Phần I : LÝ LUẬN
CÂU I : Trong số các quan điểm về sáng tạo của các nhà khoa học. Anh (chị ) đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?
Trong các quan điểm về sáng tạo của các nhà khoa học , nhóm em đồng tình với quan điểm theo Từ điển Tiếng Việt ( Nhà xuất bản Khoa học Xã hội , 1988, trang 876 ), “ Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, hay : sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có”.
Vì :
- Sáng tạo là hoạt động đa dạng và phong phú của con người, được thể hiện ra ở nhiều mức dộ và cấp độ khác nhau. Thiên nhiên luôn được coi là chứa đựng những bí ẩn sâu kín. Nhưng các nhà khoa học có thể khám phá ra những cái mới _ đó là sáng tạo.
- Trước hết, sáng tạo là hoạt động cải tạo, tải tiến, đổi mới, nâng cao những cái đã có lên một trình độ cao hơn. Ở cấp độ này, sáng tạo đòi hỏi những nỗ lực cao của toàn bộ năng lực tổng hợp của một cá nhân. Chủ thể sáng tạo là người có khả năng tìm tòi, đánh giá các kinh nghiệm đang được vận dụng, có khả năng vượt qua những khuôn mẫu, những giải pháp thông thường. Kết quả của sáng tạo là những thành quả mới, những cái mới đã tìm ra được, nên có ý nghĩa nhất định đối với xã hội và được xã hội chấp nhận.
- Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới về chất. Đây là mức độ cao nhất của hoạt động sáng tạo, đòi hỏi những năng lực đặc biệt của chủ thể. Có thể nói, chủ thể sáng tạo ở cấp độ này phải đạt tới trình độ của những tài năng, của những thiên tài. Do đó, kết quả là những phát minh, sáng chế, các lí thuyết khoa học mới, các giải pháp mới cả trong lĩnh vực vật chất cũng như lĩnh vực tinh thần như sự phát minh ra hình học Phi Euclide, phép tính vi phân .
7 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch - Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : CĐSP Đà Lạt
Lớp : SP toán KN35 BÀI THU HOẠCH
Nhóm 2 : Môn : Đổi mới phương pháp dạy học
Nguyễn Thị Hoa môn Toán ở trường THCS
Trần Huỳnh Kiều Trinh
Võ Duy Thạch
Nguyễn Ánh Nguyệt
Phần I : LÝ LUẬN
CÂU I : Trong số các quan điểm về sáng tạo của các nhà khoa học. Anh (chị ) đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?
Trong các quan điểm về sáng tạo của các nhà khoa học , nhóm em đồng tình với quan điểm theo Từ điển Tiếng Việt ( Nhà xuất bản Khoa học Xã hội , 1988, trang 876 ), “ Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, hay : sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có”.
Vì :
- Sáng tạo là hoạt động đa dạng và phong phú của con người, được thể hiện ra ở nhiều mức dộ và cấp độ khác nhau. Thiên nhiên luôn được coi là chứa đựng những bí ẩn sâu kín. Nhưng các nhà khoa học có thể khám phá ra những cái mới _ đó là sáng tạo.
- Trước hết, sáng tạo là hoạt động cải tạo, tải tiến, đổi mới, nâng cao những cái đã có lên một trình độ cao hơn. Ở cấp độ này, sáng tạo đòi hỏi những nỗ lực cao của toàn bộ năng lực tổng hợp của một cá nhân. Chủ thể sáng tạo là người có khả năng tìm tòi, đánh giá các kinh nghiệm đang được vận dụng, có khả năng vượt qua những khuôn mẫu, những giải pháp thông thường. Kết quả của sáng tạo là những thành quả mới, những cái mới đã tìm ra được, nên có ý nghĩa nhất định đối với xã hội và được xã hội chấp nhận.
- Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới về chất. Đây là mức độ cao nhất của hoạt động sáng tạo, đòi hỏi những năng lực đặc biệt của chủ thể. Có thể nói, chủ thể sáng tạo ở cấp độ này phải đạt tới trình độ của những tài năng, của những thiên tài. Do đó, kết quả là những phát minh, sáng chế, các lí thuyết khoa học mới, các giải pháp mớicả trong lĩnh vực vật chất cũng như lĩnh vực tinh thần như sự phát minh ra hình học Phi Euclide, phép tính vi phân..
=> Tóm lại, sáng tạo là một loại hoạt động sử dụng tổ chức các năng lực cho phép con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình tạo ra được những sản phảm mới, độc lập và vượt qua cái đã có trên bình diện cá nhân hay xã hội. Tính chất sáng tạo biểu hiện rõ không chỉ là kết quả tạo ra cái mới, mà còn thể hiện cả trong phương thức giải quyết vấn đề một cách khác không lặp lại , do đó đưa ra những hiệu quả cao và độc đáo mà quan điểm theo Từ điển Tiếng Việt đã nêu và khái quát được.
CÂU II: Anh (chị) quan niệm như thế nào là sáng tạo đối với người học toán ? Có thể dạy cho học sinh THCS học tập sáng tạo hay không ? Vì sao ?
* Đối với người học toán có thể quan niệm là sáng tạo nếu chủ thể tự đương đầu với những vấn đề mới mà chủ thể chưa từng biết, có nghĩa là người học toán có thể tự tìm tòi, tìm hiểu những vấn đề mới và có thể tìm ra được cách giải quyết vấn đề đó một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Đồng thời, họ có thể thông qua kết quả mà họ vừa tìm ra hay nói cách khác là họ sáng tạo ra những cái mới hơn, khác biệt hơn.
- Không chỉ riêng đối với các vấn đề trong Toán học, mà ngay cả ngoài thực tế thì tính sáng tạo đối với người học Toán là rất quan trọng. Sáng tạo có thể giúp người học Toán đem các tư duy từ Toán học áp dụng vào thực tế, và ngược lại người học Toán có thể từ thực tế tạo ra những cái mới có thể áp dụng vào Toán học.
- Sáng tạo đối với người học Toán đó chính là sự phát hiện ra những cái hay, cái mới mẻ những cách giải quyết vấn đề mới đối với một nội dung Toán học hay đơn giản đó là đối với một bài tập cụ thể nào đó.
- Sáng tạo đối với người học Toán đòi hỏi họ phải có tư duy logic và chính xác. Bởi vì sản phẩm của sự sáng tạo đó sẽ có tác dụng lớn đối với Toán học và có thể gây ảnh hưởng đến Toán học.
- Nhưng sáng tạo đối với người học Toán không nhất thiết là phải tìm và phát minh ra những cái cao siêu, vô hình. Mà sáng tạo ở đây, đơn giản là những cái mới, những cách giải quyết mới hay là những phương pháp mới do người học tìm tòi và phát hiện ra và nó mang tính khoa học, phù hợp với nội dung Toán học.
- Ngoài ra, đối với một bài tập Toán học cũng được xem như là mang yếu tố sáng tạo nếu các thao tác mà người học Toán đưa ra và giải quyết không bị những mệnh lệnh hay hành động nào đó chi phối.
=> Tóm lại, sáng tạo đối với người học Toán chính là hoạt động đem lại cho người học một cách nhìn nhận hay nói cách khác : sáng tạo giúp cho người học Toán tạo ra những giá trị mới về vật chất cũng như tinh thần.
* Có thể dạy cho học sinh THCS học tập sáng tạo môn Toán. Vì :
+ Hoạt động sáng tạo môn Toán là một hoạt động rất đa dạng và phong phú, nó có nhiều hình thức và có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của các em học sinh.
+ Thông qua các hoạt động học tập sáng tạo môn Toán sẽ góp phần kích thích sự đam mê yêu thích môn Toán của học sinh THCS. Từ đó tạo nên niềm tin và động lực cho các em học sinh phấn đấu và qua đó sẽ làm cho các em học sinh THCS có thái độ học tập môn Toán tốt hơn, tạo cho các em học sinh khả năng tự giác, tích cực và chủ động học tập.
+ Ở lứa tuổi THCS này, học sinh rất nhạy bén và có tính ham hiểu biết. Cho nên khi tự mình tìm ra được những cái mới, cho dù “ cái mới “ đó rất nhỏ bé nhưng cũng đủ để cho các em học sinh có them tinh thần và nghị lực để tạo ra những cái mới hơn nữa. Góp phần tăng hiệu quả của quá trình dạy và học của thầy và trò THCS.
CÂU III: Tại sao trong các yếu tố cơ bản của TDST, cần bồi dưỡng cho HS tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo của tư duy ?
Cần phải bồi dưỡng cho HS tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo của tư duy vì ba yếu tố này là 3 yếu tố cơ bản để đạt được sự nhất trí cao trong hầu hết các công trình nghiên cứu về cấu trúc của sự TDST, cốt lõi của sáng tạo với tư cách là thành phần quan trọng bậc nhất của cấu trúc năng khiếu và tài năng.
- Tính mềm dẻo : đây là năng lực thay đổi dễ dàng, nhanh chóng, trật tự của hệ thống tri thức, chuyển từ góc độ quan niệm này sang quan niệm khác. Định nghĩa lại sự vật, hiện tượng, xây dựng phương pháp tư duy mới, tạo ra sự vật mới trong những mối quan hệ mới hoặc chuyển đổi quan hệ và nhận ra bản chất của sự vật và điều phán đoán. Tính mềm dẻo của tư duy còn làm thay đổi một cách dễ dàng các thái độ đã cố hữu trong hoạt động trí tuệ khác của con người. Tính mềm dẻo còn có các đặc trưng :
+ Thứ nhất : Dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác. Vận dụng linh hoạt các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, cụ thể hóa các phương pháp suy luận như : quy nạp, suy diễn, tương tự, dễ dàng chuyển từ giải pháp này sang giải pháp khác, điều chỉnh kịp thời hướng suy nêu gặp trở ngại.
+ Thứ hai : Suy nghĩ không rập khuôn, không áp dụng một cách máy móc những kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng đã có vào hoàn cảnh mới, điều kiện mới trong đó có những yếu tố đã thay đổi, có khả năng thoát khỏi ảnh hưởng, kìm hãm của những kinh nghiệm, những phương pháp, những cách suy nghĩ đã có trước.
+ Thứ ba : Nhận ra vấn đề mới trong điều kiện quen thuộc, nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.
- Tính nhuần nhuyễn : Đó là năng lực tạo ra một cách nhanh chóng sự tổ hợp giữa các yếu tố riêng lẻ của tình huống, hoàn cảnh, đua ra giả thiết mới và ý tưởng mới. Tính nhuần nhuyễn được đặc trưng bởi khả năng sáng tạo ra một số lượng nhất định các ý tưởng. Tính nhuần nhuyễn có các đặc trưng cơ bản sau :
+ Tính đa dạng của các cách xử lí khi giải Toán, khả năng tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau. Đứng trước một tình huống, người có tư duy nhuần nhuyễn nhanh chóng tìm và đề xuất được nhiều phương án khác nhau và từ đó tìm được phương án tối ưu.
+ Khả năng xem xét đối tượng dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có một cái nhìn sinh động từ nhiều phía đối với các sự vật, hiện tượng chứ không phải có cái nhìn bất biến, phiến diện cứng nhắc.
- Tính độc đáo: khả năng tìm kiếm và giải quyết, phương thức giải quyết lạ hoặc duy nhất. Tính độc đáo có những đặc trưng cơ bản sau :
+ Khả năng tìm ra những lien tưởng và kết hợp mới.
+ Khả năng nhìn ra những mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tưởng như không liên hệ với nhau.
+ Khả năng tìm ra giải pháp lạ tuy đã biết những giải pháp khác.
=> Tóm lại, các tính chất trên không tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau.
Khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác (tính mềm dẻo ), tạo điều kiện cho việc tìm được nhiều giải pháp trên cùng hoặc trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau ( tính nhuần nhuyễn ), nhờ đề xuất được nhiều phương án khác nhau mà có thể tìm được phương án lạ, đặc sắc ( tính độc đáo ).
Ngoài ra, các tính chất này lại quan hệ khăng khít với các tính chất khác như : tính chính xác, tính hoàn thiện, tính nhạy cảm vấn đề. Tất cả các yếu tố đặc trưng nói trên cũng góp phần tạo nên TDST, đỉnh cao nhất trong các hoạt động trí tuệ của con người.
CÂU 4: Hãy phân tích những biểu hiện đặc trưng của TDST.
TDST có 7 đặc trưng sau :
Đặc trưng 1: Thực hiện độc lập việc di chuyển các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo sang tình huống mới hoặc gần hoặc xa, bên trong hay bên ngoài hay giữa các hệ thống kiến thức.
Đây là đặc trưng được tạo nên bởi tính mềm dẻo của TDST.Đó là năng lực thay đổi dễ dàng, nhanh chóng trật tự của hệ thống tri thức, chuyển từ góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm khác.
Đặc trưng 2 : Nhìn thấy những nội dung mới trong tình huống bình thường. Đây là đặc trưng được tạo nên bởi tính độc đáo của TDST. Đó là khả năng nhìn ra những mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tưởng như không có liên quan với nhau.
Đặc trưng 3 : Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng đã biết. Dựa vào tính mềm dẻo : Nhận ra vấn đề mới trong điều kiện quen thuộc, nhìn thấy chức năng mới của đặc trưng, của đối tương đã biết.
Đặc trung 4 : Độc lập kết hợp các phương thức hoạt động đã biết tạo thành cái mới. Đây là đặc trưng được tạo nên bởi tính nhuần nhuyễn. Đó là năng lực tạo ra một cách nhanh chóng sự tổ hợp giữa các yếu tố riêng lẻ của tình huống hoàn cảnh, đưa ra giả thiết mới và ý tưởng mới.
Đặc trưng 5: Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu
Đặc trưng 6: Nhìn thấy mọi cách giải quyết có thể, tiến trình giải theo từng cách và lựa chọn cách giải quyết tối ưu. Dựa vào tính nhuần nhuyễn : Khả năng xem xét đối tượng dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có một cái nhìn sinh động từ nhiều phía đối với các sự vật, hiện tượng, chứ không phải có cái nhìn bất biến, phiến diện, cứng nhắc. Ở đặc trưng 6 này ta còn đề cập đến tính đa dạng của cách xử lí khi giải toán. Khả năng tìm được nhiều giải pháp hơn, trên nhiều góc độ, tình huống khác nhau. Đứng trước một vấn đề phải giải quyết, người có tư duy nhuần nhuyễn nhanh chóng tìm và đề xuất được nhiều phương án khác nhau và từ đó có thể tìm được phương án tối ưu.
Đặc trưng 7: Xây dựng phương pháp mới về nguyên tắc, khác với các nguyên tắc quên thuộc đã biết. Nguyên tắc là một trong những nội dung đã được định sẵn và không thể thay đổi một cách tùy ý cho nên muốn nguyên tắc được hoàn thiện và phổ biến với tất cả mọi người thì ta phải biết thay đổi các phương pháp mới về nguyên tắc. Phải xây dựng nên một hệ thống phương pháp mới phù hợp với các nguyên tắc. Trong các phương pháp đó, ta nên sử dụng kết hợp các tính mềm dẻo và tính độc đáo để làm tăng giá trị của nguyên tắc, tạo sự khác biệt đối với nguyên tắc khác.
CÂU 5: Phân tích vai trò của trực giác, tưởng tượng, tư duy logic và tư duy biện chứng trong sáng tạo.
* Vai trò của trực giác và tưởng tượng trong sáng tạo:
- Trực giác có vai trò quan trọng đối với sáng tạo, nó đang là một hiện tượng cực kì quan trọng và có tính bí ẩn. Trực giác là năng lực nhận thức được chân lí bằng xét đoán trực tiếp, không có sự biện giải bằng chứng minh.
- Tưởng tượng được tạo ra trong trí óc của người học hình ảnh của những sự vật hiện tượng không có ở trước mặt hoặc là những sự vật, hiện tượng chưa hề có, trên cơ sở những biểu tượng đã có. Trí tưởng tượng là phẩm chất rất quan trọng trong TDST. Nó thể hiện ở chỗ: chủ thể xây dựng trước hình ảnh của kết quả hoạt động và bảo đảm việc thành lập chương trình hành động trong các tình huống có vấn đề và sự bất định.
- Trong công tác nghiên cứu người ta quy ước trí tưởng tượng thành ba loại đó là: Tưởng tượng logic, tưởng tượng phê phán, tưởng tương sáng tạo. Ba loại của tưởng tượng đều đem lại cho người nghiên cứu khả năng dự đoán, nhận biết và đưa ra các ý tưởng mới về nguyên tắc, ý tưởng chưa có hình mẫu trong thực tế dựa trên những yếu tố có thực, tạo điều kiện cho sự phát triển sáng tạo của con người. Kích thích sáng tạo và là một trong những yếu tố quyết định năng lực sáng tạo của con người.
- Nếu người ta ngẫm nghĩ các câu trả lời của nhà bác học về câu hỏi: Phát minh được thực hiện như thế nào, những kiến thức khoa học mới về mặt nguyên tắc được hình thành như thế nào thì ta sẽ thấy quan niệm của họ về vai trò quyết định của tưởng tượng và tri giác, sau đó “ thành quả “ của họ mới được sự xác định, xác nhận của chứng minh logic và trở thành đối tượng của quá trình phát triển tiếp theo.
- Theo Libikhơ, “ Trong khoa học cũng như trong cuộc sống hàng ngày, những thao tác tri lựckhông diễn ra theo các nguyên tắc logic, mà sự hình dung về một chân lí nào đó, hoặc về những nguyên nhân của một hiện tượng, bao giờ cũng đi trước sự chứng minh; người ta không xuất phát từ những tiên đề để đi đến kết luận cuối cùng mà trái lại, các tiên đề của nó chỉ sau này mới được tìm ra với tính cách là những chứng minh”.
- Theo Ribô: “ Phần lớn các khoa học được xây dựng trên những quan sát, những giả thiết và sự kiểm tra. Các giả thiết là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo, còn kiểm tra là thuộc về hoạt suy lí và tưởng tượng, cũng quy về đấy ”.
- Nói chung, trực giác và tưởng tượng có vai trò rất quan trọng đối với sáng tạo. Nó là những nguyên tố góp phần quyết định đến sáng tạo của con người. Ngoài ra nò còn có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
* Vai trò của tư duy logic và tư duy biện chứng trong sáng tạo.
- Tư duy là quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Theo Từ điển Tiếng Việt ( Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội ). Tư duy là “ giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, phán đoán và suy lí ”.
- Theo Nguyễn Cảnh Toàn : “Sáng tạo là sự vận động của tư duy từ những hiểu biết đã có đến những hiểu biết mới”.
- Cái thu hoạch chính đối với học sinh không phải là kiến thức mới mà học sinh tìm ra vì các kiến thức này đã có trong sách. Cái đáng quý là lao động tìm tòi, sáng tạo. Học sinh tự tin vào khả năng sáng tạo của mình. Các kiến thức mới đáng quý ở chỗ chính học sinh tìm ra, chứ không phải do ai khác tìm được mang đến cho họ.
- Để đi đến cái mới trong Toán học phải kết hợp tư duy biện chứng và tư duy logic, tư duy hình tượng và các tư duy khác.
- Trong việc phát hiện và định hướng cho cách giải quyết vấn đề thì tư duy biện chứng đóng vai trò chủ đạo.
- Khi hướng giải quyết vấn đề đã có thì tư duy logic đóng vai trò chính. Do vậy, tư duy biện chứng đóng vai trò quyết định trong sáng tạo ra cái mới.
File đính kèm:
- mon doi moi pp day hoc.docx