Báo cáo quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục THCS

Kính gửi: BAN CHỈ ĐẠO PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS THÀNH PHỐ HÒA BÌNH.

- Căn cứ quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/07/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành quy định tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá công nhận Phổ cập giáo dục THCS.

- Căn cứ kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác Phổ cập giáo dục THCS của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục THCS thành phố Hòa Bình. Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục THCS Phường Tân Hòa báo cáo kết quả thực hiện với các nội dung sau:

I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1- Đặc điểm về địa lý và dân cư:

Phường Tân Hòa là một phường vùng ven của Thị xã Hòa Bình, nằm ở bờ trái sông Đà, với diện tích tự nhiên là 417 ha; Dân số có 1606 hộ = 6088 nhân khẩu; Gồm 4 dân tộc (Kinh, Mường, Tày, Dao) anh em cùng chung sống và được chia thành 19 tổ nhân dân. Dân cư không ổn định, chuyển đi, chuyển đến theo công trình thủy điện Sông Đà.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND Phường Tân Hòa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam BCĐ PCGD THCS Độc lập - Tự do – Hạnh phúc QM-03 Số: 01/2007/ BC-BCĐ Tân Hòa, ngày 08 tháng 12 năm 2007 Báo cáo quá trình chỉ đạo thực hiện Và kết quả Phổ cập giáo dục THCS năm 2007 Phương hướng Phổ cập giáo dục năm 2008 Kính gửi: Ban chỉ đạo phổ cập Giáo dục THCS thành phố Hòa bình. - Căn cứ quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/07/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành quy định tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá công nhận Phổ cập giáo dục THCS. - Căn cứ kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác Phổ cập giáo dục THCS của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục THCS thành phố Hòa Bình. Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục THCS Phường Tân Hòa báo cáo kết quả thực hiện với các nội dung sau: I/ Đặc điểm tình hình: Đặc điểm về địa lý và dân cư: Phường Tân Hòa là một phường vùng ven của Thị xã Hòa Bình, nằm ở bờ trái sông Đà, với diện tích tự nhiên là 417 ha; Dân số có 1606 hộ = 6088 nhân khẩu; Gồm 4 dân tộc (Kinh, Mường, Tày, Dao) anh em cùng chung sống và được chia thành 19 tổ nhân dân. Dân cư không ổn định, chuyển đi, chuyển đến theo công trình thủy điện Sông Đà. Kinh tế địa phương phát triển chưa đồng đều chủ yếu dựa trên nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và buôn bán dịch vụ nhỏ, do đó đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của nhân dân về công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế. Số dân trong độ tuổi như sau: Độ tuổi Số người Nữ Dân tộc Ra lớp Ghi chú Từ 0 đến 5 tuổi 6 tuổi Từ 6 đến 14 tuổi Từ 15 đến 18 tuổi Từ 19 đến 35 tuổi Từ 36 tuổi trở lên 2- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác Phổ cập giáo dục THCS: a) Thuận lợi: Được các cấp ủy Đảng- chính quyền địa phương quan tâm, Phòng Giáo dục Thành phố chỉ đạo trực tiếp; Các đoàn thể trong địa phương chủ động phối hợp với các nhà trường, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục. Luôn làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ngày càng cao, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên; số trẻ bỏ học giảm dần. Về cơ sở vật chất: Trường THCS có 8 phòng học cấp 4, các phòng hiệu bộ, 01 phòng thư viện, 01 phòng thí nghiệm với nhiều chủng loại sách và thiết bị dạy học. Trường Tiểu học có 05 phòng học cấp 4 và 05 phòng học 2 tầng kiên cố, các phòng hiệu bộ, 01 phòng thư  viện và 01 phòng thí nghiệm với nhiều chủng loại sách và thiết bị dạy học. Hàng năm nhà trường luôn được Phòng Giáo dục thành phố quan tâm bổ xung về cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Việc tổng hợp các số liệu có phần thuận lợi hơn do đã được thực hiện quản lý công tác phổ cập bằng máy vi tính, được sự hướng dẫn ,tập huấn nhập các số liệu của các cán bộ phụ trách Phòng giáo dục &Đaò Tạo thành phố. b) Khó khăn: Đời sống nhân dân còn khó khăn, nhận thức về công tác giáo dục còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Do vậy việc động viên con em đi học chưa thật sự sát sao, việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc duy trì số lượng và nâng cao chất lượng dạy và học chưa thường xuyên, liên tục. Một số ít gia đình trên địa bàn phường chưa nhận thức đầy đủ về công tác Phổ cập giáo dục THCS, do đó trong quá trình cung cấp thông tin cho cán bộ điều tra còn thiếu chính xác, dẫn đến việc tổng hợp kết quả điều tra gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức. Mặt khác giáo viên biết sử dụng máy vi tính ít , việc nhập các số liệu vào máy tính còn chậm, Hai địa điểm trường THCS Nguyễn Bá Ngọc và Kim Đồng lại cách xa nhau, mà chỉ nhập số liệu một máy ở điểm Bá Ngọc nên tiến độ còn chậm so với kế hoạch II/ Quá trình chỉ đạo thực hiện năm 2007: 1) Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác điều tra tổng hợp : - Tham mưu với UBND Phường, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác phổ cập của Phường . Ban chỉ đạo gồm các ông ,bà sau: Bà : Trịnh Hải Yến - Phó chủ tịch – Trưởng BCĐ PCGD Bà : Nguyễn Ngọc Oanh - Q.Hiệu trưởng – Phó BCĐ PCGD Ông : Nguyễn Văn Dự - Hiệu trưởng TrườngTH Kim Đồng - Tổ trưởng PC Bà : Nguyễn Thị Phương - P. H. T trường Nguyễn Bá Ngọc - Tổ phó PC Bà : Phí Thị Thịnh - Cán bộ PCGD Kim Đồng - Uỷ viên Bà : Hoàng Thị Thái - Cán bộ PCGD Nguyễn Bá Ngọc - Uỷ viên Bà : Nguyễn Thị Thoa - Trung tâm cộng đồng phường - Uỷ viên - Uỷ viên - Tiến hành điều tra phổ cập của đơn vị theo công văn số 515 /PCGD về việc hướng dẫn công tác điều tra của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục THCS Thành Phố - Phối kết hợp tốt với các ban ngành đoàn thể trong xã để vận động hết số trẻ trong độ tuổi ra lớp. - Đầu tư cho các hoạt động nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục, nhằm hạn chế ở mức thấp nhất tỷ lệ học sinh lưu ban. Đặc biệt là việc ôn tập cho học sinh khối 9; Phấn đấu tỷ lệ tốt nghiệp đạt từ 95% trở lên. - Làm tốt công tác điều tra, tổng hợp biểu mẫu, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo quá trình chỉ đạo thực hiện và tờ trình đề nghị công nhận Phổ cập giáo dục THCS vào tháng 12 năm 2007. 2) Tổ chức thực hiện : Ban chỉ đạo xây dung kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các thành viên,giao nhiệm vụ cho hai trường THCS Nguyễn Bá Ngọc và tiểu học Kim Đồng tiến hành các nhóm điều tra và xuống từng hộ gia đình điều tra, huy động trẻ ra lớp. Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình,các đoàn thể tăng cường trách nhiệm, tạo điều kiện cho con em đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục Phân công giáo viên phụ trách công tác phổ cập ,giáo viên nhập các số liệu vào máy giúp ban chỉ đạo tổng hợp các số liệu làm cơ sở cho việc xây dung kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm. 2) Kết quả đạt được: (Đối chiếu với các tiêu chuẩn tại thời điểm tháng 12 /2007). Tiêu chuẩn 1: - Đạt chuẩn PCGD Tiểu học - CMC năm 1991. - Tổng số trẻ 6 tuổi vào lớp 1(năm học 2006/2007): 65/66. Đạt tỷ lệ: 98,5%. - Tổng số trẻ 11 – 14 tuổi tốt nghiệp Tiểu học : 310/311. Đạt tỷ lệ: 99,7%. - Tổng số trẻ TN T'H vào lớp 6 (năm học 2006/2007): 67/67. Đạt tỷ lệ:100%. - Cơ sở vật chất của nhà trường : Đảm bảo theo yêu cầu. Tiêu chuẩn 2 : - Số học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS (2 hệ) năm học 2006/2007 : - Tổng số thanh thiếu niên độ tuổi 15 -18 có bằng THCS (2 hệ): Đạt: Đạt tỷ lệ: 99,3 %. Đối chiếu với các tiêu chuẩn Quy định tại công văn số 26/2001/QĐ- BGD&ĐT ngày 05/07/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đơn vị Phường Tân Hòa đã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS tại thời điểm tháng 11 năm 2007. 3) Bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị : Để làm tốt công tác điều tra và tiến hành chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục THCS cần phải làm tốt một số công việc sau : - Làm tốt công tác điều tra hàng năm, nắm vững biến động về dân số để có kế hoạch phát triển giáo dục kịp thời. - Phối kết hợp thật tốt với các đoàn thể, gia đình, nhà trường để làm tốt công tác giáo dục trong các nhà trường theo hệ thống chính quy. - Cử cán bộ làm công tác Phổ cập giáo dục THCS chuyên trách có năng lực ở các nhà trường và địa phương. - Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thông tin tuyên truyền trong ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 05/9 hàng năm. - Đầu tư cho các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém để hạn chế ở mức thấp nhất số học sinh lưu ban. III/ Phương hướng công tác PCGD năm 2008: 1) Công tác điều tra và tổng hợp số liệu : - Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, công tác phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể để tổ chức tuyên truyền đến từng hộ gia đình hiểu rõ về công tác PCGD, giúp cho quá trình điều tra thu thập thông tin đảm bảo tính chính xác. - Phân công giáo viên điều tra đến từng hộ gia đình và tổng hợp số liệu điều tra vào các biểu mẫu theo đúng hướng dẫn của Ban chỉ đạo các cấp vào thời điểm cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm. - Lập danh sách theo dõi trình độ văn hoá của các đối tượng trong diện Phổ cập giáo dục THCS (từ 0 tuổi đến 18 tuổi) cho mỗi tổ nhân dân và yêu cầu cán bộ phụ trách công tác phổ cập thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ. - Duy trì và phối hợp tốt với hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể ở từng tổ nhân dân nhằm phát hiện và vận động kịp thời các đối tượng trong độ tuổi phổ cập bỏ học ở các trình độ trở lại lớp. 2) Công tác mở lớp : - Quy mô trường lớp năm học 2007 - 2008 : Lớp 1: 02 lớp – học sinh. Lớp 6: 02 lớp – 45 học sinh. Lớp 2: 02 lớp – học sinh. Lớp 7: 02 lớp – 29 học sinh. Lớp 3: 02 lớp – học sinh. Lớp 8: 02 lớp – 37 học sinh. Lớp 4: 02 lớp – học sinh. Lớp 9: 02 lớp – 43 học sinh. Lớp 5: 02 lớp – học sinh. - Công tác tuyên truyền - xã hội hoá giáo dục: Phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể trên địa bàn phường, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để vận động triệt để số học sinh bỏ học trong độ tuổi ra các lớp BTVH cấp 3. Duy trì tốt sĩ số của các lớp hiện có. 3) Nâng cao chất lượng giáo dục : Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu nhằm nâng cao từng bước chất lượng giáo dục của các nhà trường. Phấn đấu đạt tỷ lệ : Khối Hạnh kiểm Học lực Tốt Nghiệp Tốt Khá CCG Giỏi Khá TB Yếu Tiểu học THCS 4) Một số giải pháp: - Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học như : đủ phòng học, bàn ghế, phương tiện dạy học - Tạo điều kiện để giáo viên theo học các lớp Đại học tại chức nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp tập huấn của Sở và Phòng giáo dục và tham gia tự học,tự bồi dưỡng, thi chu kỳ và đổi mới phương pháp giảng dạy. - Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung nhằm năng cao chất lượng dạy và học. - Duy trì tốt sự hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng của địa phương; phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên Thị xã mở các lớp dạy nghề, vận động học sinh lớp 9 và các đối tượng đã học xong lớp 9 nhưng không học tiếp bậc THPT theo học góp phần nâng cao trình độ dân trí của địa phương, từng bước thực hiện công tác Phổ cập giáo dục THPT. Với các kết quả trên đây Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục THCS Phường Tân Hòa đề nghị Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục Thị xã Hoà Bình xem xét ra quyết định kiểm tra, công nhận đơn vị Phường Tân Hòa hoàn thành Phổ cập giáo dục THCS tại thời điểm tháng 12 năm 2007 và có định hướng chỉ đạo việc duy trì kết quả Phổ cập giáo dục THCS và công tác Phổ cập giáo dục THPTcho các năm tiếp theo. Nơi nhận: Phó Chủ tịch UBND Phường Tân Hòa - Như kính gửi Trưởng ban chỉ đạo PCGD THCS - Đảng uỷ, HĐND, UBND - Lưu hồ sơ BCĐ.

File đính kèm:

  • docBao cao PCGD .doc
Giáo án liên quan