Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên

BÀI THU HOẠCH BDTX MODULE 9

PHẦN I. CÂU HỎI

Câu 1. Có quan điểm cho rằng: Hướng dẫn và tư vấn là 2 khái niêm đồng nghĩa.Bạn có đồng ý không hãy cho biết ý kiến của mình?

Câu 2.Theo bạn người giáo viên với vai trò hướng dẫn,tư vấn cần phải làm thế nào,để các học viên tin tưởng hoàn toàn,sẵn sàng sẻ chia,giãi bày tâm sự và xin được tư vấn.

Câu 3. Để hoạt động hướng dẫn tư vấn đạt hiệu quả,người giáo viên hướng dẫn tư vấn cần phải hội tụ những phẩm chất ,năng lực nào?

Câu 4.Để hoạt động hướng dẫn tư vấn đạt hiệu quả,người giáo viên hướng dẫn tư vấn cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào,nguyên tắc nào giữu vai trò quyết định

Câu 5.Để hoạt động hướng dẫn tư vấn đạt hiệu quả,người giáo viên hướng dẫn tư vấn cần phải có những kỹ năng nào?

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 28389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc & ®µo t¹o l¹ng s¬n Ttgdtx-v¨n l·ng ================ o0o ================ BÀI THU HOẠCH BDTX Gi¸o viªn: Vi §øc Cao Tæ : Tù Nhiªn N¨m häc 2013 – 2014 BÀI THU HOẠCH BDTX MODULE 9 PHẦN I. CÂU HỎI Câu 1. Có quan điểm cho rằng: Hướng dẫn và tư vấn là 2 khái niêm đồng nghĩa.Bạn có đồng ý không hãy cho biết ý kiến của mình? Câu 2.Theo bạn người giáo viên với vai trò hướng dẫn,tư vấn cần phải làm thế nào,để các học viên tin tưởng hoàn toàn,sẵn sàng sẻ chia,giãi bày tâm sự và xin được tư vấn. Câu 3. Để hoạt động hướng dẫn tư vấn đạt hiệu quả,người giáo viên hướng dẫn tư vấn cần phải hội tụ những phẩm chất ,năng lực nào? Câu 4.Để hoạt động hướng dẫn tư vấn đạt hiệu quả,người giáo viên hướng dẫn tư vấn cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào,nguyên tắc nào giữu vai trò quyết định Câu 5.Để hoạt động hướng dẫn tư vấn đạt hiệu quả,người giáo viên hướng dẫn tư vấn cần phải có những kỹ năng nào? PHẦN II :BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Bài tập 1: Tình huống : một học viên không phải lớp bạn giảng dạy hoặc chủ nhiệm đến đề nghị bạn hướng dẫn tư vấn về học tập. Bạn có sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn không ? tại sao ? Bài tập 2: Tình huống; Một số giáo viên mang câu chuyện riêng của họ với học viên trước đây ra làm ví dụ về hướng dẫn tư vấn tập trung. Bạn có tán thành với giáo viên đó không ? Tại sao ? Bài tập 3: Tình huống : Lớp bạn chủ nhiệm có học viên A(Nam) và học viên B (Nữ) thường ganh đua về học tập A thường hay phàn nàn (Nói xấu) về B với bạn và muốn bạn sẽ tư vấn, giúp đỡ để học giỏi hơn B. Bạn sẽ sử xự thế nào? BÀI LÀM I.TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1 : - Hướng dẫn là quá trình tác động có chủ định của chủ thể đến quá trình phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn, giúp đỡ nhằm cung cấp cho họ những thông tin, tri thức, kĩ năng mà người đó chưa biết, làm cho người đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng để đạt đến các mục tiêu phải thực hiện. Hoạt động hướng dẫn bao gồm hàng loạt các hành động nối tiếp và các bước tiến hành theo cấp độ tăng dần hướng về một mục đích xác định. Hoạt động hướng dẫn mang tính tương tác giữa người hướng dẫn và người được hướng dẫn. - Tư vấn là một quá trình tác động có định hướng của người tư vấn đến người được tư vấn nhằm đưa ra những gợi mở, định hướng, các phương án giải quyết khác nhau. Trên cơ sở đó, người được tư vấn có thể tự tin lựa chọn phương án, cách giải quyết tình huống phù hợp nhất với bản thân nhằm giải quyết những khó khăn của nhiệm vụ đặt ra. Tư vấn được xem như một cuộc nói chuyện hay trao đổi ý kiến mà một bên muốn tìm ra giải pháp cho những vấn đề khó khăn mà bản thân chưa tự tin để đưa ra quyết định, còn phía bên kia được xem là người có khả năng giúp đỡ về lĩnh vực mà khách hàng đang quan tâm Tư vấn và hướng dẫn có những điểm giống nhau, cùng là cung cấp thông tin cho người được hướng dẫn, giúp họ giải quyết được những vấn đề của mình. Tuy nhiên, giữa hướng dẫn và tư vấn cũng có điểm khác biệt: hướng dẫn là chỉ ra được cách làm cụ thể, người được hướng dẫn hoàn toàn tuân theo để đi đến kết quả; còn tư vấn chỉ là đưa ra những gợi ý, những định hướng, những phương án có thể thực hiện nhưng người được tư vấn tự mình đưa ra phương án giải quyết. Trong thực tế, quá trình hướng dẫn có khi đã bao hàm cả tư vấn và trong quá trình tư vấn đã bao hàm cả hướng dẫn. Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động hướng dẫn và tư vấn luôn phải đi kèm. Đặc biệt, đối với GDTX, tư vấn và hướng dẫn thường được gộp lại với nhau thông qua một thuật ngữ chung là sự hướng dẫn, trong đó tư vấn là một hoạt động nằm trong hoạt động hướng dẫn. Câu 2: - Quan tâm đến học viên và nhu cầu của họ, tôn trọng , nhiệt tình, chân thành với học viên. - Hiểu được nguyện vọng của học viên. Luôn lắng nghe và giao tiếp với học viên một cách rõ ràng, cởi mở thấu hiểu và có mục đích. - Có khả năng quan sát và hiểu các hành vi bằng lời và không lời - Có khả năng thu thập thông tin và xâu chuỗi các sự kiện liên quan trong quá trình đánh giá vấn đề. - Có sự quan tâm chân thành đến học viên, nhiệt tình với học viên trong các hoạt động ngoại khóa. - Thông cảm và bao dung hiểu tâm tư của lứa tuổi học viên - Có thái độ đồng cảm với học viên. - Biết lắng nghe, chia sẻ và thân thiện. - Khóe léo, tế nhị, thân thiện, cởi mở. - Khách quan, công bằng, không vụ lợi, khoan dung, độ lượng. Câu 3: - Biết lắng nghe, chia sẻ, thân thiện và thương yêu con người. - Kiên trì, khéo léo, tế nhị. - Khách quan, công bằng, không vụ lợi. - Chân thật, cởi mở. - Có kinh nghiệm; am hiểu sâu, rộng về lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn. - Tự tin, bản lĩnh, nhanh nhạy thích ứng sự thay đổi. - Tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của học viên. - Hiểu được nguyện vọng của học viên. - Có thái độ thông cảm, đồng cảm với học viên - Khoan dung, độ lượng. Khi hướng dẫn, tư vấn cho học viên, giáo viên cần lưu ý: - Giúp học viên biết cách điều chỉnh thói quen, hành vi trong cuộc sống. - Động viên học viên tham gia vào các hoạt động tập thể nhằm phát huy năng lực của họ trong các hoạt động cá nhân và cộng đồng. - Thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ học viên trong việc lập kế hoạch học tập, phát triển mối quan hệ giữa cá nhận và xã hội. - Giúp học viên tự đánh giá, tự hiểu biết và tự định hướng, tạo cho họ khả năng đưa ra các quyết định phù hợp với những mục tiêu trước mắt và lâu dài. - Giúp học viên phát triển sức lực, thái độ và các giá trị tích cực. - Giúp học viên có được sự hiểu biết tốt hơn về lĩnh vực học tập, hoạt động thông qua việc thu lượm kĩ năng và thái độ làm việc hoặc tham gia vào các hoạt động tập thể. - Khuyến khích học viên lập kế hoạch và sử dụng tốt các hoạt động giải trí. - Giúp học viên hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, các giá trị, tiềm năng và những hạn chế của bản thân. .Câu 4: - Tính khách quan: Giáo viên cần khách quan khi đưa ra những quan điểm trong hướng dẫn, tư vấn cho học viên. Điều này không dễ thực hiện vì đôi khi quan điểm mà giáo viên đưa ra cho học viên bị chi phối bởi thái độ hoặc những lợi ích có liên quan đến học viên mà bạn đang hướng dẫn, tư vấn. - Sự tin cẩn: Sự tin cẩn được đặt lên hàng đầu vì trong nhiều trường hợp, thông tin cá nhân của người được tư vấn cũng như những vấn đề trao đổi và những lời khuyên đưa ra cần phải được giữ bí mật. Đặc biệt cần lưu ý là không đêm vấn đề mà học viên A xin tư vấn để kể hoặc ví dụ đối với học viên B. - Sự tôn trọng: Trong suốt quá trình hướng dẫn, tư vấn, giáo viên phải thể hiện thái độ tôn trọng học viên của mình. Đó là sự chân thành, chấp nhận họ như một con người có giá trị riêng, bất kể địa vị, đạo đức, tình cảm, hành vi tích cự hay tiêu cực ở họ. Tôn trọng là cơ sở cho sự đối thoại không phê phán, không đánh giá. Điều đó sẽ không tạo ra sự phòng vệ, đối phó của học viên trong quá trình hướng dẫn, tư vấn. - Sự kiên nhẫn: Giáo viên phải đủ kiên nhẫn để nghe học viên trình bày về những vấn đề của họ. Giáo viên càng kiên nhẫn thì càng thu được nhiều thông tin từ họ. Bằng sự kiên trì, người giáo viên sẽ có đầy đủ thông tin để từ đó đưa ra lời khuyên và những giải pháp tốt nhất. - Tính tự nguyện: Học viên hoàn toàn có quyền lựa chọn người hướng dẫn,tư vấn cho họ. Nếu người giáo viên muốn họ đến với mình thì cần có được lòng tin từ họ. Giáo viên không được dựa vào thế mạnh của mình để áp đặt sự giúp đỡ đối với học viên Câu 5: - Kĩ năng tạo dựng niềm tin đối với học viên: Tạo dựng niềm tin đối với học viên được thể hiện qua: + Chấp nhận: giáo viên cần hiểu và chấp nhận học viên và thể hiện cho họ biết điều đó. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy mình quan trọng và có giá trị. + Chia sẻ các mục tiêu: giáo viên cần chia sẻ các mục đích cũng như mục tiêu của hoạt động để học viên hiểu được tại sao lại thực hiện những việc đang làm. Điều này khiến cho mọi người làm việc có định hướng và hiệu quả hơn. + Chia sẻ thông tin: giáo viên cũng cần phải trao đổi thông tin để học viên biết được những thông tin có liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết. Ngoài ra việc chia sẻ thông tin còn mang ý nghĩa để nhận biết và sở hữu. + Cùng quyết định: giáo viên cần tạo cho học viên cảm giác được tin tưởng khi cùng bàn bạc và ra quyết định. - Kĩ năng thu thập, sắp đặt và phân tích thông tin qua giao tiếp thể: hiện qua khả năng biết lựa chọn thông tin từ hoạt động giao tiếp, tương tác với học viên, sắp đặt theo trình tự, theo nhóm tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề cần hướng dẫn, tư vấn. Thông qua đó để phân tích, đánh giá, đưa ra lựa chọn tư vấn. - Kĩ năng phân tích đặc điểm tâm, sinh lí của người học: thể hiện ở khả năng biết kết hợp giữa tính cách, năng lực, sở trường…của học viên với những mong muốn của họ để hướng dẫn, tư vấn cho phù hợp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực và đặt câu hỏi trong giao tiếp: Để học cách lắng nghe tích cực, người giáo viên cần phải: + Luôn chú ý tới người nói (học viên) + Tránh việc suy nghĩ để đối đáp khi phải tư vấn + Tránh xen ngang khi học viên đang trình bày, chia sẻ + Biết tóm lược lại những gì đã được nghe để tìm giải pháp hướng dẫn, tư vấn cho học viên - Kĩ năng tạo dựng mối quan hệ tích cực, thân thiện. Trong hoạt động hướng dẫn, tư vấn, nếu không tạo được mối quan hệ tích cực sẽ khó tạo dựng niềm tin và trong quan hệ tương tác sẽ không có sự cởi mở, thông tin chia sẻ sẽ thiếu chính xác; việc hướng dẫn, tư vấn sẽ không đạt hiệu quả. II.TRẢ LỜI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Bài tập 1: Trả lời : Tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn về học tập cho học viên đó. Chia sẻ cho học viên đó những kinh nghiệm về phương pháp học tập,chủ động lĩnh hội kiến thức để học viên tự tìm ra phương pháp của riêng mình. Giúp học viên sẽ tự tin hơn và cố gắng hơn trong học tập. Tôi sẽ không phân biệt giữa học viên lớp chủ nhiệm hay học viên lớp khác kể cả ở trường khác nếu học viện đó cần tôi giúp đỡ. Bằng những kinh nghiệm mà thuộc lĩnh vực chuyên môn hay thuộc lĩnh vực hiểu biêt của tôi ,tôi sẵn sàng tư vấn về bài học,cách học,cách làm bài tập,hướng dẫn cách giải bài tập ... Mặt khác giúp học viên đó có một cái nhìn tổng thể cách học,cách làm và giải pháp nghiên cứu sâu rộng hơn. Bài tập 2 :Trả lời : Nếu là câu chuyện giữa cô giáo và học viên có kết quả tốt như học viên tiến bộ hơn,có nhiều cố gắng hơn tôi nghĩ việc cô giáo nhân rộng ra cho các em khác học tập đó là một điều đáng mừng,cần được khuyến kích và chia sẻ với cô giáo và học viên đó.Tôi sẽ tán thành với cách làm của cô giáo và học hỏi kinh nghiệm của cô giáo. Bài tập 3:Trả lời : Là một giáo viên chủ nhiệm tôi phải giải thích cho học viên A hiểu được thế nào là sự ganh đua và tại sao chúng ta cần phải ganh đua . Ganh đua là tốt, là tích cực nếu nó tạo động lực cho mọi người vươn lên trong học tập cũng như mọi công việc trong xã hội. Và sự ganh đua ở đây phải hiểu là không phải đố kỵ hay ganh ghét. Tôi động viên và khuyến khích học viên đó hãy cố gắng học và tìm ra cho mình một phương pháp học tập phù hợp và khoa học.Nhưng nếu nói bạn sau lưng đó là việc xấu,cần phải kết bạn với nhau,học tập giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ,vai trò của giáo viên chủ nhiệm cần phân tích kỹ cái lợi cái hại cho bên A thấy rằng mình cần phải cố gắng học tập từ bạn B .

File đính kèm:

  • docBDTX 20132014.doc
Giáo án liên quan