Thành phần chính của dụng cụ gồm hai thước được ghép vuông góc với nhau.
- Thước 1 được chia vạch kể từ điểm A. Tại điểm A được nối với một sợi dây dài, cuối sợi dây được cột với một mẫu bút chì.
- Tia Dx là một cái ăng ten có độ dài thay đổi được và có thể quay xung quanh tâm D. Khi ở vị trí vuông góc AB thì trùng với đường trung trực của AB.
- Khi Dx vuông góc với thước 2 (vuông góc với DM) thì ba điểm M, F, G (G là điểm góc vuông của hai thước) thẳng hàng và là tia phân giác của góc vuông .
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản thuyết trình đồ dùng dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tên đồ dùng: Dụng cụ xác định tâm và bán kính của vật tròn, đường tròn.
Gv: Dương Ngọc Hà
Trường PTCS Nam Thượng – Nam Đàn - Nghệ An.
-----------------------------------------------------------------------------
I/ Thời gian làm: 12/12/2011
II/ Quy trình làm:
Mô tả cấu tạo của dụng cụ:
1/ Hình vẽ:
G
F x
...... . ..
A M B E
D
2/ Cấu tạo:
- Thành phần chính của dụng cụ gồm hai thước được ghép vuông góc với nhau.
- Thước 1 được chia vạch kể từ điểm A. Tại điểm A được nối với một sợi dây dài, cuối sợi dây được cột với một mẫu bút chì.
- Tia Dx là một cái ăng ten có độ dài thay đổi được và có thể quay xung quanh tâm D. Khi ở vị trí vuông góc AB thì trùng với đường trung trực của AB.
- Khi Dx vuông góc với thước 2 (vuông góc với DM) thì ba điểm M, F, G (G là điểm góc vuông của hai thước) thẳng hàng và là tia phân giác của góc vuông .
III/ Cách sử dụng của dụng cụ:
1/ Xác định tâm và bán kính của vật tròn và đường tròn dựa vào tính chất của đường kính vuông góc dây.
a/ Cơ sở lý luận:
Ta có tính chất :
- Đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của đây ấy.
- Đường kính đi qua trung điểm của dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
Từ hai tính chất trên ta suy ra: “Đường trung bình của một dây cung của một đường tròn thì đi qua tâm của đường tròn đó .
b/ Các bước thực hiện xác định tâm và bán kính của vật tròn và đường tròn.
Giả sử ta có một vật có dạng hình tròn, hoặc một đường tròn cần phải xác định tâm và bán kính của nó ta làm như sau:
Bước 1: Đặt vật tròn lên thước 1 sao cho đường tròn đi qua hai điểm A và B.
Bước 2: Xoay ăng ten Dx trùng vào vị trí DM (DM là đường trung trực của AB). Kéo dài ăng ten sao cho nó cắt đường tròn tại 2 điểm. Dùng bút chì vạch trên vật tròn theo đường của ăng ten . Ta được đường kính thứ nhất.
Bước 3: Cố định ăng ten, xoay đường tròn nhưng A và B vẫn thuộc đường tròn đó. Dùng bút chì vạch trên vật tròn theo đường ăng ten ta được đường kính thứ hai
* Giao điểm của hai đường kính là tâm của vật hình tròn cần xác định.
* Xác định được tâm đường tròn rồi thì từ điểm A dùng dây để xác định bán kính bằng cách vạch một cung tròn tâm A đi qua tâm O của đường tròn trên. Cung tròn này cắt thước 1 tại vị trí nào thì giá trị đó là tâm của đường tròn cần tìm.
2/ Xác định tâm và bán kính của vật tròn hoặc đường tròn dựa vào tính chất hai tiếp tuyến của một đường tròn.
a/ Cơ sở lý luận:
Ta có tính chất: Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt tại một điểm, thì điểm đó cách đều hai tiếp điểm và đường nối điểm đó vói tâm của đường tròn là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
Từ tính chất trên ta suy ra: “Đường phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến của một đường tròn thì đi qua tâm của đường tròn đó”
b/ Các bước thực hiện xác định tâm và bán kính của vật tròn và đường tròn.
Giả sử ta có một vật có dạng hình tròn, hoặc một đường tròn cần phải xác định tâm và bán kính của nó ta làm như sau:
Bước 1: Đặt vật tròn cần xác định tâm và bán kính tiếp xúc với hai cạnh của thước.
Bước 2: Điều chỉnh ăng ten sao cho độ dài của ăng ten bằng DM (DM = ME)
Và xoay ăng ten vuông góc với thước 2 (Tứ giác DMÈ là hình vuông nên MF là đường phân giác của góc vuông .
Bước 3: Dùng dây căng đi qua các điểm M, G, F (M, G, F thẳng hàng). Dùng bút chì vạch trên vật tròn theo đường kẻ của dây ta được đường kính thứ nhất.
Bước 4: Xoay vật tròn nhưng vẫn tiếp xúc với hai thước. Dùng dây căng đi qua các điểm M, G, F (M, G, F thẳng hàng). Dùng bút chì vạch trên vật tròn theo đường kẻ của dây ta được đường kính thứ hai.
* Giao điểm của hai đường kính là tâm của vật hình tròn cần xác định.
* Xác định được tâm đường tròn rồi thì đưa đườmg tròn đó tiếp xúc với điểm A. từ điểm A dùng dây để xác định bán kính bằng cách vạch một cung tròn tâm A đi qua tâm O của đường tròn trên. Cung tròn này cắt thước 1 tại vị trí nào thì giá trị đó là tâm của đường tròn cần tìm.
IV/ Phạm vi sử dụng:
Đồ dùng này sử dụng dạy học trong các bài “ Đường kính và dây của đường tròn” và bài “ Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau” ở chương II Hình học 9.
V/ Kinh phí:
Vì đồ dùng được thiết kế đơn giản, vật liệu làm bằng gỗ, kinh phí mua vật liệu là không đáng kể.
VI/ Hiệu quả sử dụng:
Đồ dùng này phù hợp với thực tế giảng dạy, giúp giáo viên thuận tiện khi sử dụng, giúp học sinh dễ quan sát và tiếp thu được nội dung bài học một cách trực quan hơn. Đồ dùng này có thể sử dụng nhiều lần, giá thành rẻ có thể sản xuất hàng loạt.
VII/ Kết quả thực tế:
File đính kèm:
- BẢN TƯỜNG THUẬT ĐỒ DNG DẠY HỌC.doc