Bài thực hành 1 một số thao tác thực hành cơ bản, sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì và nhóm

Hết sức cẩn thận trong từng bước.

1. Kẹp ống nghiệm: phải sử dụng kẹp, không cầm bằng tay. Kẹp 1/3 ống nghiệm từ trên xuống.

2. Lấy hóa chất lỏng: dùng ống nhỏ giọt( khi đổi từ dung dịch này sang dung dịch khác cần rửa ống nhỏ giọt bằng cách bóp chậm trong nước nhiều lần)

 

doc14 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3562 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thực hành 1 một số thao tác thực hành cơ bản, sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì và nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI QUI PHÒNG THÍ NGHIỆM oooOooo Giữ gìn trật tự và xếp hàng trước khi vào PTN, sau đó lần lượt vào đúng vị trí nhóm đã chọn. Để cặp, nón đúng nơi qui định. Tuyệt đối không đùa giỡn, ăn quà vặt, uống nước, bỏ rác trong PTN. Chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng các dụng cụ, làm hỏng hoặc dơ các hóa chất của nhóm. Khi vào chỗ cũng như khi ra về, kiểm tra hóa chất, dụng cụ và báo cho giáo viên hướng dẫn. Cẩn thận khi sử dụng hóa chất, nhất là các hóa chất nguy hiễm. Chỉ làm theo các thí nghiệm trong tài liệu thực hành và hướng dẫn GV. Sử dụng hóa chất vừa đủ, tiết kiệm. Thực hiện các thí nghiệm chính xác, an toàn và nhanh chóng. Sau khi thực hành xong phải lau chùi bàn ghế, rửa dụng cụ, sắp xếp hóa chất dụng cụ gọn gàng, xếp ghế vào dưới bàn trước khi về. Ra về nhớ đóng cửa, tắc vòi nước, cúp điện. Bài Thực Hành 1 MỘT SỐ THAO TÁC THỰC HÀNH CƠ BẢN, SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ TRONG CHU KÌ VÀ NHÓM ooOoo 1.Ngày thực hành: / / 200 2.Tên học sinh trong nhóm: a)……………………………… b)……………………………… c)……………………………… 3.Điểm Tường trình Thực hành Trật tự Vệ sinh Tổng điểm 4.Nhận xét của thầy (cô) hướng dẫn thực hành: A.MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN Hết sức cẩn thận trong từng bước. Kẹp ống nghiệm: phải sử dụng kẹp, không cầm bằng tay. Kẹp 1/3 ống nghiệm từ trên xuống. Lấy hóa chất lỏng: dùng ống nhỏ giọt( khi đổi từ dung dịch này sang dung dịch khác cần rửa ống nhỏ giọt bằng cách bóp chậm trong nước nhiều lần) Lấy hóa chất rắn: phải dùng thìa xúc. Cho hóa chất trượt theo thành ống nghiệm. Lắc ống nghiệm theo phương nằm ngang Châm lửa đèn cồn: châm bằng mồi lửa, không được châm trực tiếp vì có thể đổ gây cháy và phỏng nặng. Đun ống nghiệm: phải hơ ống nghiệm qua 1 lượt. Để nghiêng ống nghiệm khoảng 45o, miệng ống nghiệm ngiêng về phía không người. Đổ hóa chất dơ đúng nơi qui định. 8. Rửa ống nghiệm: rửa bằng chổi rửa. Cho chổi vào ống nghiệm, xoay tròn nhẹ từ trên xuống dưới ( không thục manh chổi theo phương thẳng đứng làm thủng ống nghiệm). B.SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ TRONG CHU KÌ VÀ NHÓM Thí nghiệm 1: Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong nhóm A Lấy 2 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc đựng 60 ml H2O nhỏ vào mỗi cốc vài giọt phenolphtalein. Cốc 1: Bỏ vào 1 mẫu nhỏ Na. Cốc 2: Bỏ vào 1 mẫu nhỏ K Hiện tượng: Cốc 1: Phương trình phản ứng: Cốc 2: Phương trình phản ứng: Kết luận về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm A Thí nghiệm 2: Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì Lấy 3 cốc thuỷ tinh: Cốc 1 & cốc 2: đựng 60 ml H2O Cốc 3: đựng 60 ml nước nóng Cốc 1: Cho vào 1 mẫu nhỏ Na Cốc 2: Cho vào 1 mẫu nhỏ Mg Cốc 3: Cho vào 1 mẫu nhỏ Mg Hiện tượng: Cốc 1: Phương trình phản ứng: Hiện tượng: Cốc 2: Phương trình phản ứng: Hiện tượng: Cốc 3: Phương trình phản ứng: Kết luận về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì Bài Thực Hành 2 PHẢN ỨNG OXY HOÁ KHỬ ooOoo 1.Ngày thực hành: / / 200 2.Tên học sinh trong nhóm: a)……………………………… b)……………………………… c)……………………………… 3.Điểm Tường trình Thực hành Trật tự Vệ sinh Tổng điểm 4.Nhận xét của thầy (cô) hướng dẫn thực hành: Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit Cho vào 1 mẩu Zn vào ống nghiệm đựng sẳn 2ml dung dịch H2SO4 loãng. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Cho biết vai trò từng chất trong phản ứng Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch CuSO4 loãng. Thả vào 1 đinh sắt. Để yên trong 2 phút. Vớt đinh Fe ra. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Cho biết vai trò từng chất trong phản ứng Thí nghiệm 3: Phản ứng màu oxi hoá khử giữa Mg và CO2 (GV thực hiện) Lấy 1 băng giấy Mg kẹp trong kẹp gắp. Đem châm lửa trong không khí rồi đưa vào bình có chứa khí CO2 ( đáy bình có một ít cát) Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Cho biết vai trò từng chất trong phản ứng Rút ra có thể dập tắt Mg đang cháy bằng cách phun khí CO2 không? Thí nghiệm 4: Phản ứng oxi hoá trong mội trường axit Cho vào ống nghiệm 1 ml FeSO4. Thêm tiếp vào 1 ml dung dịch H2SO4 loãng. Nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 vào và lắc ống sau mỗi lần thêm một giọt KMnO4. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Cho biết vai trò từng chất trong phản ứng Bài Thực Hành 3-4 TÍNH CHẤT CỦA CÁC HALOGEN VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA HALOGEN ooOoo 1.Ngày thực hành: / / 200 2.Tên học sinh trong nhóm: a)……………………………… b)……………………………… c)……………………………… 3.Điểm Tường trình Thực hành Trật tự Vệ sinh Tổng điểm 4.Nhận xét của thầy (cô) hướng dẫn thực hành: Thí nghiệm 1: Điều chế Clo và tính tẩy màu của Clo ẩm (khí clo rất độc) (Giáo viện làm – học sinh theo dõi) Lắp dụng cụ như hình vẽ Bóp nhẹ phần cao su của ống nhỏ giọt để dung dịch HCl chảy xuống ống nghiệm. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Thí nghiệm 2: Tính chất hoá học của axit clohydric Lấy 2 ống nghiệm mỗi ống đựng 1 ml dung dịch HCl Ống 1: bỏ vào 1 mảnh Zn Ống 2: bỏ vào 1 mảnh Cu Hiện tượng: Ông1: Ống 2: Phương trình phản ứng: Ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch HCl. Bỏ vào 1 ít bột CuO. Đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn. Để nguội. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaOH. Nhỏ vào từng giọt phenolphtalein, lắc nhẹ. Hiện tượng: -Nhỏ tiếp vào từng giọt dung dịch HCl đến khi dung dịch mất màu Giải thích hiện tượng: Phương trình phản ứng: d) Ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch Na2CO3. Nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: e) Ống nghiệm đựng 1ml dung dịch HCl. Nhỏ vào vài giọt dung dịch AgNO3. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Thí nghiệm 3: So sánh độ mạnh của các halogen a) Ống nghiệm đựng 1ml dung dịch KI. Nhỏ vào 1 ít dung dịch tinh bột. Nhỏ vào 1 ít dung dịch Br2. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Lấy 3 ống nghiệm lần lượt chứa các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước Clo( có thể kết hợp làm với thí nghiệm 1), lắc nhẹ. Hiện tượng: Giải thích: Phương trình phản ứng: Bài Thực Hành 6 TÍNH CHẤT CỦA AXIT SUNFUDRIC ooOoo 1.Ngày thực hành: / / 200 2.Tên học sinh trong nhóm: a)……………………………… b)……………………………… c)……………………………… 3.Điểm Tường trình Thực hành Trật tự Vệ sinh Tổng điểm 4.Nhận xét của thầy (cô) hướng dẫn thực hành: Thí nghiệm 1: Tính chất hoá học của axit sunfuric đặc (GV thực hiện) a)Tính oxi hoá: Ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch H2SO4 đặc. Bỏ vào 1 mẫu Cu và đun nóng. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: b)Tính háo nước: Cho 1 thìa nhỏ đường kính vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc. Quan sát sau vài phút. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Thí nghiệm 2: Tính chất hoá học của axit sunfuric loãng Nhỏ 1 giọt dung dịch H2SO4 loãng vào mẫu quỳ tím. Hiện tượng: Lấy 4 ống nghiệm mỗi ống đựng 1 ml dung dịch H2SO4 loãng. - Ống 1: bỏ vào 1 mảnh Zn. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: - Ống 2: bỏ vào 1 mảnh Cu. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: - Ống 3: bỏ vào 1 ít dung dịch Na2CO3. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: - Ống 1: bỏ vào 1 ít dung dịch BaCl2. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: c) Ống nghiệm đựng 1ml dung dịch CuSO4. Nhỏ vào 1 ít dung dịch NaOH. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Nhỏ tiếp dung dịch H2SO4 loãng. Hiện tượng: Phương trình phản ứng: Thí nghiệm 3: Nhận diện hoá chất mất nhãn Trên bàn giáo viên có 4 lọ bị mất nhãn được đánh số 1,2,3,4 một cách ngẫu nhiẹn đựng các dung dịch sau: NaCl, Na2SO4, NaNO3, Na2CO3. Bằng phương pháp hoá học, với các hoá chất có sẵn hãy nhận diện chùng. Phương pháp: Mẫu Thuốc thử (1) (2) (3) (4) Phương trình phản ứng: Kết luận: Lọ 1: Lọ 2: Lọ 3: Lọ 4: oHếto

File đính kèm:

  • docthuc hanh hoa 10.doc