Bài thi khảo sát đợt 3 năm học 2007-2008 môn: Ngữ văn lớp 8

Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất :

 “ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình mà phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa , hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển;hoặc vui thú vườn ruộng , hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước; hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều , tấm thân quý ngàn vàng khôn cuộc, vả lại dù vợ bìu con díu , việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù;chén rượu ngon không để làm giặc chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt , đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà, mà bổng lộc của các người cũng mất; chẳng những gia quyến ta bị tan ; mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những thân kiếp ta bị giày xéo, mà phần mộ của cha mẹ các người cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục ; rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ , dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi khảo sát đợt 3 năm học 2007-2008 môn: Ngữ văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường thcs phú lương Bài thi khảo sát đợt 3 họ tên............................................. năm học 2007-2008 lớp.................... Môn: ngữ văn-lớp 8 Lời phê của cô giáo Điểm ( Thời gian làm bài: 90 phút) I. phần trắc nghiệm : (3 điểm, mỗi câu đúng đợc 0,25 điểm) Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất : “ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình mà phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa , hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển;hoặc vui thú vườn ruộng , hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước; hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều , tấm thân quý ngàn vàng khôn cuộc, vả lại dù vợ bìu con díu , việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù;chén rượu ngon không để làm giặc chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt , đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà, mà bổng lộc của các người cũng mất; chẳng những gia quyến ta bị tan ; mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những thân kiếp ta bị giày xéo, mà phần mộ của cha mẹ các người cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục ; rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ , dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?” ( Ngữ văn 8 – tập 2) 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Hịch tướng sĩ. C. Đại cáo bình Ngô. Chiếu dời đô. D. Bàn luận về phép học 2. Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? A. Chiếu. B. Cáo. C Hịch D. Thơ. 3. Hịch là thể văn như thế nào? A. Hịch là thể loại văn nghị luận B. Do vua chúa tướng lĩnh của các phong trào viết. C. Dùng để cổ động thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống giặc . D. Cả ba phương án A,B,C đều đúng 4. Đặc điểm của hịch là : A. Có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục. B. Khích lệ tinh thần tình cảm của người nghe. C. Thường được viết theo lố văn biền ngẫu. D. Cả ba phương án ( A, B, C) đếu đúng. 5. Bao trùm lên đoạn trích trên là tư tưởng gì? Lo lắng cho vận mệnh đất nước. Tinh thần lạc quan , yêu đời. Căm thù giặc sâu sắc. Lòng tự hào dân tộc. Trong câu “ Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” đã sử dụng kiểu hành động nói nào? A. Hành động trình bày. C. Hành dộng hỏi. Hành động bộc lộ cảm xúc. D. Hành động điều khiển. Câu văn “ Lúc bấy giờ , ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào” Là kiểu câu gì? A. Câu cảm thán. C. Câu trần thuật. B Câu nghi vấn. D. Câu cầu khiến. 8. Câu “ Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì? A. Câu cảm thán. C. Câu Phủ định. B Câu nghi vấn. D. Câu cầu khiến. 9. Dòng nào phù hợp với từ “ tiêu khiển” trong câu “ Hoặc lấy việc chọi gà làm tiêu khiển”. A. Sát phạt trả thù. C. Làm giàu. B. Giải trí , vui chơi. D. Luyện tập binh pháp. 10. Trong đoạn văn trích dẫn trên, tác giả thuyết phục người đọc , người nghe bằng một lối văn nghị luận như thế nào? A. Dùng nhiều điệp ngữ , phép liệt kê, so sánh và các hình ảnh. B. Sử dụng câu văn biền ngẫu , cân đối , nhịp nhàng. C. Lí lẽ sắc sảo kết hợp vói tình cảm thống thiết. D. Cả ba phương án A,B,C) đều đúng. 11. Trong đoạn văn nghị luận trên, có chứa yếu tố biểu cảm không? A. Có B. Không. 12. Đoạn văn trên Trần Quốc Tuấn viết khi dân tộc ta đang chống quân xâm lược nào? A. Quân Nam Hán. C. Quân Minh. B. Quân Nguyên Mông. D. Cả ba phương án A,B,C đếu sai. II / Tự luận:( 7 Điểm) Bao trùm lên đoạn trích trên( Phần I) là tấm lòng băn khoăn , lo lắng đối với vận mệnh đất nước. Hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả , hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, và làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên. Trường thcs phú lương. Đáp án và biểu điểm Đề khảo sát đợt 3 : Ngữ văn 8 I / Trắc nghiệm : ( 3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 Câu11 Câu12 A C D D A B A C B D A B II/ Tự luận: ( 7 Điểm) . Nội dung:Phải đảm bảo yêu cầu sau. - Giới thiệu được vài nét về trần Quốc Tuấn ( Năm sinh, năm mất, quê quán,Những đóng góp của ông trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước) - Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm - Làm sáng tỏ được tấm lòng băn khoăn, lo lắng cho vận mệnh của dân tộc của trần Quốc Tuấn.Trước sự hoành hành của giặc , trước hoạ xâm lược của đế quốc Nguyên Mông, trước sự thờ ơ của tướng sĩ. - Cần phân tích được hàng loạt dẫn chứng bằng một loạt câu hỏi mà Trần Quốc Tuấn hỏi các tướng sĩ. - Phân tích việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ, cấu trúc của câu, làm cho lời phân tích của câu càng thêm mạnh mẽ.Qua đó tướng sĩ phải suy nghĩ, day dứt mà tự trả lời, tự khẳng định. - Những câu hỏi có sức nay động mạnh mẽ. Những câu hỏi làm chuyển biến nhận thức tâm tư. Những câu hỏi giục giã kêu gọi đánh giặc cứu nước. 2. Hình thức: - Bố cục ba phần rõ ràng , mạch lạc. - Làm đúng thể loại văn nghị luận chứng minh. - Xây dựng được các đoạn văn có luận điểm phù hợp với yêu cầu của bài. - Bài viết không sai lỗi câu, lỗi chính tả. Biểu điểm - Điểm 6, 7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên về nội dung và hình thức. -Điểm 4,5 : Đáp ứng cơ bản về nội dung và hình thức có thể có một vài sai xót nhỏ nhưng nhất thiết phải đầy đủ nội dung các sự việc như đã nêu - Điểm 2,3 : đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày có thể hạn chế dẫn chứng, và chưa phân tích đựoc dẫn chứng. - Điểm 1:Bài viết yếu,sắp xếp lộn xộn diễn đạt hạn chế.

File đính kèm:

  • docbai khao sat hkII.doc
Giáo án liên quan