Bài toán quỹ tích parabol

Công cụ Vẽ hình hình học của Violet cũng cung cấp cho người dùng chức năng Lưu vết điểm phục vụ trong các bài toán quỹ tích. Sau đây tôi sẽ vẽ hình minh họa cho bài toán quỹ tích hình parabol.

Bước 1: Vẽ đường thẳng a và điểm A cho trước

 Đầu tiên, ta chọn chức năng “Vẽ đường”, chọn công cụ “Vẽ đường thẳng qua 2 điểm”. Sau đó, vẽ một đường thẳng.

 Tiếp theo, ta chọn chức năng “Vẽ điểm”, chọn công cụ “Vẽ điểm” và click vào vị trí cần vẽ điểm A.

 Cuối cùng, để đặt tên là đường thẳng a và điểm A, ta click lần lượt vào đường thẳng và điểm vừa vẽ, khi chúng chuyển thành màu xanh, ta chọn chức năng “Chức năng chính” và chọn công cụ “Thêm nhãn cho đối tượng ”.

 Lưu ý: Sau khi thêm nhãn xong, ta click vào khoảng trắng trên trang soạn thảo để không lựa chọn đối tượng nữa, các đối tượng sẽ trở lại màu quy định của mình.

Bước 2: Xác định một điểm C cách đều đường thẳng a và điểm A

 Ta chọn chức năng “Vẽ điểm”, chọn công cụ “Vẽ điểm” và click vào vị trí bất kỳ trên đường thẳng a để vẽ điểm B.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài toán quỹ tích parabol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TOÁN QUỸ TÍCH PARABOL Công cụ Vẽ hình hình học của Violet cũng cung cấp cho người dùng chức năng Lưu vết điểm phục vụ trong các bài toán quỹ tích. Sau đây tôi sẽ vẽ hình minh họa cho bài toán quỹ tích hình parabol. Bước 1: Vẽ đường thẳng a và điểm A cho trước Đầu tiên, ta chọn chức năng “Vẽ đường”, chọn công cụ “Vẽ đường thẳng qua 2 điểm”. Sau đó, vẽ một đường thẳng. Tiếp theo, ta chọn chức năng “Vẽ điểm”, chọn công cụ “Vẽ điểm” và click vào vị trí cần vẽ điểm A. Cuối cùng, để đặt tên là đường thẳng a và điểm A, ta click lần lượt vào đường thẳng và điểm vừa vẽ, khi chúng chuyển thành màu xanh, ta chọn chức năng “Chức năng chính” và chọn công cụ “Thêm nhãn cho đối tượng …”. Lưu ý: Sau khi thêm nhãn xong, ta click vào khoảng trắng trên trang soạn thảo để không lựa chọn đối tượng nữa, các đối tượng sẽ trở lại màu quy định của mình. Bước 2: Xác định một điểm C cách đều đường thẳng a và điểm A Ta chọn chức năng “Vẽ điểm”, chọn công cụ “Vẽ điểm” và click vào vị trí bất kỳ trên đường thẳng a để vẽ điểm B. Việc đặt tên cho điểm B cũng tương tự như đặt tên cho đuờng thẳng a hay điểm A, ta click vào điểm vừa vẽ và chọn công cụ “Thêm nhãn cho đối tượng” trong chức năng “Chức năng chính”. (Sau khi thêm nhãn cho điểm B, click ra khoảng trắng để không lựa chọn điểm B nữa) Chọn chức năng “Vẽ đường”, chọn công cụ “Vẽ đường thẳng vuông góc” rồi lần lượt click vào điểm B và đường thẳng a. để vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với đường thẳng a Chọn công cụ “Vẽ đoạn thẳng nối hai điểm”, để vẽ đoạn thẳng AB. Sau khi có đoạn thẳng AB, ta sẽ xác định trung điểm của đoạn thẳng AB bằng cách chọn chức năng “Vẽ điểm”, chọn công cụ “Vẽ trung điểm của một đoạn thẳng” và click vào đoạn thẳng AB. Để vẽ trung trực của đoạn thẳng AB, ta chọn chức năng “Vẽ đường” rồi chọn công cụ “Vẽ đường thẳng vuông góc” và click lần lượt vào trung điểm của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng AB. Cuối cùng, ta xác định điểm C bằng cách chọn chức năng “Vẽ điểm” rồi chọn công cụ “Vẽ điểm” và click vào giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ. Bước 3: Ẩn các đối tượng không cần hiển thị Click lần lượt vào các đối tượng cần làm ẩn là đường thẳng vuông góc với đường thẳng a, đoạn thẳng AB, trung điểm của đoạn thẳng AB, trung trực của đoạn thẳng AB. Khi các đối tượng này chuyển thành màu xanh, ta chọn chức năng “Chức năng chính” rồi chọn công cụ “Ẩn các đối tượng được chọn”. Ta sẽ chọn chức năng “Vẽ đường” và chọn công cụ “Vẽ đoạn thẳng nối 2 điểm” để thực hiện điều đó. Và để minh họa B là hình chiếu vuông góc của điểm C trên đường thẳng A, ta ghi ký hiệu góc vuông bằng cách chọn chức năng “Chức năng chính” rồi chọn công cụ “Vẽ ký hiệu góc” rồi click lần lượt vào đường thẳng a và đoạn thẳng CB. Cuối cùng ta thực hiện bước 4: Tạo vết cho điểm C và quan sát kết quả Để tạo vết cho điểm C ta click vào điểm C, khi điểm C chuyển thành màu xanh, ta chọn chức năng “Chức năng chính” và chọn công cụ “Lưu vết điểm để tìm quỹ tích”. (Click ra khoảng trắng để thôi chọn điểm C) Như vậy, từ bây giờ mỗi khi di chuyển điểm B trên đường thẳng a, điểm C cũng di chuyển tương ứng và để lại vết. Qua đó ta có thể thấy được tập hợp điểm C là hình parabol. (Thực hiện thao tác từ từ). Nhấn Đồng ý để trở về trang soạn thảo của Violet Nhấn Đồng ý tiếp để trở về trang bài giảng Trong khi trình chiếu cho học sinh ta cũng kéo điểm B dọc theo đường thẳng a để xuất hiện vết của điểm C.

File đính kèm:

  • docCong cu tao bai giang Ve quy tich parapol.doc