

-Vận dụng các hình thức tổ chức học tập kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức dạy theo nhóm tạo dựng không khí học tập thích hợp để HS có thể tranh luận với nhau, với GV và tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13124 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tham luận đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 1.ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. Việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn đang là vấn đề quan trọng có tính thời sự được nhiều cấp học, bậc học quan tâm, đặc biệt là đối với các trường THCS. Theo chủ trương của Bộ giáo dục – đào tạo cũng như thực tiễn đào tạo hiện nay vẫn đang đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH trong các trường THCS nói riêng. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ : “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện thói quen, nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh …”. Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS là Vận dụng các PPDH theo hướng phát huy các yếu tố tích cực và những ưu điểm của các PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong học tập, từ đó GV tạo điều kiện tối ưu để học sinh suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn, thực hành nghe, nói, đọc, viết nhiều hơn.Chú trọng vận dụng triệt để và hiệu quả các PPDH đặc thù của bộ môn như:      - PPDH  văn: PP đọc sáng tạo; PP dùng lời có nghệ thuật; PP vấn đáp gợi tìm.      - PPDH tiếng Việt và tập làm văn: PP giao tiếp; PP rèn luyện theo mẫu; PP phân tích ngôn ngữ.    - Hướng dẫn học sinh rèn luyện phương pháp tự học và tính tích cực học tập môn ngữ văn: giúp HS biết sử dụng SGK, SBT và các tư liệu tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả…    -Vận dụng các hình thức tổ chức học tập kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức dạy theo nhóm tạo dựng không khí học tập thích hợp để HS có thể tranh  luận với nhau, với GV và tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn.   -Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học , sử dụng ĐDDH theo phương châm thiết thực nhất như: Bảng phụ, tranh ảnh, phiếu học tập….chống tình trạng dạy chay, đọc chép. -Không áp đặt, gò bó giờ học theo qui trình cứng nhắc. Cho phép GVBM chủ động, sáng tạo trong thiết kế giờ dạy học trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học. Cho phép GVBM chủ động về thời lượng mỗi tiết bài trên cơ sở thời lượng của từng tuần miến sao phải đảm bảo mục tiêu bài học ( theo chuẩn KTKN).   -Tăng cường cải tiến kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng coi đó là một biện pháp để kích thích học tập môn ngữ văn. Như vậy, có thể nói rằng việc đổi mới PPDH vẫn đang là vấn đề quan trọng có tính thời sự được nhiều cấp học, bậc học quan tâm, đặc biệt là đối với các trường THCS. Mục tiêu đào tạo con người đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành giáo dục đang được đặt ra hết sức cấp thiết. Chính vì thế tìm tòi các PPDH, các giải pháp nhằm vận dụng các PPDH đó theo quan điểm mới ở trên để nâng cao chất lượng dạy học đang được đặt ra cho từng môn học, từng bài học là yêu cầu quan trọng đòi hỏi các giáo viên phải luôn quan tâm. Thực hiện việc đổi mới giáo dục. Từ nhiều năm nay ngành GD – ĐT đã chỉ đạo thay đổi bộ SGK mới và cải tiến phương pháp giảng dạy, chỉ đạo cho các Sở GD tổ chức nhiều hội thảo đúc kết kinh nghiệm và đánh giá chương trình SGK cũng như mở nhiều lớp tập huấn trong các dịp hè để GV tiếp cận và vận dụng công nghệ hiện đại và những thay đổi trọng tâm của giáo dục trong từng cấp học, môn học. Tuy nhiên, việc đổi mới là cả một quá trình, cần có sự giám sát và chỉ đạo kịp thời của các nhà quản lí giáo dục. Vì kết quả của sự đổi mới phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau : Điều kiện cơ sở vật chất, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và sự vận dụng của từng cá nhân – chủ thể là người dạy và đói tượng là người học sẽ mang lại những giá trị khác nhau. Vì thế việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, đồ dùng dạy học và khung chương trình SGK hợp lí với đội ngũ giáo viên được nâng cao về trình độ chuyên môn, ứng dụng thành thạo CNTT vào công tác soạn giảng sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH mạnh mẽ hơn. 2.THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN. a.Thuận lợi. - Tất cả giáo viên được Sở GD – ĐT và phòng GD U Minh tổ chức tập huấn, bồi dưởng về nghiệp vụ chuyên môn hằng năm. - Chỉ đạo PGD, BGH, chuyên môn nhà trường luôn sát sao và chặt chẽ về công tác đổi mới PPDH, thường xuyên tổ chức dự giờ, góp ý, xây dựng giờ dạy chuẩn để GV học tập rút kinh nghiệm. - Trường có phổ biến các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy rộng rải trong HĐSP để giáo viên nghiên cứu vân dụng. b.Khó khăn. - Cơ sở vật chất (phòng học, bàn nghế…) chưa phù hợp cho việc áp dụng một số hình thức học tập tích cực như: hoạt động thảo luận nhóm. - Việc thực hiên đổi mới PPDH chưa thường xuyên, đôi lúc chưa đồng bộ. - Việc áp dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại và khai thác các phần mềm ứng dụng dạy học toán chưa đạt hiểu quả cao. Vì đa số giáo viên chưa thành thạo trong việc sử dụng CNTT trong giảng dạy và trường chưa có máy chiếu để dạy giáo án trình chiếu hay giáo án điên tử. - Còn ảnh hưởng và phụ thuộc vào đối tượng học vì PPDH tác động trực tiếp lên người học, tạo ra kết quả giảng dạy và ngược lại, trình độ của người học chênh lệch quá lớn củng ảnh hưởng mạnh mẻ đến phương pháp người dạy. - Vẫn còn nhiều học sinh quen lối học thụ động, thiếu năng động trong việc tham gia các hoạt động học tập trên lớp, điều đó củng gây khó khăn cho việc áp dụng các PPDH tích cực. -Dạy học theo định hướng đổi mới đòi hỏi mất nhiều thời gian, chuẩn bị cho một tiết dạy rất công phu đòi hỏi nhiều công sức trí tuệ nên một số giáo viên còn ngại . 3.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Trong những năm qua ,việc đổi mới PPDH ở trường THCS Nguyễn Văn Tố nói chung và đối với mônNgữ văn nói riêng đã được chú trọng và có sự đầu tư đúng mức từ công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả nhất định : - Nhiều giáo viên được tham gia lớp tập huấn của sở về việc đổi mới PPDH. - Xây dựng và thực hiện chương trình chi tiết theo hướng đổi mới PPDH. Tổ chức nhiều tiết thao giảng có đổi mới về PPDH Ngữ văn. - Đổi mới PPDH học sinh học tập tích cực hơn, hứng thú học tập hơn. Hs tham gia hoạt động nhiều dẫn đến kết quả học tập được nâng lên. Tất cả những hoạt động thực hiên đổi mới PPDH về cơ bản đã tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường góp phần thúc đẩy chất lượng việc dạy và học ngày càng phát triển. 4. RÚT RA BÀI HỌC. - Đổi mới PPDH thì trước hết người quản lí GD phải giúp cho đội ngủ GV nhận thức sâu sắc về đổi mới PPDH. Vì PPDH phụ thuộc vào người GV và CSVC, trang thiết bị đồ dùng dạy học vì được đầu tư đúng mức sẽ mang lại hiệu quả cao. - Cung cấp các tài liệu và giới thiệu các nguồn tư liệu về đổi mới PPDH cho GV nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm trong tổ chuyên môn. -Trong day – học Ngữ văn, chỉ nên sử dụng CNTT khi thật cần thiết và sử dụng với tỷ lệ ít hơn so với các dạng hoạt động và các phương tiện dạy học khác (như thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, phát vấn, nêu vấn đề …) - Mở hội thảo để GV cùng thảo luận và tham khảo ý kiến học tập lẫn nhau. - Người cán bộ quản lí GD phải là người khởi xướng và giúp đở GV một cách nhiệt tình trong công tác này. - Cùng với tổ chuyên môn dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và giúp đở GV tích cực đổi mới PP giảng dạy, thúc đẩy đổi mới PPDH. 5. GIẢI PHÁP. - Tiếp tục làm chuyển biến, nâng cao hơn nửa nhận thức của đội ngũ GV về vấn đề đổi mới PPDH để từ đó tất cả các GV thấy được sự cần thiết là phải tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH. - Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH trong từng năm học. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH: Các phần mềm trong dạy học toán, hướng dẩn sử dụng máy tính bỏ túi… - Vận dụng linh hoạt các PPDH thích hợp cho từng phân môn, từng đối tượng học sinh: Phối hợp hiệu quả các PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại để một mặt kế thừa tận dụng ưu thế, những mặt tích cực của PPDH truyền thống đồng thời tiếp cận được những tính năng ưu việc cuả PPDH hiện đại phù hợp với xu thế đổi mới. Hình thành phát huy tư duy tích cực, độc lập sáng tạo của HS trong quá trình học tập đó là mục tiêu quan trọng trong định hướng đổi mới PPDH Toán hiện nay . - Tăng cường CSVC và trang thiết bị dạy học hiên đại để GV tiếp cận và ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, sử dụng các phần mềm hổ trợ trong dạy học toán. 6. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ - Cần có sự chỉ đạo cụ thể, mạnh mẽ hơn trong việc đổi mới PPDH thường xuyên và đồng bộ. - Tăng cường trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị có tác dụng hỗ trợ hiệu quả, thiết thực cho thực hiện đổi mới PPDH ngữ văn ở nhà trường như: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh gắn với nội dung các văn bản trong SGK ngữ văn THCS….Hỗ trợ cho HS về SGK và các tài liệu tham khảo gắn với chương trình học tập, - Thường xuyên mở lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin. Sử dụng có hiệu quả các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy môn Ngữ văn. Từ đó giáo viên có dịp giao lưu trao đổi tư liệu và bài giảng, học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Trên đây là một số ý kiến trao đổi về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS Nguyễn Văn Tố. Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của lãnh đạo và đồng ngiệp. Nguyễn Phích, ngày 16 tháng 07 năm 2012 Người viết Trà Trung Đặng

File đính kèm:

  • docTham luan Ngu van.doc
Giáo án liên quan