Bài thu hoạc kiến tập tại trường : Tiểu Học Đam San – Ea Nam – EaHleo – Đăklăk

- Họ và tên sinh viên : Huỳnh Thị Thanh Thảo.

- Giới tính : nữ.

- Ngày sinh : 05/08/1986

- Nơi sinh : EaHleo – Đăklăk

- Chuyên ngành đào tạo : Sư phạm Tiểu Học.

- Lớp : SGT02. Khoa Tiểu Học –Mầm Non. Trường Đại Học Quảng Nam.

- Hệ đào tạo : Trung cấp. Khoá đào tạo: Khoá K10 (2010-2012)

- Kiến tập tại trường : Tiểu Học Đam San – Ea Nam – EaHleo – Đăklăk

- Hiệu trưởng trường kiến tập : Phạm Văn Khôi.

- Thời gian kiến tập : Từ ngày 14/11/2011 đến ngày 04/12/2011,

- Số buổi đến trường : 30 buổi

Thâm nhập thực tế và tìm hiểu trường Tiểu học

Ngay từ những buổi đầu đặt chân vào trường Tiểu Học Đam San còn lạ lẫm,và nhiều bỡ ngỡ, để giúp chúng em làm quen với môi trường mới, thầy Hiệu Trưởng và các thầy cô khác đã rất nhiệt tình tổ chức những buổi sinh hoạt làm quen với giáo viên hướng dẫn (GVHD), tìm hiểu vài nét về tình hình địa phương, về trường Đam San và công tác Đoàn - Đội của trường. Trong quá trình lắng nghe em đã ghi chép cẩn thận một số ý chính.

Trong thời gian kiến tập, em có cơ hội tham dự các tiết dự giờ, học hỏi phương pháp giảng dạy ngoài thực tế từ các Giáo Viên Bộ Môn (GVBM) là cô Trần Thị Liên , Mai Thị Tuyết. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là cô Trần Thị Ái em được dự giờ, được lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm tác phong một GVCN, cách quản lý lớp tốt. Song song đó, việc quan sát, lắng nghe các em học sinh (HS) cũng cho em một số hiểu biết về tâm lý HS Tiểu Học về sự khác biệt giữa những em học giỏi và những em học dở, những em có đạo đức tốt và những em cá biệt.nhưng lại có chung một điểm: rất hồn nhiên,vô tư, rất vâng lời và lễ phép với thầy cô. Chính nét hồn nhiên đó, chính những nụ cười vô tư đó của các em đã thôi thúc em thêm yêu ngành sư phạm, quyết tâm tiếp tục học tập và phấn đấu vì thế hệ trẻ thân yêu. Đồng thời, thầy cô luôn tạo điều kiện cho em thoải mái tự nhiên, không gây áp lực, cho em nhiều cơ hội học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Tất cả những điều đó cho em một đáp án: “Mình đã không sai khi bước vào sư phạm.”

Cuối cùng là lắng nghe tâm sự trao đổi ý kiến giữa cô và trò ở phòng giáo viên, ở trong lớp, trong trường, . Cách tìm hiểu này giúp em thắt chặt thêm tình cô trò giữa sinh viên kiến tập (SVKT) và các giáo viên. Đồng thời, cho em cơ hội hiểu biết thêm về lớp, về từng em HS, về nỗi lòng của những người “vì sự nghiệp trăm năm trồng người.

Có thể nói mục tiêu của đợt kiến tập sư phạm là giúp sinh viên tìm hiểu môi trường làm việc trong tương lai, quy trình lên lớp và thực hành giảng dạy học sinh tiểu học. Sinh viên hiểu rõ hơn tâm – sinh lý của học sinh, từ đó tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm trong nghề nghiệp sau này. Thiết thực hơn, giáo sinh có thể tiếp tục định hướng phấn đấu trong tương lai, quyết định những việc cần làm để trau dồi khả năng sư phạm, có ý chí tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt quá trình học tập hệ trung cấp. Với những kiến thức thu thập và được tổng hợp trong bài báo cáo này, sinh viên học được cách làm việc khoa học, có hệ thống, chặt chẽ và linh hoạt. Bản thu hoạch là thành quả lao động nghiêm túc trong suốt ba tuần kiến tập, được thực hiện theo sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trưởng đoàn và giáo viên phụ trách. Đây cũng là tường trình của chúng em về những kiến thức thu thập được. Ba tuần không phải là khoảng thời gian dài nhưng đủ để chúng em có ba tuần đáng nhớ, tận mắt chứng kiến và học hỏi được nhiều điều từ thực tế giảng dạy đa dạng, phức tạp. Tin rằng đợt kiến tập là trải nghiệm quý giá cho nghề nghiệp của chúng em sau này.

Nhận thức của bản thân về công việc này:

Đó là hoạt động tổng hợp giữa thầy và trò: GV điều khiển, chỉ đạo; HS năng động, tư duy, sáng tạo tích cực trong mọi tình huống để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học.

Người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục nhân cách, đạo đức cho cả một thế hệ trẻ. Vì vậy, người dạy trước tiên phải là người mẫu mực, có uy tín, có đạo đức, có học lực bền vững và tác phong sư phạm tốt để cho các em nhỏ tin yêu, nể phục và vâng lời làm theo lời dạy của mình

Việc dạy học phải có phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS, tùy độ tuổi, tùy đặc điểm của từng lớp mà người dạy có những giáo án, những phương pháp giảng dạy khác nhau.

Nhiệm vụ:

- Hiệu trưởng báo cáo thực tế hoạt động của trường. Sinh viên ghi nhận lại kết quả của quá trình thâm nhập thực tế ở trường Tiểu học Đam San.

- Lên kế hoạch dự giờ, dự sinh hoạt chủ nhiệm,d ự sinh hoạt công tác đội - sao.

- Nhận lịch dự giờ và soạn giáo án.

- Gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn về giáo án cần soạn.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Đam San và toàn thể quý thầy cô cùng các em học sinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho đợt kiến tập. Lịch kiến tập, việc phổ biến một số vấn đề về trường tiểu học, phân công giáo viên phụ trách, tất cả đều được chuẩn bị rất chu đáo, giúp em hoàn thành nhiệm vụ kiến tập một cách tốt nhất.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 22031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạc kiến tập tại trường : Tiểu Học Đam San – Ea Nam – EaHleo – Đăklăk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ YẾU LÍ LỊCH - Họ và tên sinh viên : Huỳnh Thị Thanh Thảo. - Giới tính : nữ. - Ngày sinh : 05/08/1986 - Nơi sinh : EaHleo – Đăklăk - Chuyên ngành đào tạo : Sư phạm Tiểu Học. - Lớp : SGT02. Khoa Tiểu Học –Mầm Non. Trường Đại Học Quảng Nam. - Hệ đào tạo : Trung cấp. Khoá đào tạo: Khoá K10 (2010-2012) - Kiến tập tại trường : Tiểu Học Đam San – Ea Nam – EaHleo – Đăklăk - Hiệu trưởng trường kiến tập : Phạm Văn Khôi. - Thời gian kiến tập : Từ ngày 14/11/2011 đến ngày 04/12/2011, - Số buổi đến trường : 30 buổi                     Thâm nhập thực tế và tìm hiểu trường Tiểu học Ngay từ những buổi đầu đặt chân vào trường Tiểu Học Đam San còn lạ lẫm,và nhiều bỡ ngỡ, để giúp chúng em làm quen với môi trường mới, thầy Hiệu Trưởng và các thầy cô khác đã rất nhiệt tình tổ chức những buổi sinh hoạt làm quen với giáo viên hướng dẫn (GVHD), tìm hiểu vài nét về tình hình địa phương, về trường Đam San và công tác Đoàn - Đội của trường. Trong quá trình lắng nghe em đã ghi chép cẩn thận một số ý chính. Trong thời gian kiến tập, em có cơ hội tham dự các tiết dự giờ, học hỏi phương pháp giảng dạy ngoài thực tế từ các Giáo Viên Bộ Môn (GVBM) là cô Trần Thị Liên , Mai Thị Tuyết. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là cô Trần Thị Ái em được dự giờ, được lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm tác phong một GVCN, cách quản lý lớp tốt. Song song đó, việc quan sát, lắng nghe các em học sinh (HS) cũng cho em một số hiểu biết về tâm lý HS Tiểu Học về sự khác biệt giữa những em học giỏi và những em học dở, những em có đạo đức tốt và những em cá biệt.nhưng lại có chung một điểm: rất hồn nhiên,vô tư, rất vâng lời và lễ phép với thầy cô. Chính nét hồn nhiên đó, chính những nụ cười vô tư đó của các em đã thôi thúc em thêm yêu ngành sư phạm, quyết tâm tiếp tục học tập và phấn đấu vì thế hệ trẻ thân yêu. Đồng thời, thầy cô luôn tạo điều kiện cho em thoải mái tự nhiên, không gây áp lực, cho em nhiều cơ hội học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Tất cả những điều đó cho em một đáp án: “Mình đã không sai khi bước vào sư phạm.” Cuối cùng là lắng nghe tâm sự trao đổi ý kiến giữa cô và trò ở phòng giáo viên, ở trong lớp, trong trường, .... Cách tìm hiểu này giúp em thắt chặt thêm tình cô trò giữa sinh viên kiến tập (SVKT) và các giáo viên. Đồng thời, cho em cơ hội hiểu biết thêm về lớp, về từng em HS, về nỗi lòng của những người “vì sự nghiệp trăm năm trồng người. Có thể nói mục tiêu của đợt kiến tập sư phạm là giúp sinh viên tìm hiểu môi trường làm việc trong tương lai, quy trình lên lớp và thực hành giảng dạy học sinh tiểu học. Sinh viên hiểu rõ hơn tâm – sinh lý của học sinh, từ đó tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm trong nghề nghiệp sau này. Thiết thực hơn, giáo sinh có thể tiếp tục định hướng phấn đấu trong tương lai, quyết định những việc cần làm để trau dồi khả năng sư phạm, có ý chí tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt quá trình học tập hệ trung cấp. Với những kiến thức thu thập và được tổng hợp trong bài báo cáo này, sinh viên học được cách làm việc khoa học, có hệ thống, chặt chẽ và linh hoạt. Bản thu hoạch là thành quả lao động nghiêm túc trong suốt ba tuần kiến tập, được thực hiện theo sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trưởng đoàn và giáo viên phụ trách. Đây cũng là tường trình của chúng em về những kiến thức thu thập được. Ba tuần không phải là khoảng thời gian dài nhưng đủ để chúng em có ba tuần đáng nhớ, tận mắt chứng kiến và học hỏi được nhiều điều từ thực tế giảng dạy đa dạng, phức tạp. Tin rằng đợt kiến tập là trải nghiệm quý giá cho nghề nghiệp của chúng em sau này. Nhận thức của bản thân về công việc này: Đó là hoạt động tổng hợp giữa thầy và trò: GV điều khiển, chỉ đạo; HS năng động, tư duy, sáng tạo tích cực trong mọi tình huống để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học. Người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục nhân cách, đạo đức cho cả một thế hệ trẻ. Vì vậy, người dạy trước tiên phải là người mẫu mực, có uy tín, có đạo đức, có học lực bền vững và tác phong sư phạm tốt để cho các em nhỏ tin yêu, nể phục và vâng lời làm theo lời dạy của mình Việc dạy học phải có phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS, tùy độ tuổi, tùy đặc điểm của từng lớp mà người dạy có những giáo án, những phương pháp giảng dạy khác nhau. Nhiệm vụ: - Hiệu trưởng báo cáo thực tế hoạt động của trường. Sinh viên ghi nhận lại kết quả của quá trình thâm nhập thực tế ở trường Tiểu học Đam San. - Lên kế hoạch dự giờ, dự sinh hoạt chủ nhiệm,d ự sinh hoạt công tác đội - sao. - Nhận lịch dự giờ và soạn giáo án. - Gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn về giáo án cần soạn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Đam San và toàn thể quý thầy cô cùng các em học sinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho đợt kiến tập. Lịch kiến tập, việc phổ biến một số vấn đề về trường tiểu học, phân công giáo viên phụ trách,…tất cả đều được chuẩn bị rất chu đáo, giúp em hoàn thành nhiệm vụ kiến tập một cách tốt nhất. UBND TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc Trường: Tiểu Học Đam San EaH'Leo, ngày 20 tháng 11 năm 2011 BÀI THU HOẠCH NỘI DUNG I Tìm hiểu thực tế giáo dục - xã hội Họ và tên sinh viên : Huỳnh Thị Thanh Thảo - Lớp: TCSGT02 Trường kiến tập sư phạm: Trường Tiểu Học Đam San Thời gian kiến tập sư phạm: Từ ngày 14/11/2011 đến ngày 04/12/2011 NỘI DUNG THU HOẠCH I. TÌNH HÌNH KT – XH EaNam là một xã có 20 thôn buôn với tổng diện tích toàn xã là 17.227 ha trong đó ngoài diện tích đất rừng thì diện tích còn lại chủ yếu là cà fê và cây nông sản. Toàn xã có 10.439 nhân khẩu trong đó đồng bào tại chỗ chiếm khoảng 47 % tổng số dân trên địa bàn. Trường Tiểu học Đam San được thành lập tháng 8 năm 2004, nằm trên địa bàn buôn Briêng B cách trung tâm xã 3.5 km, nhân dân trên địa bàn chủ yếu là đồng bào tại chỗ với cách sản xuất còn lạc hậu. Đời sống của nhân dân hầu như chỉ dựa vào việc trồng cây nông sản ngắn ngày. Chính vì vậy, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về công tác giáo dục còn thấp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục của nhà trường. 1. Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo, động viên kịp thời của lãnh đạo cấp trên, và sự phối hợp thường xuyên của các ban ngành, các tổ chức trên địa bàn, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ HS. Trường đã đủ phòng học cho học sinh học 2 ca. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn, trên chuẩn và có nhận thức rõ ràng về vai trò nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện nay, phần lớn CB – GV trẻ, nhiệt tình xông xáo trong công việc, luôn tự trau dồi và rèn luyện đạo đức chuyên môn. Từ Ban giám hiệu đến giáo viên là một tập thể thống nhất luôn đoàn kết nhất trí cao trong mọi công việc. 2. Khó khăn: Đội ngũ giáo viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, kiến thức và kỹ năng tin học còn hạn chế, đại đa số cán bộ, giáo viên không biết tiếng đồng bào tại chỗ nên có nhiều ảnh hưởng đến việc giao tiếp và giảng dạy. Hơn 60 % CB – GV có nhà ở cách xa trường từ 8 đến 15 km nên có nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là công tác phong trào. Với gần 80% học sinh là con em đồng bào thiểu số thường xuyên vắng học luôn có thói quen theo cha mẹ đi rẫy. Cha mẹ học sinh có nhận thức chưa cao về công tác giáo dục, còn chưa quan tâm đến việc học hành của con em. Tỷ lệ HS 5 tuổi ra học các lớp Mẫu giáo rất thấp, HS lớp 1 chưa có thói quen học tập, kỹ năng giao tiếp trong trường học còn yếu, đa số các em chưa nói được tiếng phổ thông, từ đó có nhiều ảnh hưởng trong việc tiếp thu kiến thức nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Địa bàn giáo dục do nhà trường quản lý rộng, đường dốc và thường lầy lội vào mùa mưa, nhiều em khi đến trường phải vượt qua 5 đến 7 km nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, trường chưa có thư viện và các phòng chức năng. Khuôn viên rộng, cây xanh còn ít, chưa có hàng rào khép kín, nhiều lối ngõ đi lại nên việc học tập cũng như bảo vệ cơ sở vật chất còn có nhiều ảnh hưởng. Do đó nhà trường có các chủ trương đã, đang và tiếp tục thực hiện như: - Tổ chức tuyên truyền đến tất cả đội ngũ CB – GV, CNV và HS trong trường nắm và hiểu rõ chủ đề năm học: “Năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, từ đó có nhiều biện pháp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Mỗi thầy cô hãy dạy thực chất, mỗi học sinh phải học thực chất, thi thực chất để có những thành tích thực chất. Có nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. - Xây dựng nhà trường an toàn, văn minh, có trật tự, kỷ cương, có môi trường giáo dục và đời sống văn hóa lành mạnh. Phối hợp với BCH công đoàn tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. - Xây dựng đội ngũ giáo viên vững vàng về tư tưởng chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, mọi giáo viên đều có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để ngày càng có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Tập trung chỉ đạo dạy học và đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, đổi mới đánh giá học sinh, thực hiện dạy tích hợp các môn học, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học. - Chú trọng bồi dưỡng HS giỏi, thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh dân tộc, học sinh khuyết tật học hòa nhập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất, giáo dục môi trường và an toàn giao thông. - Trường ra sức củng cố và nâng cao kết quả phổ cập GDTH - CMC, phấn đấu làm tốt và hoàn thành công tác PCTH đúng độ tuổi, huy động mọi nguồn lực để xây dựng và từng bước hoàn thành các tiêu chí trường chuẩn quốc gia. - Tăng cường công tác chỉ đạo thanh kiểm tra, tổ chức xây dựng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn nghề nghiệp theo QĐ số 14/QĐ - BGD của bộ GD và ĐT. - Tạo mọi điều kiện để dự án SEQAP được triển khai tại trường về bảo đảm chất lượng trường học. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, phát động phong trào tự làm đồ dùng học tập và có kế hoạch để giáo viên sử dụng tối đa hiệu quả đồ dùng, thiết bị được cấp. Đồng thời: - Vận động tuyên truyền các tổ chức ban ngành và quần chúng nhân dân trên địa phương quan tâm và coi trọng sự nghiệp giáo dục. Với phương châm giáo dục là trách nhiệm của toàn dân. - Họp CMHS đến từng khối lớp, từng thời điểm để phát huy tối đa mối quan hệ GĐ – NT – XH. - Thực hiện công tác dân chủ hóa trường học. Huy động các nguồn lực, cải thiện môi trường học tập nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho trẻ học tập - Phối hợp với PHHS phát huy việc tự học của học sinh tại gia đình. Kết quả học tập của học sinh sẽ được thông báo thường xuyên cho PHHS vào lúc có kết quả các lần kiểm tra định kỳ. II. TRƯỜNG TIỂU HỌC MANG TÊN ĐAM SAN 1. Vài nét về tên trường "Đam San": Đam San là một người anh hùng trong sử thi của người Ê Đê ở Tây nguyên. Anh hùng Đam San là nhân vật chính trong trường ca, sử thi bài ca về chàng Đam San. Bộ sử thi dài Đam San (2077 câu), thể hiện nét lịch sử văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Truyện kể rằng Theo tục "nối dây", Đam san phải lấy hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí làm vợ. Anh đã chống lại, nhưng bị trời lấy ống điếu gõ vào đầu 7 lần " Đam san  chết lịm, rồi Trời cho sống lại". Cuối cùng  Đam san  phải làm theo lời Trời. Đam san  trở thành tù trưởng giàu mạnh, danh tiếng vang lừng rừng núi, "đầu đội khăn kép, vai mang túi da". Đam san  đã cùng bộ tộc đánh thắng hai tù trưởng hùng mạnh khác là Mơtao Grứ và Mơtao Mơxây, bắt được nhiều nô lệ, thu được nhiều tài sản quý báu. Ngang tàng coi thường thần linh, Đam san chặt cây thần. Chặt mãi cây mới đổ. Cây đổ quật chết cả hai nàng Hơ Nhí và Hơ Bhí. Anh vác rìu đi lên trời, cầu xin Trời cứu sống vợ anh. Đang sống trong yên vui giàu có, Đam san  lại lên đường đi bắt Nữ thần Mặt Trời để có "hai vợ lẽ... vợ thật đẹp”. Cuộc cầu hôn thất bại, anh trở lại quê nhà, bị chết lún giữa rừng của bà Sun Y Rít. Đam san  chết, cháu Đam san  ra đời, lại theo tục "nối dây" đi tiếp hành trình của cậu chàng, dấn thân vào cuộc chiến đấu mới.Đó chính là nội dung tóm tắt truyện kể về người anh hùng Đam San. Có thể nói từ bao đời nay, người Ê-Đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác truyện kể về người anh hùng Đam San, bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao Sử thi anh hùng Đam San quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-Đê, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ. Người anh hùng Đam San đã chứng tỏ được tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của mình. Để ghi nhớ chiến công lừng lẫy của người anh hùng Đam San được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo, sự nhất trí của tập thể CB, GV, NV nhà trường và sự đồng thuận của người dân Ê Đê nói chung và người dân trên địa bàn nói riêng, nhà trường đã lấy tên Đam San đặt tên cho ngôi trường tiểu học. Đó chính là Trường Tiểu Học Đam San được thành lập vào tháng 8 năm 2004. Người Ê Đê mong muốn và hy vọng rằng những đứa con của họ sẽ học giỏi, khỏe mạnh và dũng cảm giống như người anh hùng Đam San. 2. Cơ cấu quản lý, tổ chức: Trường tiểu học Đam San thực hiện nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn thôn 5, thôn 7, buôn Briêng A, buôn Briêng B và buôn Briêng C dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà trường gồm 7 đảng viên, người có tuổi đảng nhiều nhất là 12 năm và người có tuổi đảng ít nhất là 1 năm. Các tổ chức, đoàn thể: công đoàn, chi đoàn, tổ khối, liên đội Tổng số CB, GV, NV của trường: 32, trong đó: Cán bộ quản lý: 02 (1 Hiệu trưởng và 1 Phó hiệu trưởng) Giáo viên chủ nhiệm: 20 Giáo viên năng khiêu: 03 (gồm: Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc) Giáo viên tổng phụ trách: 01 Nhân viên: 06 (Kế toán, văn thư, thư viện, thiết bị, y tế học đường, bảo vệ) + Chi Đoàn: Có 1 chi Đoàn: tổng số Đoàn viên là 12 giáo viên Ban Chấp Hành: 03 Bí thư: Vũ Thị Ngọc Phó Bí Thư + Tổng Phụ Trách: Mai Thị Hằng + Công Đoàn cơ sở: 100% nhân viên, giáo viên là đoàn viên + Liên Đội: Có 5 chi Đội với 145 đội viên Ban Chỉ Huy: 20 HS; Liên Đội trưởng: Phạm Nguyễn Thanh Xuân, lớp 5a. + chất lượng: trong 3 năm học 2008-2009, 2009-2010,2010-2011 các tổ chức đoàn thể đã đạt được các danh hiệu sau: -Chi bộ trong sạch vững mạnh Công đoàn tiên tiến xuất sắc Đoàn thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ Đội thiếu niên hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ Tập thể GV có tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, tận tụy với nghề nghiệp hết lòng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. - Các đoàn thể trong nhà trường đều đạt danh hiệu: “Vững mạnh xuất sắc” - Chi bộ liên tục được công nhận: “Chi bộ trong sạch, vững mạnh" 3. Công tác chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp: a. Công tác chuyên môn Các tổ khối chuyên môn chủ động trong các hoạt động của khối: - Lên kế hoạch hoạt động của tổ khối hàng tháng, học kì và cả năm học. - Tổ chức các chuyên đề ở các phân môn, tổ chức triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm. - Thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm thường xuyên hàng tháng. - Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tổ khối. - Tổ chức, động viên việc tự làm đồ dùng dạy học của GV trong tổ khối. - Tổ chức nghiên cứu chuyên đề đổi mới phương pháp giáo dục. - Tổ chức phụ đạo HS yếu. b. Công tác chủ nhiệm lớp: - Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và tích cực đổi mới phương pháp dạy học. - Tiếp tục lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, kĩ năng sống cho HS trong các tiết dạy nhằm giúp HS dần thích nghi và có kĩ năng giao tiếp tốt. - Tổ chức được các tiết dạy theo hướng hoạt động, tận dụng không gian giảng dạy (trong lớp, ngoài sân,…), phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. - Nghiêm túc trong việc xây dựng hồ sơ sổ sách, chế độ hội họp. - Gương mẫu trước học sinh: Trang phục lịch sự, lời nói nhỏ nhẹ, cử chỉ dịu dàng, thái độ đúng mực, tôn trọng học sinh. - GV có tác phong nghiêm túc, đến lớp đúng giờ, thực hiện đầy đủ ngày giờ công theo quy định. - Giáo dục đạo đức thông qua các môn học, phát huy vai trò tổ chức Đội, chú ý sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu tuần, các phong trào thi đua, sinh hoạt theo chủ điểm hàng tháng - Giáo viên được nâng cao và củng cố chuyên môn, 98% GV đạt tay nghề khá và tốt - Mỗi GVCN luôn có trách nhiệm với HS của mình, gần gũi với HS, thương yêu HS, nắm rõ đối tượng của mình để có phương pháp GD phù hợp đạt hiệu quả. - Mỗi GV luôn luôn phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, luôn tìm tòi nghiên cứu, áp dụng trong quá trình giảng dạy, để từ đó có những SKKN cho bản thân mình và đồng nghiệp học tập. - Mỗi giáo viên phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo: Là những nhà giáo mẫu mực (Phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp) - Thường xuyên tổ chức thi GV giỏi, thi HS giỏi các môn ở cấp trường. Tổ chức thi viết chữ đẹp cấp trường để chuẩn bị bồi dưỡng thi cấp thị. - Tổ chức các cuộc thi Olympic cho HS vào những tháng cuối năm học. - Chỉ đạo GV nghiên cứu kĩ SGK và SGV để thực hiện giảng dạy cho đúng. Thực hiện tốt các hoạt động trò chơi học tập để tạo sự thoải mái về tâm lý cho HS. - GV thường xuyên sử dụng hiệu quả các đồ dùng - thiết bị dạy học. Tuy nhiên vẫn còn một số GV yếu về kỹ năng sử dụng máy tính dẫn đến một số bài soạn chất lượng chưa tốt. Trong năm qua nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng của GV và HS như: thi GVCN giỏi cấp trường, chữ viết đẹp cấp trường cho cả GV và HS; tổ chức thao giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; thi chọn HSG cấp trường, tổ chức Hội khoẻ phù đổng, thi hát dân ca cấp trường … Đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao với các trường bạn, tổ chức sân chơi trí tuệ, các trò chơi mang tính dân gian tạo không khí vui tươi đoàn kết trong GV và HS. * Kết quả xếp loại năm học 2011 - 2012: - Xếp loại GV theo QĐ 14 về chuẩn nghề nghiệp GV: Giỏi: 06 Khá: 13 TB: 01 - Xếp loại GV theo QĐ 06/BNV: Xuất sắc: 6 ; Khá: 13 TB: 01 GV soạn giảng đúng quy định, vận dụng linh hoạt nội dung, chương trình, thời gian các tiết học, môn học để đảm bảo kết quả học tập. - GV tham gia đầy đủ và có chất lượng các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy. - giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi, GV chủ nhiệm giỏi; thi đọc diễn cảm, thi viết chữ đẹp cho giáo viên; soạn giáo án điện tử ….. - 100% GV thường xuyên sử dụng hiệu quả, phát huy tác dụng đồ dùng dạy học hiện có. - 100% giáo viên thực hiện tốt kỷ luật lao động, thực hiện tốt qui chế chuyên môn, qui chế công chức; tham gia và thực hiện tốt qui định, chủ trương ở địa phương, tất cả gia đình giáo viên được công nhận là gia đình văn hóa. - Soạn giảng giáo án điện tử: 01 tiết/01 GV/ học kỳ (đối với GV soạn bài bằng máy vi tính) - Có đội tuyển giáo viên tham gia các cuộc thi cấp huyện và phấn đấu đạt giải. - Phát động phong trào viết SKKN, mỗi SKKN phải được thực hiện và trải nghiệm qua quá trình lao động sáng tạo, được từng cá nhân trăn trở, ấp ủ và ghi lại để mọi người cùng tham khảo và học tập. Cụ thể (cấp trường): loại A: 2 loại B: 2 loại C: 2 - 100 % GV được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV Tiểu học đạt loại khá trở lên. - 100 % GV được đánh giá theo TT 06/BNV đạt loại khá trở lên. - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 03; cấp trường: 08 - Hồ sơ: Tốt : 12 bộ; Khá: 8 bộ 4. Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất tạm đủ phục vụ cho công tác dạy và học hai ca. Gồm 12 phòng học, 01 phòng làm hội trường, 01 phòng dùng chung cho các hoạt động của bộ phận hành chính. Mua mới 90 bộ bàn ghế học sinh đạt chuẩn, 01 bộ bàn ghế văn phòng và đã làm được gần 600 m2 sân bê tông từ nguồn vốn đóng góp của cha mẹ học sinh. 5. Công tác thi đua: Nhà trường phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức phát động thi đua và duy trì trong cả năm học có đánh giá tổng kết. Cụ thể trong năm qua đã tổ chức được nhiều đợt thi đua như: thi đua chào mừng năm học mới, thi đua lập thành tích kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, thi đua sử dụng đồ dùng dạy học, thi đua lập thành tích kỷ niệm ngày 8 tháng 3. Đặc biệt nhà trường đã phát động và thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đã đạt kết quả tốt, thực sự góp phần thúc đẩy phong trào giảng dạy và học tập trong nhà trường. Nhìn chung các hoạt động thi đua của trường năm qua đã diễn ra sôi nổi, có nhiều cá nhân đã khắc phục khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình trở thành những cá nhân tiêu biểu cho phong trào. * Một số thành tích nổi bật năm học 2010-2011: - Chiến sĩ thi đua: 01 - Lao động tiên tiến: 09 - Tham dự và đạt giải ba toàn đoàn trong Hội thi HS hát dân ca cấp huyện. - Giải C Hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. - 01 GV có SKKN được xếp loại B cấp huyện - GV thi đọc diễn cảm cấp huyện: đạt 01 giải ba và công nhận: 3 - Công đoàn đạt vững mạnh. - Liên đội đạt vững mạnh. III. TÌNH HÌNH HỌC SINH - Duy trì và ổn định sĩ số đã tuyển sinh từ đầu năm học. - Nâng cao chất lượng dạy học để góp phần thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học. - Phối kết hợp với UBND phường và các tổ chức xã hội để chăm sóc, giáo dục học sinh nhằm giảm tối đa học sinh lưu ban và bỏ học. * Năm học 2011-2012, trường có 437 học sinh/19 lớp. Cụ thể: Khối Số lớp ( lớp) TSHS ( em) Nữ ( em) Dân tộc ( em) Nữ dân tộc ( em) Ghi chú I 4 85 34 65 24 II 3 75 33 53 23 III 4 89 53 64 37 IV 4 89 37 68 30 V 4 99 57 69 38 CỘNG 19 437 214 319 152 - Chất lượng học lực và hạnh kiểm của HS năm học 2010-2011 + Học lực: G: 14 % ; K: 23.1 % ; TB: 55.9 % ; Y: 6 % + Hạnh kiểm: Thực hiện đủ: 99.6 % ; Thực hiện chưa đủ: 0.4 %: + Học sinh giỏi cấp trường: 40 em + Học sinh giỏi cấp huyện: 5 em + Lớp vở sạch chữ đẹp: 06 lớp ( các lớp 1a ; 2a ; 3c ; 4a ; 5a, 5b ) - Chất lượng khảo sát đầu năm: Giỏi: 9.1 % Khá: 17.4 % Trung bình: 59.9 % Yếu: 13.6 % Nhận xét: Với gần 80% học sinh là con em đồng bào thiểu số thường xuyên vắng học luôn có thói quen theo cha mẹ đi rẫy. Cha mẹ học sinh có nhận thức chưa cao về công tác giáo dục, còn chưa quan tâm đến việc học hành của con em. Đặc biệt là sau 3 tháng hè được nghỉ cùng gia đình hầu như các em không học bài, cha mẹ lai cho đi nương đi rẫy nên chất lương so với cuối năm rất chênh lệch. - Chất lượng kiểm tra giữa kì I, hai môn Toán và Tiếng Việt:: Giỏi: 10.2 % Khá: 20.1 % Trung bình: 61.1 % Yếu: 8.6 % Nhận xét: Sau 14 tuần học tập, được sự dạy dỗ của thầy cô các em đã dần tiến bộ và chất lương đã được nâng lên một cách rõ rệt. Và đồng thời bên cạnh đó nhà trường đã không ngừng giáo dục học sinh theo 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định trong Điều lệ trường tiểu học - Giáo dục học sinh theo chủ đề hàng tháng trong năm học: + Tháng 9, 10: Nói điều hay, học điều tốt + Tháng 11: Kính yêu thầy giáo, cô giáo + Tháng 12: Nhớ ơn bộ đội cụ Hồ + Tháng 1, 2: Truyền thống sinh viên, học sinh + Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo + Tháng 4: Uống nước nhớ nguồn + Tháng 5: Bác Hồ kính yêu - Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để giáo dục truyền thống, lịch sử văn hóa dân tộc. Coi trọng giờ sinh hoạt tập thể, tiết chào cờ đầu tuần - Giáo dục học sinh trở thành con ngoan trò giỏi, người đội viên tốt, biết kính trọng và biết ơn thầy cô, biết lễ phép, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, thực hiện đúng nội quy học sinh, chấp hành tốt các quy tắc trật tự an toàn giao thông. - Giáo dục lối sống lành mạnh trong cộng đồng qua 2 chuyên đề ngoại khóa: “An toàn giao thông”, “Vệ sinh môi trường." KẾT LUẬN CHUNG Công việc của một giáo viên dạy tiểu học vất vả vô cùng. Không chỉ truyền đạt kiến thức, giáo viên còn là hình mẫu chuẩn mực định hướng hình thành nhân cách cho học sinh. Trở thành nhà giáo giỏi là cả một quá trình phấn đấu lâu dài nhiều khó khăn và thử thách. Trong thời gian dự giờ, tôi đã ghi chép đầy đủ các bước lên lớp và những lưu ý cần thiết. Đây là hiểu biết rất có ích cho nghề nghiệp sau này.Nhận thức những điều ấy không quá khó nhưng thực hiện chúng thật tốt không phải là chuyện một sớm một chiều. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn ý thức và nỗ lực trong suốt quá trình giảng dạy. Vì vậy, tôi nhận thấy giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, ứng dụng những kiến thức được học, tích cực hình thành kĩ năng sư phạm cho bản thân và tham khảo, học thêm từ sách báo, bạn bè, thầy cô khác nhằm tìm ra và kết hợp những phương pháp dạy học mới để truyền đạt kiến thức đến HS một cách chuẩn xác, giúp HS dễ tiếp thu, giảm áp lự

File đính kèm:

  • docbai thu hoach Thanh Thao.doc
Giáo án liên quan