Bài 1
a. So sánh PH của các dung dịch có cùng nồng độ mol của HCl và CH3COOH. Giải thích.
b. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100 ml dung dịch gồm HNO3 và HCl có PH = 1,0 để PH của hỗn hợp thu được bằng 2,0.
Bài 2
X là dung dịch H2SO4 0,02M. Y là dung dịch NaOH 0,035M. Hỏi pha trộn dung dịch X và dung dịch Y theo tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu để thu được dung dịch Z có PH = 2. Cho thể tích dung dịch Z bằng tổng thể tích của các dung dịch X và Y đem trộn.
Bài 3
Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08 M và H2SO4 0,01 M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có PH = 12.
Tính m và a?
Bài 4
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được Fe2(SO4)3 , SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt có PH = 2.
Viết các phương trình phản ứng và tính số lít dung dịch Y.
Bài 5
Hoà tan hoàn toàn FeS2 bằng 1 lượng vừa đủ HNO3 đặc, chỉ có khí NO2 bay ra và được dung dịch B. Cho dung dịch BaCl2 dư vào 1/10 dung dịch B thấy tạo ra 1,864 gam kết tủa. Lấy 1/10 dung dịch B pha loãng bằng nước thành 4 lít dung dịch C.
Viết PTPƯ và tính PH của dung dịch C.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài toán về pH trong dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài toán về PH trong dung dịch
Bài 1
a. So sánh PH của các dung dịch có cùng nồng độ mol của HCl và CH3COOH. Giải thích.
b. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100 ml dung dịch gồm HNO3 và HCl có PH = 1,0 để PH của hỗn hợp thu được bằng 2,0.
Bài 2
X là dung dịch H2SO4 0,02M. Y là dung dịch NaOH 0,035M. Hỏi pha trộn dung dịch X và dung dịch Y theo tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu để thu được dung dịch Z có PH = 2. Cho thể tích dung dịch Z bằng tổng thể tích của các dung dịch X và Y đem trộn.
Bài 3
Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08 M và H2SO4 0,01 M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có PH = 12.
Tính m và a?
Bài 4
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được Fe2(SO4)3 , SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt có PH = 2.
Viết các phương trình phản ứng và tính số lít dung dịch Y.
Bài 5
Hoà tan hoàn toàn FeS2 bằng 1 lượng vừa đủ HNO3 đặc, chỉ có khí NO2 bay ra và được dung dịch B. Cho dung dịch BaCl2 dư vào 1/10 dung dịch B thấy tạo ra 1,864 gam kết tủa. Lấy 1/10 dung dịch B pha loãng bằng nước thành 4 lít dung dịch C.
Viết PTPƯ và tính PH của dung dịch C.
Bài 6
Cho dung dịch HCl có PH = 4. Hỏi phải thêm 1 thể tích nước gấp bao nhiêu lần thể tích dung dịch ban đầu để được 1 dung dịch có PH = 5.
Bài 7
Pha loãng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,3 lít nước thu được dung dịch có PH = 12. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu, biết rằng dung dịch Ba(OH)2 phân li hoàn toàn.
Bài 8
PH là gì? Cho dung dịch các chất sau: Na2CO3 , NH4NO3 , K2SO4 . Hỏi dung dịch nào có PH > 7, PH = 7, PH < 7. Giải thích?
Tính PH của các dung dịch sau ở 250C của: NaCl 0,1 M; H2SO4 0,005M; NaOH 0,01M; CH3COOH 0,1M ( cho độ điện li bằmg 0,01).
Biết rằng ở 250C thì [H+] . [OH-] = 10-14.
Bài 9
Cho dung dịch NaOh có PH = 12 ( dung dịch A).
Cần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH có PH = 11.
Cho 0,5885 gam muối NH4Cl vào 100 ml dung dịch A và đun sôi dung dịch, sau đó làm nguội và thêm 1 ít phenolphtalein vào. Hỏi dung dịch có màu gì?
Bài 10
Cho rất từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết A vào B ta được dung dịch C. Hỏi trong C có những chất gì? bao nhiêu mol?( tính theo x và y).
Nếu x = 2y thì PH của dung dịch C là bao nhiêu sau khi đun nhẹ để đuổi hết khí?
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
Bài 1
Dung dịch A chứa 2 muối FeSO4 và Fe2(SO4)3 . Người ta tiến hành những thí nghiệm sau đây:
-Thí nghiệm 1: Thêm dần dần dung dịch NaOH cho đến dư vào 20 ml dung dịch A. Khuấy và đun nóng hỗn hợp trong không khí. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn cân nặng 1,2 gam.
-Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 loãng vào 20 ml dung dịch A. Nhỏ dần dần từng giọt dung dịhc KMnO4 0,2M vào dung dịch nói trên và lắc nhẹ cho đến khi dung dịch bắt đầu xuất hiện màu hồng thì lượng KMnO4 0,2M cần dùng là 10 ml.
1. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm 1 và 2.
2. Tính nồng độ mol/lít của FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong dung dịch A.
Bài 2
Hãy xác định khối lượng của các muối có trong dung dịch A chứa các ion Na+, NH4+, SO42-,và CO32-. Biết rằng khi cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư và đun nóng thu được 0,34 gam khí có thể làm xanh giấy quỳ ẩm và 4,3 gam kết tủa. Còn khi cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thì thu được 0,224 lít khí (đktc).
Bài 3
Hoà tan hỗn hợp gồm 18,24 gam FeSO4 và 27,26 gam Al2(SO4)3 vào 200 gam dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch A.
Cho 77,6 gam NaOH nguyên chất vào dung dịch A, thu được kết tủa B và dung dịch C. Tách kết tủa B khỏi dung dịch C.
Nung kết tủa B ngoài không khí đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được.
Thêm nước vào dung dịch C thu được dung dịch D có khối lượng là 400 gam. Tính khối lượng nước thêm vào và nồng độ % của các chất tan trong dung dịch D.
Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch D ở trên để:
Được khối lượng kết tủa lớn nhất?
Được kết tủa mà sau khi nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn cân nặng 5,1 gam?
Bài 4
Cho 200 ml dung dịch gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45M; và HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Hãy tính thể tích V để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất? Tính lượng kết tủa đó?
Giả thiết khi Mg(OH)2 kết tủa hết thì Al(OH)3 tan trong kiềm không đáng kể.
Bài 5
Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dung dịch C. Trung hoà 100 ml dung dịch C cần dùng hết 35 ml dung dịch H2SO4 2M và thu được 9,32 gam kết tủa.
Tính nồng độ mol/l của các dung dịch A và B.
Cần trộn bao nhiêu ml dung dịch B với 20 ml dung dịch A để để hoà tan vừa hết 1,08 gam nhôm?
Bài 6
Một hỗn hợp A gồm 3 muối BaCl2 , KCl, MgCl2 . Cho 54,7 gam hỗn hợp A tác dụng với 600 ml dung dịch AgNO3 2M , sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B, cho 22,4 gam bột sắt vào dung dịch D, sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 . Cho NaOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn.
Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng kết tủa B, chất rắn F.
Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Bài 7
Hoà tan 63,8 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào 500 ml nước thu được dung dịch A. Thêm 500 ml dung dịch Na2CO3 1,4 M vào dung dịch A. Sau phản ứng thu được 59,4 gam kết tủa và dung dịch B.
Tính nồng độ % của mỗi muối trong dung dịch A.
Thêm vào dung dịch B 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl 0,5M ( d=1,05 g/ml) thu được dung dịch C. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M đã dùng và nồng độ % của muối trong dung dịch C.
Bài 8
Điện phân 500 ml dung dịch A có chứa FeSO4 và KCl với điện cực trơ, giữa các điện cực có màng ngăn xốp ngăn cách. Sau khi điện phân xong ở anôt thu được 4,48 lít khí B ( đktc), ở catôt thu được khí C và ở bình điện phân thu được dung dịch D. Dung dịch D hoà tan được tối đa 15,3 gam Al2O3.
Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch A?
Tính thể tích khí C thoát ra ở catôt (theo lít) ở 2730C và 1 atm.
Sau khi điện phân khối lượng dung dịch A giảm đi bao nhiêu gam?
File đính kèm:
- bai_toan_ve_ph_trong_dung_dich.doc