I. Mở bài: - Dẫn dắt → Gới thiệu tác phẩm → Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
VD: Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời. Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách dung dị nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh con cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảng tổng kết Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG TỔNG KẾT TIẾNG VIỆT
STT
Đơn vị kiến thức
Khái niệm
1
Khởi ngữ
là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
2
Các thành phần biệt lập
Tình thái
được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Cảm thán
được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận).
Gọi – đáp
được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Phụ chú
được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
3
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Nội dung
LK chủ đề
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
LK lô-gíc
Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Hình thức
Lặp từ ngữ
Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
Phép thế
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Phép nối
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
4
Nghĩa tường minh
Là phần thông báo được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Hàm ý
Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
…………………………………………………..
THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Phân tích bài “Con cò”
I. Mở bài: - Dẫn dắt → Gới thiệu tác phẩm → Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
VD: Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời. Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách dung dị nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh con cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.
Thân bài:
Khổ 1: Hình ảnh cò là lời vỗ về, dự cảm về cuộc đời và ý thức chở che
Đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là "con cò", "con vạc", thế nhưng ngay từ giấc ngủ đầu nôi, người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến với con bằng lời ru dịu dàng, nồng ấm.
Điệp từ "con cò" được nhắc đi, nhắc lại ở câu bốn đến câu tám của khổ thơ đầu như một điệp khúc ngân nga, nhịp nhàng Þ trong thơ có nhạc.
Hình ảnh "con cò bay la,..... bay lả", từ "cổng phủ" cho đến "Đồng Đăng" miêu tả hình ảnh cò thung dung bay lượn một cách tự do trên khắp mọi nẻo quê hương, trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam.
Hình ảnh cò "xa tổ", cò "ăn đêm", sợ gặp "cành mềm", sợ bị "xáo măng" gợi hình ảnh cò lẻ loi một mình đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đang chực chờ phía trước Þ thân phận yếu đuối của người phụ nữ và nỗi vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con âm thầm, khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang chực chờ.
Hình ảnh “ Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn >< Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ ”
Þ niềm hạnh phúc của con thơ trong vòng tay yêu thương, chở che của mẹ.
Cành mềm (con cò đáng thương) >< tay nâng, lời ru_ hơi xuân, sữa mẹ Þmẹ đem đến cho con nguồn sống, niềm mong ước tốt đẹp.
cảm động trước tình mẹ bao la, sâu sắc, vỗ về, chở che ta từ khi còn tấm bé.
Khổ 2: Hình ảnh cò gắn bó mật thiết và trở nên người bạn đồng hành đối với cuộc đời con trẻ từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành.
Mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ ấu. Cò "đứng ở quanh nôi", rồi cò "vào trong tổ"; con có ngủ thì cò mới ngủ. Hình ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò thực nữa, mà đã ẩn dụ cho hình tượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu cho con từng miếng ăn, giấc ngủ.
Lời ru và lòng mẹ gắn bó với con ở tuổi đến trường: “cò cùng con đi hoc _ cánh trắng cò bay theo gót đôi chân” → buổi ban đầu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm đôi tay dìu dắt của mẹ. Nhưng dần dà, cánh trắng cò chỉ bay theo gót chân con. Khi con đến giai đoạn niên thiếu, tình thương của mẹ dành cho con đã có cách thể hiện khác. Mẹ không còn nâng niu ôm ấp con nữa, mà chỉ đồng hành bên con, dõi theo mỗi bước chân con. Mẹ muốn con tự đi trong cuộc đời bằng đôi chân của chính mình. Vì chỉ có thế, bước chân con mới vững chãi, không sợ bị vấp ngã Þ tình mẹ vừa sâu sắc, lại vừa phong phú, cách thể hiện đa dạng
Hình ảnh cò-hình ảnh mẹ đã đi vào tiềm thức, hóa nên tâm hồn phong phú cho con người khi trưởng thành: “ Lớn lên, lớn lên, lớn lên, lớn lên……. Hơi mát câu văn”.
Khổ 3: Hình ảnh cò là lời nhắn nhủ về tình mẹ sâu nặng dành cho con trong suốt cuộc đời
Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn là bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:"con dù lớn vẫn là con của mẹ _ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Bài thơ được mở đầu bằng những câu hát ru và kết lại cũng bằng lời ru à ơi: “ À ơi!......Quanh nôi”.
Một lần nữa các cụm từ:"ngủ đi", "cánh cò, cánh vạc", "nôi" được nhắc lại nhằm gợi về kỉ niệm tuổi thơ, nhắc nhớ về giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người.
Với hình ảnh Con cò mẹ hát – Cũng là cuộc đời – Vỗ cánh qua nôi, lời ru không chỉ nâng giấc con thơ mà còn là lời lời nhắn nhủ, tâm tình của chính nỗi niềm lòng mẹ: lời ru là nông sâu đời mẹ, lời ru là bao bài học về cõi nhân sinh, lời ru là những chiêm nghiệm cuộc đời ... Như thế, lời ru đã trở thành chiếc cầu nối để con thấu lòng mẹ, để con tường người, hiểu đời; để con thực thụ LÀM NGƯỜI. Tầm triết lý thật sâu xa diệu vợi!
Những câu thơ cuối cùng càng gợi nhiều suy tưởng, hình ảnh thơ đa nghĩa vô cùng!
Hình ảnh quê hương đất nước trong cuộc sống mới XHCN ở miền bắc sau năm 1954.
Kết bài:
Bài thơ là sự kết tinh giữa cảm hứng trữ tình dân gian và triết lí tình mẫu tử giản dị mà sâu sắc.
Bài thơ ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời.
………………………………………………………
Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Mở bài: Dẫn dắt: giới thiệu bài thơ tương đồng → giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ) → khái quát chủ đề của tác phẩm.
“Nếu là con chim, chiếc lá,Con chim phải hót, chiếc lá phải xanhLẽ nào vay mà không trả,Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”(Tố Hữu)Tố Hữu – nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải – đã viết trong bài “Một khúc ca xuân” những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Đó là “lặng lẽ dâng cho đời”. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam.
“Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy nó bâng khuâng, tha thiết và sâu lắng hơn tất cả để cuối cùng thể hiện một Thanh Hải yêu người, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và còn là một Thanh Hải sống cho thơ và sống cho đời.
Thân bài:
Khổ 1: Mùa xuân thiên nhiên
Câu “mọc giữa dòng sông xanh”: đảo ngữ “mọc” nằm ở vị trí đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú, 1 niềm vui hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân.
Màu xanh trong của sông hòa hợp với màu tím biếc của hoa → bức tranh xuân chấm phá, đằm thắm.
Chim chiền chiện là bạn của nhà nông.
Từ “ơi”: cảm thán bộc lộ niềm vui ngất ngây khi nghe chim hót.
“ hót chi”: giọng điệu thân thương của người dân xứ Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người và vật.
“ từng giọt …..hứng”: sự xúc động sâu xa, “giọt long lanh” là sự liên tưởng đầy chất thơ, sự chuyển đổi cảm giác (thính – thị - xúc giác) đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh.
Vẻ đẹp và sức sống mặn mà, tràn trề của thiên nhiên vào xuân.
Khổ 2: Mùa xuân cách mạng
Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” → biểu tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước.
“lộc”: là chồi non, cành biếc mơn mởn → vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước.
Người lính khoác trên lưng lộc non xanh biếc mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc → bảo vệ Tổ quốc.
Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh → máu và mồ hôi của nhân dân góp phần tô điểm mùa xuân và giữ lấy mùa xuân mãi mãi.
Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nức“ tất cả …..xôn xao” → hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.
Khổ 3: Mùa xuân đất nước
“ vất vả và gian lao”: chặng đường lịch sử của đất nước với ngàn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách → khẳng định sức mạnh Việt Nam, tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt.
“ đất nước như vì sao”: so sánh đất nước - vì sao → hình ảnh đầy ý nghĩa
Sao: nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời vĩnh hằng trong không gian và thời gian.
Đất nước như vì sao: niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp.
“Cứ đi lên phí trước”: chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh → những suy tư của tác giả về đất nước và nhân dân.
Khổ 4: Mùa xuân khát vọng
Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người.
Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời.
Con chim hót: gọi xuân về, đem niềm vui đến cho con người.
Một cành hoa: tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên.
Một nốt trầm của bản hòa ca làm xao xuyến lòng người.
Ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui đón nhận đất nước và con người Việt Nam.
Điệp ngữ “ ta làm” → âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết sâu lắng, lời thơ được khắc sâu và nhấn mạnh → thể hiện ước nguyện của tác giả.
Khổ 5: Mùa xuân cống hiến
“mùa xuân nho nhỏ” là ẩn dụ sáng tạo khắc sâu ý tác giả: “ mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta” ( Nguyễn Khoa Điềm)
“ lặng lẽ dâng cho đời” là lẽ sống đẹp, cao cả bởi: “ sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” ( Tố Hữu)
Cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước: già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình.
Khổ 6: Mùa xuân tin yêu
Nam ai và nam bình là giai điệu lời ca Huế rất nổi tiếng, phách tiền là một nhạc cụ dân tộc để đếm nhịp cho lời ca, tiếng đán tranh, đàn tam thập lục → là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước.
“ mùa xuân ta xin hát”: niềm khao khát, bồi hồi của tác giả.
“ ngàn dặm mình, ngàn dặm tình”: tình yêu thương chan chứa đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương.
Kết bài:
Khẳng định lại luận điểm.
Các biện pháp tu từ được vân dụng sắc sảo, hài hòa, ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm xúc, thể thơ năm chữ, giọng thơ linh hoạt.
Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương được tác giả diễn tả 1 cách sâu sắc và cảm động. Mỗi cuộc đời hãy làm 1 mùa xuân. Đất nước ta mãi mãi sẽ là mùa xuân tươi đẹp.
…………………………………….
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”
Mở bài:
“Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha được Viễn Phương sáng tác trong dịp đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ đã bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi:
Con ở miền nam ra thăm lăng Bác
…………………………………..
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
( tháng 4/1976)
Thân bài:
Khổ 1:
Như một người con xa, nay mới có dịp được trở về viếng thăm “người cha” đã khuất, Viễn Phương vô cùng bồi hồi, xúc động: “Con ở miền nam ra thăm lăng Bác _ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát…..”
Trong tâm trạng của người con miền Nam “mong Bác nỗi mong cha”, nhà thơ bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Tác giả xưng “con” biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng đối với Bác.
Giờ đây, đứng trước lăng mộ của Người, trong lòng nhà thơ dâng trào bao xúc động, nghẹn ngào, mãnh liệt: “ Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam _ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Từ biểu cảm “ôi” đã diễn tả niềm cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước cảnh tượng thiêng liêng nơi lăng Bác.
Hình ảnh gợi tả “hàng tre xanh xanh” thật gần gũi, thân thương, biểu tượng cho làng quê Việt Nam tràn đầy sức sống dồi dào, mãnh liệt. Dù có phải trải qua bao “bão táp mưa sa” nhưng hàng tre vẫn xanh tươi, vẫn vươn lên mạnh mẽ
Hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ trang nghiêm, chỉnh tề, vững vàng bên lăng Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, cả dân tộc vẫn giữ trọn tấm lòng thành kính hướng về Bác.
Khổ 2:
Với tấm lòng thành kính Viễn Phương tiếp tục suy tưởng khi đứng trước lăng Bác: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng _ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên, nguồn ánh sáng rực rỡ, vĩnh viễn, bất tận trên thế gian này. Ánh sáng mặt trời đem lại sự sống cho con người và vạn vật.
Từ hình ảnh thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ tinh tế, tài tình, độc đáo, “mặt trời trong lăng rất đỏ” để ca ngợi công ơn to lớn và sự cao cả, vĩ đại của Bác. Lí tưởng cách mạng của Bác mãi mãi soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường phía trước, con đường vươn tới một tương lai tốt đẹp – một đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Với niềm xúc động chân thành, Viễn Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác: “ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ _ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác.
Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
Với lòng biết ơn vô hạn, Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng “bảy mươi chín mùa xuân”. Cuộc đời của Người là “bảy mươi chín mùa xuân” tươi đẹp, cống hiến trọn vẹn cho dân tộc, cho đất nước. Sự cống hiến của Bác thật cao cả, vĩ đại! Vì vậy Bác còn sống mãi trong niềm ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân.
Khổ 3:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên _ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”: Bác đang yên nghỉ giữa lòng quê hương, đất nước thân yêu. Tác giả đã chọn lọc một hình ành đặc sắc, sinh động, giàu sức gợi cảm “vầng trăng sáng dịu hiền” để ca ngợi tâm hồn trong sáng cao đẹp tuyệt vời của Bác. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác mãi mãi là một vầng trăng ngời ngời tỏa sáng tình yêu thương cho con người và cuộc đời.
Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi _ Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” rất tinh tế và giàu sức gợi cảm → ca ngợi sự bất tử của Bác. Bác đã đi xa nhưng sự nghiệp cách mạng cao cả của Người vẫn luôn tồn tại như bầu trời cao xanh kia.
Hình ảnh “nghe nhói ở trong tim” đã diễn tả chân thực, giàu cảm xúc nỗi nghẹn ngào, tiếc thương, đau đớn của tác giả. Đó là nỗi đau của người con miền Nam bao năm mong ước được gặp Bác và cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc. Bác ra đi là một mất mát lớn lao không gì bù đắp được. Dân tộc đã mất đi một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già kính yêu.
Khổ 4:
Khi tạm biệt Bác để trở về miền Nam , trong lòng nhà thơ dâng trào một nỗi buồn thương da diết: “ Mai về miền nam thương trào nước mắt” → diễn tả cái cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng tác giả.
Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người con miền Nam đã bày tỏ ước nguyện tha thiết của mình: “ Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác _ Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây _ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp nhau thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ. Trước vong linh của Bác, người con miền Nam xin hứa luôn giữ mãi phẩm chất cao đẹp, trong sáng, cốt cách của con người Việt Nam để mãi mãi xứng đáng là lớp cháu con của Bác.
Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ sinh động giàu sức biểu cảm “cây tre trung hiếu” gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc.
Kết bài:
Bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha. Với những hình ảnh ẩn dụ tinh tế, giàu tính thẩm mĩ và các biện pháp tu từ đặc sắc… đã thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha, sâu sắc của nhà thơ và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
Bác tuy đã đi xa nhưng những phẩm chất cao đẹp, sự cống hiến to lớn, cao cả và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác sẽ luôn sống trong hàng triệu trái tim của những người con đất Việt.
……………………………………………………
Phân tích bài thơ “ Sang thu”
Mở bài:
Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân Việt Nam. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu với ba bài : “ Thu vịnh”, “ Thu điếu”, “ Thu ẩm” ; Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới” ; Lưu Trọng Lư có “Tiếng thu”, tất cả đều là những bài thơ rất nổi tiếng, thì Hữu Thỉnh cũng có một “ Sang thu” rất nhẹ nhàng êm dịu.
Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.
Thân bài:
Khổ 1:
“Bỗng nhận ra hương ổi”: thu đến chẳng hề báo trước, thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa, ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm.
Hương ổi: không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên, hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề người ta chợt xốn xang trong lòng.
Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái gió tê tái của mùa đông, nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng → hồn thu Bắc Bộ.
“Sương chùng chình qua ngõ”: không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những máii nhà, ngoài vườn. Sương thu không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Sương đang đợi ai, sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”.
“Hình như thu đã về”: Hữu Thỉnh như vẫn còn ngẩn ngơ mãi, thu làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ.
Khổ 2:
“Sông được lúc dềnh dàng _ Chim bắt đầu vội vã”: nhịp thơ nhanh và gấp cũng như hơi thở của mùa thu đã bắt đầu đập mạnh.
Sông vào mùa này chẳng có mưa to gió lớn nên nước cứ “dềnh dàng”, cứ không chịu chảy, cứ cố nán lại để đợi chờ ai. Sông chờ nước mùa thu chăng? → một hình ảnh thơ thật thi vị và lãng mạn.
Đàn chim thì không thể dềnh dàng được nữa, chúng phải vội vã bay về phương Nam tránh rét.
“ Có đám mây mùa hạ _ Vắt nửa mình sang thu”: biện pháp miêu tả nhân hoá thật độc đáo trên bầu trời những đám mây mùa thu vẫn còn vương nắng mùa hạ biểu hiện rõ nét cái khoảnh khắc giao mùa → cảm nhận tinh tế bằng óc liên tưởng sáng tạo của tác giả.
Dường như tác giả vẫn còn ngỡ ngàng, chưa thực sự đón nhận, vẫn còn quyến luyến, vấn vương.
Khổ 3:
“ Vẫn còn bao nhiêu nắng _ Đã vơi dẫn cơn mưa”: những hình ảnh của mùa hạ như nắng vẫn in trên khung cảnh thiên nhiên vấn vương chưa muốn rời xa , những cơn mưa rào đã dần dần nhường chỗ cho những cơn gió nhẹ lướt qua những cảnh vật náo nhiệt của mùa hạ đã sắp phải chuyển mình nhường chỗ cho những màu sắc dịu êm , khung cảnh , âm thanh trầm lặng ..... Và qua khung cảch , sắc trời lúc giao mùa ...
“ Sấm cũng bớt bất ngờ _ Trên hàng cây dứng tuổi”: câu thơ không đơn thuần là giọng kể , sự cảm nhận mà là sự chiêm nghiệm về mỗi cuộc đời về con người
Con người có tâm trạng thay đổi, đứng tuổi hơn, vững vàng hơn khi đã qua bao nhiêu mưa nắng của cuộc đời. Con người cũng sang thu, con người trở nên chín chắn, điềm đạm hơn đồng thời cũng phải gấp gáp hơn.
Kết bài:
Sang thu diễn tả cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa , và cũng là sự chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả.
…………………………………………………….
Phân tích bài thơ “ Nói với con”
Mở bài:
Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển công tác về Sở Văn hóa – thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng.
Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi.
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” cũng nằm trong cảm hứng lớn rộng, phổ biến ấy nhưng Y Phương đã có một cách nói xúc động của riêng mình. Hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con đã đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy.
Thân bài:
Cội nguồn sinh dưỡng của con người:
Tình yêu thương của cha mẹ: Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. ở bốn câu thơ đầu, bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.
Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “ người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “ Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Các động từ cài, ken vừa miêu tả cụ thể nói lên tình cảm gắn bó, quấn quýt.
Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống: “ Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng”.
Những đức tính cao đẹp của “ người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
“ Người đồng mình thương lắm …Không lo cực nhọc”, “ Người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo. Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
“ Người đồng mình thô sơ da thịt…Nghe con”. Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những con người như thế, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục ”. Từ đó, người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.
Cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con, rút ra điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới được cho con.
Tình cảm yêu thương trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con.
Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
Giọng điệu thiết tha trìu mến.
Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
Kết bài:
Tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vương lên trong cuộc sống.
………………………………………..
Phân tích bài thơ “ Mây và sóng”
Mở bài:
Văn học muôn đời vẫn đầy ắp tình thương . Nhiệm vụ của nó là thể hiện và ca ngợi những tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống của con người . Chính vì vậy tình mẫu tử được đưa vào thơ ca và trở thành chủ đề không bao giờ vơi cạn .
Mây và sóng là một trong những bài thơ đó . Với thi pháp độc đáo thi phẩm đã ngợi ca tình cảm của đứa con dành cho mẹ . Sức gợi cảm của bài thơ không chỉ là nghệ thuật đặc sắc mà còn chiều sâu của ý nghĩa của một vẻ đẹp chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người.
Thân bài:
Lời rủ rê, mời gọi của những người sống trong mây, trong sóng:
Những trò chơi chỉ có thể có ở xứ sở thần tiên hay ở cõi thiên đường huyền bí: “Bọn tớ chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc
File đính kèm:
- DAN Y KIEN THUC VB 9 HK II.doc