b) Thuận lợi: Nội dung chương trình. sgk mới có các thuận lợi sau:
- Hình thức đẹp, kênh hình và kênh chữ thuận lợi cho việc tự học của học sinh.
- Các nội dung kiến thức, hình vẽ bám sát thực tế, đảm bảo để giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
- Khối lượng và nội dung kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
- Các kiến thức trọng tâm cần xây dựng đều được in đậm, khác màu để học sinh tự học tốt và thuận lợi cho giáo viên trong quá trình soạn giáo án.
- Trong mỗi phần đều có những câu hỏi mang tính gợi mở, giáo viên có thể căn cứ vào đó để tổ chức hoạt động đối với học sinh và củng cố kiến thức ngay trong giờ dạy cho học sinh.
- Các bài tập vận dụng phù hợp, có chú ý đến tính thực tế nhiều hơn sách giáo khoa cải cách.
- Cuối sách có phần phụ lục về các kíên thức toán học cần thiết phải sử dụng trong vật lí, đơn vị đo lường quốc tế của một số đại lượng vật lí và hằng số vật lí, các thí nghiệm cần tiến hành trong quá trình dạy học rất thuận tiện cho việc tham khảo của giáo viên và học sinh trong qúa trình dạy học .
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản nhận xét chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Vật Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN NHẬN XÉT CHƯƠNG TRÌNH, SGK LỚP 10- MÔN VẬT LÍ
Người nhận xét: Phạm Ngọc Thiệu - Tổ Vật lí
Hiện đang giảng dạy: Chương trình Vật lí 10 Nâng cao.
Nội dung nhận xét:
Tên sách: Vật lí 10 nâng cao và Vật lí 10 Cơ bản.
Thuận lợi: Nội dung chương trình. sgk mới có các thuận lợi sau:
Hình thức đẹp, kênh hình và kênh chữ thuận lợi cho việc tự học của học sinh.
Các nội dung kiến thức, hình vẽ bám sát thực tế, đảm bảo để giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Khối lượng và nội dung kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Các kiến thức trọng tâm cần xây dựng đều được in đậm, khác màu để học sinh tự học tốt và thuận lợi cho giáo viên trong quá trình soạn giáo án.
Trong mỗi phần đều có những câu hỏi mang tính gợi mở, giáo viên có thể căn cứ vào đó để tổ chức hoạt động đối với học sinh và củng cố kiến thức ngay trong giờ dạy cho học sinh.
Các bài tập vận dụng phù hợp, có chú ý đến tính thực tế nhiều hơn sách giáo khoa cải cách.
Cuối sách có phần phụ lục về các kíên thức toán học cần thiết phải sử dụng trong vật lí, đơn vị đo lường quốc tế của một số đại lượng vật lí và hằng số vật lí, các thí nghiệm cần tiến hành trong quá trình dạy học rất thuận tiện cho việc tham khảo của giáo viên và học sinh trong qúa trình dạy học.
Khó khăn:
Nội dung kiến thức: phân phối chưa hợp lí trong một tiết học, gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Nhiều bài chú trọng đến cả lí thuyết lẫn thực nghiệm làm giáo viên không thể phân phối thời gian một cách hợp lí trong quá trình giảng dạy.
Số giờ bài tập thực hành ít, học sinh không có điều kiện được thực hành lí thuyết để giải bài tập nhằm củng cố kiến thức.
Các thí nghiệm của bộ nâng cao đều không khả thi và hần như không thống nhất với bộ cơ bản và các thiết bị thí nghiệm tối thiểu do Bộ GD- ĐT cung cấp, do đó gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong qúa trình dạy học.
Việc đưa 3 chương chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể từ lớp 11 cải cách xuống chương trình lớp 10 nâng cao làm cho khối lượng kiến thức ở lớp 10 khá “nặng” đối với học sinh, làm rút ngắn nội dung kiến thức ở các bài khác.
Việc đưa chương trình tự chọn học vào kì I gây ra sự không cân đối về nội dung và chương trình cho cả hai kì học vì các chủ đề tự chọn chỉ là giải bài tập nâng cao trong khi ở kì II rất ít tiết bài tập củng cố, điều này làm giảm chất lượng nắm vững kiến thức của hầu hết học sinh ở kì II.
Những giải pháp của bản thân để khắc phục những khó khăn trên.
Vì nội dung 1 tiết học rất dài nên giáo viên thường yêu cầu học sinh tự học trước khi đến lớp để nắm trước những nội dung kiến thức dễ nắm bắt đối với học sinh. Thời gian trên lớp phần lớn để giáo viên tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng những kiến thức khó đối với học sinh.
Trong các giờ học giáo viên chú trọng những kiến thức trọng tâm, những kiến thức mở rộng hoặc một số phần có thể để học sinh về nhà tự học.
Soạn giáo án điện tử đối với hầu hết các tiết dạy có sử dụng thí nghiệm, lợi dụng các môt hình thí nghiệm động để giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức, tiết kiệm được thời gian ghi bảng của giáo viên, tập trung thời gian vào việc tổ chức các họat động dạy học theo yêu cầu đổi mới phương pháp.
Dạy bù các tiết học bị mất do trùng với ngày nghỉ để kịp tiến độ chương trình của nhà trường và phân phối chương trình của Bộ đã quy định.
Một số kiến nghị
Thống nhất các thiết bị thí nghiệm trong hai bộ sách cơ bản và nâng cao hoặc cung cấp đầy đủ các thiết bị thí nghiệm theo chương trình nâng cao để giảm bớt khó khăn học sinh và giáo viên.
Làm lại phân phối chương trình, phân phối thời gian hợp lí cho các bài học để giáo viên có điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học theo yêu cầu đổi mới.
Ra một quy định mới về các bài thí nghiệm bắt buộc trong từng phần, bài của chương trình mới để các cấp quản lí giáo dục tiện theo dõi việc thực hiện các bài thí nghiệm của giáo viên, tránh tình trạng lãng phí thiết bị trong giai đoạn hiện nay.
File đính kèm:
- Nhan xet chuong trinh SGK Vat Ly 10.doc